Monday, April 6, 2009

BÔ-XÍT TÂY NGUYÊN - ĐÔI ĐIỀU VỀ SODIUM HYDROXIDE

Bauxite Tây Nguyên: Đôi điều về Sodium Hydroxide
K D.
Đăng ngày 5-4-2009
http://danchimviet.com/articles/1014/1/Bauxite-Tay-Nguyen-oi-iu-v-Sodium-Hydroxide/Page1.html
Lời giới thiệu: Phỏng theo lời của TS Nguyễn Thành Sơn trong bài Thảm họa dự án khai thác Bô-xít Tây Nguyên, “Công nghệ tuyển bô-xít thành alumina của VN dựa trên qui trình Bayer, bản chất của qui trình này là chuyển hoá ô xít nhôm ngậm nước trong quặng bô-xít bằng dung dịch kiềm nồng độ cao và ở nhiệt độ cao để thành aluminat natri. Thành phần khoáng vật của quặng nhôm trong trong quặng bô-xít có nhiều dạng khác nhau và có phản ứng rất khác nhau với dung dịch NaOH.” Một trong những chất thải của quá trình khai thác và chế biến Bôxít là chất kiềm ăn da Sodium Hydroxide. Sau đây là phần chuyển dịch dữ liệu hỏi và đáp về Sodium Hydroxide trên trang nhà của Cơ Quan Đăng Ký Hóa Chất Độc Hại và Bệnh Tật Hoa Kỳ (ATSDR) để nhấn mạnh thêm về mối nguy hại trên môi trường, đời sống, và sức khỏe con người.

Trọng điểm: Sodium hyroxide [còn được gọi là Hydroxit natri, xút, kiềm, hoặc xút ăn da] là một hợp chất chế biến. Nó có thể được tìm thấy trong một vài hóa chất tẩy rửa thông dụng trong gia đình. Ở mức độ rất thấp, hợp chất này có thể gây dị ứng da và mắt. Tiếp xúc với hợp chất này ở thể rắn hoặc thể lỏng với lượng dung hòa (concentration) cao sẽ dẫn đến kết quả bị bỏng nặng (severe burns) ở phần da, mắt, và hệ thống tiêu hóa đường ruột - cuối cùng có thể dẫn đến tử vong. Hợp chất này nằm trong ít nhất là 49 trong 1,585 danh sách hóa chất mà Cục Bảo Vệ Môi Trường (EPA) Hoa Kỳ đã nhận diện.

Sodium Hydroxide (NaOH;CAS# 1310-73-2) là gì?

Ở nhiệt độ trung bình (room temperature), sodium hydroxie là một tinh thể màu trắng (white crystalline) không mùi ở thể rắn với khả năng hấp thụ độ ẩm từ không khí. Đây là một hợp chất hình thành qua chế biến. Sau khi hòa tan trong nước hoặc trung hòa (neutralize) với acid, hợp chất này giải thoát một lượng nhiệt rất lớn, có thể đủ để làm cháy một vật dễ bắt lửa. Sodium hydroxide có tính chất xói mòn (corrosive) rất cao. Thường được dùng trong công nhiệp chế biến hoặc trong phòng thí nghiệm ở dạng tinh thể hoặc dung hòa trong nước ở liều lượng 50%. Trong Anh ngữ, còn được gọi là cautic soda (chất ăn da) hoặc lye (kiềm).
Sodium Hydroxide được sử dụng trong việc chế biến xà phòng, tơ nhân tạo, giấy, chất nổ, thuốc nhuộm, và các đồ dùng có chất dầu khác. Hợp chất này cũng được dùng để chế biến vải bông, hóa chất giặt giũ và tẩy rữa, hóa chất lau chùi kim loại hoặc chế biến kim loại, xi oxít (oxide coating), mạ điện, chiết phân điện (electrolytic extracting). Nó cũng thường được tìm thấy trong hóa chất thông ống nước hoặc lau chùi lò nướng.

Sodium Hydroxide sẽ có phản ứng gì khi được thải vào môi trường sống?

* Sodium hydroxide có khả năng phân nhỏ khi phản ứng với các hóa chất khác trong không khí.
* Sodium hydroxide phân tách trong nước thành Sodium cation (chất sodium ở dạng điện tích dương) và hydroxide anion (hydroxide ở dạng điện tích âm), làm giảm độ axít trong nước (tăng pH) trong nước.
* Nếu được thả vào trong đất, sodium hydroxide cũng sẽ phân tách thành các điện tích sodium và hydroxide khi tiếp xúc với độ ẩm trong đất.
* Sodium hydroxide không tích lũy trong thức ăn [như chất thủy ngân và các kim loại khác trong hải sản].

Tôi có thể tiếp xúc với Sodium hydroxide như thế nào?

* Số lượng nhỏ của hợp chất này có khi được dùng để chế biến các hóa chất dùng để làm thông ống nước thảy hoặc lau chùi lò nướng. Sử dụng các hóa chất gia dụng này, bạn sẽ tiếp xúc với hợp chất Sodium hydroxide.
* Nhân viên hãng xưởng công nghiệp chế biến hoặc sử dụng hợp chất này cũng có thể tiếp xúc với nó.

Sodium hydroxide ảnh hưởng đến sức khỏe của tôi như thế nào?

Sodium hydroxide có tính chất ăn mòn rất cao, có khả năng gây bỏng nặng ở bất kỳ bộ phận, hoặc mô, nào trong cơ thể khi tiếp xúc. Hít thở sodium hydroxide ở liều lượng thấp như bụi, bụi nước, hoặc hơi bốc lên có thể gây dị ứng mũi, họng, và tuyến hô hấp. Hít thở ở các liều lượng cao hơn có thể dẫn đến chứng sưng tấy, viêm, hoặc co thắt của tuyến hô hấp, gây khó khăn hoặc làm mất đi nhịp tim có thể đo được; chứng sưng phổi, viêm phổi cũng có thể xảy ra.
Nuốt tinh thể Sodium hydroxide vào bụng sẽ gây ói mửa lập tức, gây đau nhức vùng ngực và bụng, và gây khó khăn khi nuốt nước bọt. Lở loét ở vùng miệng, cổ, thực quản, và bụng xảy ra rất nhanh chóng và có thể dẫn đến việc đường tiêu hóa bị lủng, xuất huyết, và co thắt. Nhiều trường hợp được ghi nhận là tử vong xảy ra bởi sốc, nhiễm trùng ở các mô bị lở loét, suy phổi, hoặc mất nhịp tim.
Tiếp xúc với sodium hydroxide trên da có thể gây bỏng nặng với các vết lở loét rất sâu. Chứng đau nhức và ngứa ngáy sẽ xảy ra trong vòng 3 phút. Nhưng những phản ứng này có thể xảy ra sau vài giờ đồng hồ nếu tiếp xúc với hóa chất dung hòa ở mức độ loãng. Khi thấm vào mắt, sodium hydroxide sẽ gây đau nhức và ngứa ngái. Trong các trường hợp nặng, mắt sẽ kéo mây dẫn đến mù lòa.
Tiếp xúc dài hạn với hợp chất sodium hydroxide trong không khí sẽ dẫn đến chứng viêm mũi họng và chứng ngứa da kinh niên.
Chúng tôi không biết việc tiếp xúc với sodium hydroxide có ảnh hưởng gì đến việc sinh sản hay không.

Khả năng Sodium hydroxide gây nên ung thư là bao nhiêu?

Có các trường hợp ung thư thực quản được ghi nhận 15 đến 40 năm sau khi thực quản bắt đầu co thăt lại vì tiếp xúc với Sodium hydroxide. Nhưng dù vậy, những trường hợp này rất có thể gây nên bởi vi sự tiêu hủy của các mô trong cơ thể và sự hình thành của các vết sẹo trên mô thay vì bởi sự ảnh hưởng trực tiếp của chính sodium hydroxide.
Bộ Y Tế và Nhân Sự Hoa Kỳ (DHHS), Hội Nghiên Cứu Ung Thư Quốc Tế (IARC), và Cục Bảo Vệ Môi Trường (EPA) của Hoa Kỳ chưa công nhận Sodium Hydroxide là một hóa chất gây ung thư trực tiếp ở con người.
Các trường hợp khác được ghi nhận rằng ung thư thực quản rất cỏ thể sẽ xảy ra sau nhiều năm tiếp cận với hợp chất Sodium hydroxide ở mức độ có thể gây phân hủy tế bào da, các mô ở vùng miệng, cổ họng, thực quản. Nhưng đó không có nghĩa là hợp chất này làm một hóa chất gây ung thư. Bệnh ung thư có thể xảy ra trong quá trình sửa chữa các mô bị hủy hoại.

Sodium hydroxide ảnh hưởng đến trẻ em như thế nào?

Chưa có cuộc nghiên cứu nào được tiến hành về ảnh hưởng sức khỏa của trẻ em khi tiếp xúc với sodium hydroxide. Những ảnh hưởng nơi trẻ em được ghi nhận khi tiếp xúc với hợp chất này tương tự như những ảnh hưởng ở người lớn.
Chúng tôi không biết Sodium hydroxide có gây nên dị tật hay các chứng bệnh bẩm sinh khác nơi con người hay không.

Các gia đình có thể giảm nguy cơ tiếp xúc với sodium hydroxide như thế nào?

Nên lưu trữ các vật dụng gia đình có chất Sodium hydroxide ngoài tầm tay với của trẻ em.
Không nên chứa các hóa chất tẩy rửa có Sodium hydroxide trong các bình xịt, chai đựng màu mè gây sự chú ý của trẻ em, như chai Soda chẳng hạn. Vặn nắp kín khi lưu trữ.

Có cái test (kiểm tra) y học nào để xem tôi đã bị tiếp xúc với Sodium hydroxide hay không?

Hiện tại không có phương pháp khám nghiệm y học nào để xác nhận rằng một người đã và đang tiếp xúc với Sodium hydroxide.

Chính phủ (HK) có nghị định hoặc đề nghị gì để bảo vệ sức khỏe người dân hay không?

Cơ quan Quản Lý An Toàn Sức Khỏe Nghề Nghiệp (OSHA) đã quy định mức tối đa của Sodium hydroxide trong không khí nơi làm việc là 2 milligram cho mỗi mét khối không khí (2 mg NaOH / m3 không khí) đối với ca làm việc 8 giờ mỗi ngày, 40 tiếng mỗi tuần.
Cục An Toàn Thực Phẩm và Dược Phẩm (FDA) quy định mức tối đa của Sodium hydroxide trong thức ăn là ở 1% độ pha loãng.
--------------------------------------------------

Tài liệu tham khảo
Agency for Toxic Substances and Disease Registry (ATSDR). 2002. Managing Hazardous Materials Incidents. Volume III – Medical Management Guidelines for Acute Chemical Exposures:
Sodium Hydroxide. Atlanta , GA : U.S. Department of Health and Human Services, Public Health Service.

Mọi chi tiết khác xin liên lạc:

Cơ Quan Đăng Ký Hóa Chất Độc Hại và Bệnh Tật (HK)
Agency for Toxic Substances and Disease Registry
Division of Toxicology
1600 Clifton Road NE , Mailstop F-32
Atlanta , GA 30333
Phone: 1-888-42-ATSDR (1-888-422-8737)
FAX: (770)-488-4178
Email:
ATSDRIC@cdc.gov

No comments: