Wednesday, March 25, 2009

TRUNG HOA PHÁ BĨNH HẢI QUÂN HOA KỲ

Trung Hoa Phá Bĩnh Hải Quân Hoa Kỳ

China Punks The USN

March 16, 2009 - www.strategypage. com

http://www.strategypage.com/militaryforums/16-1242.aspx

TD chuyển ngữ

http://www.doi-thoai.com/baimoi0309_309.html

Mới đây Trung Hoa khuấy động giới ngoại giao quốc tế bằng một vụ gây rối cho một tàu thăm dò đại dương Hoa Kỳ tên là Impeccable, lúc đang thi hành công tác trong vùng biển gần bờ biển Trung Hoa. Tàu Mỹ lúc đó vị trí cách Trung Hoa 120 km như vậy là nằm trong hải phận quốc tế. Luật quốc tế hiện hành là Hiệp định 1994 về lãnh hải thừa nhận 22 km từ ngoài khơi tới bờ là thuộc chủ quyền của quốc gia gần nhất. Như vậy có nghĩa là tàu bè không thể vào trong hải phận đó mà không được phép trước. Hơn thế, vùng biển trong khoảng 360 km cách bờ được coi là vùng đặc quyền kinh tế Exclusive Economic Zone (EEZ) thuộc về quyền của quốc gia gần nhất. Quốc gia nắm đặc quyền kinh tế đó kiểm soát việc đánh cá và khai thác tài nguyên thiên nhiên (phần nhiều liên quan tới dầu hỏa và khí đốt) trong lòng biển. Thế nhưng các quốc gia giữ đặc quyền kinh tế phải tôn trọng quyền tự do đi qua hoặc việc đặt các đường ống hay các đường dây điện ngầm dùng trong viễn thông. Trung Hoa thì cho rằng tàu Impeccable đang hoat động gián điệp (bởi vì ở gần khu vực đó là một căn cứ tàu ngầm lớn của Trung Hoa). Nhưng hiệp ước 1994 không hề quy định gì đến điều này. Trung Hoa chỉ giản dị làm một việc mà họ đã làm hàng chục thế kỷ rồi, đó là bắt buộc các nước láng giềng hay bất cứ ai đi vào những vùng mà họ tự nhận là thuộc quyền kiểm soát của họ phải làm theo lệnh họ.

Trong hai thế kỷ vừa qua, Trung Hoa đã không còn được quyền hành xử những quyền “cố hữu” của họ trong vùng biển lân cận nữa vì hải lực của các nước khác mạnh hơn (lúc đầu thì bị các tàu buồm trang bị đại bác tối tân, rồi đến thế kỷ thứ 19 thì lại có các tàu sắt của Nhật bản). Tuy nhiên từ ngày Cộng Sản lên nắm quyền 60 năm nay thì Trung Hoa lại bắt đầu dùng cường lực để lấy lại quyền kiểm soát trước kia (kéo dài hàng nhiều thế kỷ) thuộc quyền sanh sát của “thiên triều Trung Quốc”, trung tâm của vũ trụ. Trung Hoa đặc biệt quan tâm đến quần đảo Trường Sa, một quần đảo gồm hơn 100 đảo nhỏ, đảo san hô ngầm, và các đảo san hô nhỏ diện tích đất đai chỉ khoảng 5 cây số vuông, nhưng trải dài hơn 410 ngàn cây số vuông trong biển đông. Quần đảo này được coi là một nơi sản xuất nhiều hải sản nhất thế giới, nơi đây cũng được coi là có mỏ dự trữ dầu và khí đốt khổng lồ. Nhiều quốc gia tranh giành chủ quyền ở đây. Khoảng 45 đảo bây giờ đang có một số nhỏ lực lượng quân sự chiếm giữ. Trung Hoa tự nhận chủ quyền trên toàn thể quần đảo, nhưng chỉ đóng giữ trên 8 đảo, Việt Nam cắm mốc hoặc đóng quân trên 25 đảo, Phi Luật Tân 8, Mã Lai Á 6 và Đài Loan 1.

Đài Loan mới đây xây một phi đạo dài 1.150m, rộng 30m trên đảo Itu Aba, 500 km về phía nam. Người Đài Loan gọi đảo này là đảo Taiping. Đảo Itu Aba một trong những đảo lớn nhất trong quần đảo khoảng 120 mẫu Anh (1 mẫu Anh rộng khoảng 0,4 hecta) khoảng 489.600 mét vuông. Đảo này thuộc về Đài Loan từ năm 1950 vẫn dùng làm một trạm nghỉ cho ngư phủ Đài Loan. Việt Nam cũng giành đảo này và đặt tên là đảo Thái Bình. Đài Loan từ lâu đã giữ một lực lượng quân đội nhỏ trên đảo và phi đạo mới này củng cố thêm sự kiểm soát của Đài Loan. Việt Nam, hiện chiếm giữ nhóm đảo lớn nhất của quần đảo, và Phi Luật Tân, vốn cũng đòi quyền làm chủ đảo Itu Aba cả hai đều phản kháng mạnh mẽ. Việt Nam trước đó đã sửa sang một phi đạo cũ của chính phủ Nam Việt Nam trên đảo Trường Sa (Big Spratly).

Vào năm 1988, hải chiến giữa Trung Hoa và Việt Nam xẩy ra. Trung Hoa đã bắn chìm một tàu chở binh sĩ tới một trong những đảo đang tranh chấp chủ quyền. Sau chiến thắng này, Trung Quốc đã thiết lập thêm trại đóng quân trên một số đảo khác. Vào năm 1992, thủy quân lục chiến Trung Hoa đổ bộ lên đảo san hô Da Lac. Vào 1995, thủy quân lục chiến Trung Hoa chiếm đảo Mischief, một đảo mà Phi Luật Tân cho là mình có chủ quyền.

Chiến tranh trong vùng này có thể sẽ bùng nổ vì một tranh chấp về một đảo không người ở. Nguyên nhân của chiến tranh thường là những tranh chấp về biên giới. Chỉ cần một quốc gia cảm thấy mình bị thiệt thòi vì không đồng ý với nhau là biên giới phải ở chỗ nào. Với các đảo tình trạng căng thẳng cũng tương tự như vậy. Trên thế giới có cả hàng chục đảo trong tình trạng tranh chấp như vậy. Phần lớn đều không phải là những tranh chấp nóng bỏng, ngoại trừ một sự kiện đáng kể là một hiệp ước quốc tế (Luật Lãnh Hải) cho phép bất cứ ai làm chủ cái đảo đó thì được quyền đánh cá, quyền khoan dầu xung quanh cái đảo nhỏ bé đó suốt một khoảng biển bán kính 360 km!

Như vậy ngoài những liên hệ lịch sử và niềm hãnh diện về mối liên hệ lịch sử đớ, cái nguyên do chính khiến người ta đòi chủ quyền trên những hòn đảo nhỏ nhí đó phải là việc có quyền được kiểm soát các hải trình, xác định khu đặc quyền kinh tế, trong vài trường hợp lợi tức do khai thác kỹ nghệ du lịch, và khai thác mỏ dầu đồn đại trong phần lớn những vùng đó. Dưới đây là bảng danh sách của những đảo lớn đang tranh chấp (cùng với các quốc gia tự nhận giữ chủ quyền các đảo đó.

­ Padra Branca Islands, do Malaysia & Singapore

­ Sipadam & Ligatan Islands, do Malaysia & Indonesia – tranh chấp này có vẻ sẽ gây rối loạn trong vùng trong tương lai gần

­ Louisa Reef, do Malaysia & Brunei.

­ Quàn đảo Hoàng Sa, do Trung Hoa, Đài Loan, và Việt Nam đều đòi chủ quyền. Vào năm 1974, Trung Hoa hải chiến với Việt Nam Cộng Hòa gần đảo Hoàng Sa, chiếm giữ đảo này sau khi bắn chìm một trong bốn chiếc và đưổi được mấy chiếc kia ra khỏi vùng. Mới đây Trung Hoa đã nới rộng các cơ sở quân sự trên những hòn đảo nhỏ nhí này. Trong số các cải tiến đáng chú ý nhất là việc mở rộng cơ sở kiểm báo điện tử và nối dài thêm sân bay bây giờ có khả năng yểm trợ cho các chiến đấu cơ SU-30. Vài bồn xăng lớn, Có khoảng một ngàn quân lính đóng ở đó.

­ Sabah do Phi Luật Tân và Malyasia tranh chấp. Đây là một tỉnh thuộc Malaysia nhưng Phi Luật Tân nói là vào thập niên 1870 đã nhượng cho Vua xứ Sulu (bây giờ là thuộc lãnh thổ của Phi Luật Tân)

Trong một vài đảo thỉnh thoảng cũng có một số tranh chấp về việc ai có bổn phận phải lo việc bảo trì các trợ giúp hải hành. Tất cả các quốc gia tranh chấp trong vùng này đều hiểu rằng chính Hải Quân Hoa Kỳ là có quyền quyết định tối hậu về việc người kiểm soát khu nào. Từ lâu người ta vẫn sợ rằng cuối cùng thì thế nào Trung Hoa sẽ tranh giành quyền đó và chuyện xô xát ngày mùng 8 tháng 3 với một tàu không võ trang Hoa Kỳ có lẽ là màn đầu của một cuộc giằng co lâu dài trên biển. Mấy ngày gần đây, Trung Hoa và Hoa Kỳ mỗi bên đều gửi chiến hạm tới vùng tranh chấp. Khu trục hạm hộ tống sẽ bảo vệ tàu Impeccable. Chiến hạm hải quân Trung Hoa bắt đầu tuần tiễu trong vùng.

TD chuyển ngữ

Ghi chú: Link dưới đây trình chiếu video cảnh tàu Trung Cộng khiêu khích tàu Impeccable: http://www.google.com/search?sourceid=navclient&ie=UTF-8&rlz=1T4ADBR_enUS257US263&q=Impeccable+ship

No comments: