Monday, March 23, 2009

THÊM MỘT NGUỒN DƯ LUẬN VỀ DỰ ÁN BÔ-XÍT

Một kế hoạch khai mỏ thử thách những người hoạch định chính sách của Việt Nam

Trung Quốc tìm cách phát triển những mỏ bauxite trong khu vực có tính chất nhạy cảm về môi trường và xã hội

Anh Le Tran

Thứ Hai, ngày 23-3-2009

http://asiasentinel.com/index.php?option=com_content&task=view&id=1782&Itemid=238

Những khoa học gia về môi trường và các nhà khoa học xã hội người Việt Nam đang gia tăng mối quan ngại ngày càng nhiều trước sự dính líu tới môi trường, xã hội, kinh tế và chính trị về một kế hoạch của chính phủ cho phép các công ty người Trung Quốc đang đói khát tài nguyên khoáng sản được phát triển những dự án khai thác bauxite khổng lồ trên vùng Cao nguyên Trung phần.

Việt Nam được đánh giá có tới 8 tỉ tấn quặng bauxite, thứ được sử dụng để chế biến ôxit nhôm, một thứ bột trắng được nung chảy ra để sản xuất ra nhôm. Hai dự án lớn khai thác bauxite và sản xuất ôxit nhôm đã được khởi công tại hai tỉnh Lâm Đồng và Đắc Nông. Nước này đã và đang dự tính sẽ phải cần tới 20 tỉ đô la đầu tư từ bây giớ cho tới năm 2025 để sử dụng nguồn tài nguyên này.

Người Trung Quốc tham gia

Ý tưởng khai thác nguồn tài nguyên bauxite dồi dào nầy không phải là mới. Cách đây khá lâu, ngay từ những năm 1980, khi Việt Nam còn là một thành viên của Hội đồng Tương trợ Kinh tế (CMEA), một khối kinh tế được Liên Xô và các quốc gia cộng sản Đông Âu thành lập, Việt Nam đã đưa ra trước CMEA một chương trình khai thác bauxite. Thế nhưng sau khi các chuyên gia Sô Viết nghiên cứu về tính khả thi của chương trình, thì CMEA đã khuyến cáo phản đối lại ý tưởng này, chủ yếu do những quan ngại nguy hiểm cho môi trường.

Những mối quan ngại này vẫn không mất đi hẳn. Điều duy nhất đã thay đổi là cường độ của sự chống đối và sự gia tăng gấp bội của những mối quan ngại khác cũng như những khoa học gia về môi trường và các nhà khoa học xã hội đã rung những hồi chuông cảnh báo về những huỷ hoại tiềm tàng.

Việc khai thác mỏ bauxite liên quan tới sự thải ra của các chất độc hại, các chất nầy phải được lưu giữ một cách an toàn và vĩnh viễn. Tuy nhiên, địa hình vùng Cao nguyên Trung phần làm cho nó khó khăn hơn để cất giữ một cách an toàn loại bùn thải độc hại này để tránh làm ô nhiễm các khu vực xung quanh và các nguồn nước ở vùng hạ lưu. Thêm vào đó, những người chỉ trích nhìn thấy nguy cơ cao đối với tình hình mà trong đó các công ty Trung Quốc đã giành được cả hai gói thầu để xây dựng hai nhà máy luyện ôxit nhôm lớn (trị giá gần 500 triệu đô la mỗi công trình) và sẽ có khả năng sẽ hùn hạp vào trong tiếp các dự án khác nữa.

Mối lo ngại là các kỹ thuật khai thác mỏ bô xít (của người Trung Quốc) không phải là những thứ có sẵn tốt nhất. ông Nguyễn Thanh Sơn, một chuyên gia của Việt Nam trong lĩnh vực này và là một trong những người phản đối mạnh mẻ nhất kế hoạch này, đã nói rằng phía Trung Quốc đã giành được những gói thầu là nhờ phía Việt Nam hạ thấp các tiêu chuẩn kỹ thuật với mục đích để cho các công ty Trung Quốc có thể đưa ra những giá đầu thầu hấp dẫn .

Chính bản thân người Trung Quốc đã và đang đối mặt với những vấn nạn môi trường nguy hiểm gắn liền với hoạt động khai thác mỏ bauxite, thúc đẩy họ đi tới đóng cửa nhiều khu mỏ bô xít tại tỉnh Quảng Tây thậm chí trong khi nhu cầu bauxite đang gia tăng. Bởi vậy, một số người chỉ trích xem mức độ liên quan cao độ của Trung Quốc vào những dự án bauxite ở Việt Nam như là một hình thức xuất khẩu sự xói mói và hủy hoại của môi trường trong khi vẫn cố gắng bảo đảm có được nguồn cung cấp bô xít mới.

Về mặt hiệu quả kinh tế, những dự án này không có vẻ ổn thỏa thậm chí với một sự phân tích đơn giản về phí tổn bỏ ra và lợi ích thu được. Vùng Cao nguyên Trung phần là xứ sở của các vụ mùa mang lại tiền bạc như cà phê, chè và cao su, những vụ thu hoạch nầy đã giúp kiếm được những số lượng gia tăng về ngoại tệ có giá trị cao xuyên qua việc xuất khảu. Tuy nhiên, sự tồn tại của các sản phẩm trồng trọt này sẽ gặp nguy hiểm lớn do hai yếu tố then chốt sau đây.

Thứ nhất, càng có nhiều dự án được thực hiện, thì càng có nhiều đất đai sẽ bị phát quang cho việc khai thác mỏ và chứa bùn thải độc hại. Sau khi quặng bauxite được khai thác lên, đất đai sẽ không còn thích hợp cho cây trồng phát triển nếu như không có những giải pháp cứu chữa tốn kém lâu dài.

Điều thứ nhì, việc khai thác mỏ bauxite và chế biến bột nhôm đòi hỏi nhiều nước, mà nước là thứ có tính chất hạn chế tại vùng này. Như một hậu quả, lượng nước có sẵn dành cho trồng trọt sẽ bị suy giảm ghê gớm, dẫn tới những vụ thu hoạch mùa màng tồi tệ hơn.

Hai yếu tố khai hoang đất đai và thiếu nước cùng nhau làm gia tăng mối lo lắng ám ảnh của sự mất mát tiềm tàng lợi thế có tính cạnh tranh của miền nầy trong việc gia tăng nguồn thu nhập ngoại tệ từ mùa màng và kìm hãm khả năng phát triển một lợi thế cạnh tranh mới trong lĩnh vực du lịch kinh tế, thứ nầy hiện đang ngày càng phổ biến trên thế giới.

Những cái giá phải trả về kinh tế thậm chí sẽ lớn hơn nhiều khi những yếu tố tiêu cực bên ngoài, bao gồm sự xuống cấp của môi trường, được tính gộp lại với nhau.

Mặc khác, những lợi ích cho việc khai thác mỏ bô xít là rất đáng nghi ngờ. Dữ kiện chỉ ra rằng với cùng một mức độ đầu tư, tỉ lệ lợi nhuận của một dự án bauxite là kém xa so với việc trồng cà phê. Hơn nữa, để cạnh tranh, việc sản xuất bột nhôm đòi hỏi một nguồn điện năng rẻ và có sẵn mà Việt Nam hiện không có và điện sẽ không có trong bất cứ khoảng thời gian gần nào trước mắt.

Với tình trạng thiếu thốn điện năng triền miên, việc chuyển dịch sử dạng năng lượng hướng tới sản xuất bột nhôm theo kiểu này sẽ càng làm trầm trọng thêm vấn nạn thiếu điện, đẩy những loại sản xuất khác đi tới cơ nguy thiếu hụt.

Liên quan tới các tác động xã hội và chính trị, việc thi hành với quy mô lớn những dự án bauxite sẽ cách ly khỏi xã hội hơn nữa những nhóm sắc dân thiểu số trong khu vực nầy khi không gian sinh sống dựa vào trồng trọt của học bị suy giảm ghê gớm, với tiềm ẩn tạo nên căng thẳng xã hội trong một vùng vốn đã mang tính chất nhạy cảm.

Thêm vào đó, sự hiện diện của những công nhân Trung Quốc liên quan tới khai thác bauxite trong vùng chiến lược quân sự này đã và đang tạo nên một cảm giác bất an trong số nhiều người Việt nam.

Ở những điều kiện dưới mức bình thường, những phản ứng và hành động của chính phủ đã là không thích hợp. Vào tháng 11-2007 [1], Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký một chỉ thị tán thành kế hoạch khai thác, chế biến và sử dụng bauxite. Tuy nhiên, từ những năm trước đó cho đến năm 2007, đã không có bất cứ sự đánh giá môi trường có tính chiến lược nào được chuẩn thuận để khẳng định rằng những tác động gây ảnh hưởng lên môi trường của kế hoạch khai chác bauxite này là phù hợp với các luật lệ về môi trường của Việt Nam.

Vinacomin, doanh nghiệp được làm chủ bởi nhà nước phụ trách việc thực hiện kế hoạch này, đã tổ chức hai hội nghị vào năm 2007 và 2008 để tiên lượng và đánh giá những tác động của các dự án bauxite nầy. Trong thời gian diễn ra những sự kiện này, nhiều chuyên gia Việt Nam đã diễn tả những mối quan ngại sâu sắc nhất về khía cạnh những tác động tiêu cực nghiêm trọng của kế hoạch. Tuy nhiên, chẳng có gì quan trọng được được đúc kết lại để đương đầu với những mối lo ngại này kể từ khi các dự án nầy vẫn đang được thực hiện rồi.

Đối diện với những thái độ chống đối vẫn đang tiếp diễn, Thủ tướng Dũng đã tổ chức một cuộc họp để thảo luận về các vấn đề liên quan tới dự án khai thác bauxite vào đầu tháng Một năm 2009. Ông Dũng đã kết luận bằng cách ra lệnh cho Bộ Công Thương xin phép bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam được tiếp tục các dự án và yêu cầu Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tổ chức một hội nghị khoa học để thảo luận các đề tài này.

Mặc dù hội nghị đã được hoạch định vào một thời điểm nào đó trong nửa đầu tháng 4- 2009, ông Hải đã loan báo vào tuần trước rằng các dự án ở Lâm Đồng và Đắc Nông sẽ được tiếp tục theo như kế hoạch. Điều đó đã thúc đẩy các nhà quan sát dấy lên nghi vấn ràng nếu hội nghị đưa ra được bất cứ thay đổi có ý nghĩa nào, thì những thay đổi ấy sẽ được chấp nhận bởi chính phủ hay không.

Căn cứ vào những phản ứng của chính phủ, một điều rõ ràng là: họ đang có một mục đích chính trị đã được xác định rất rõ ràng để thực hiện kế hoạch khai thác chế biến bauxite dầu phải đối mặt với sự phản đối. Câu hỏi đặt ra là tại sao (đảng) lại có một mục đích chính trị mạnh mẽ đến như vậy được dành cho một kế hoạch có vẻ như là sai lầm.

Những người chỉ trích đã nghĩ ra một vài câu trả lời khả dĩ. Câu trả lời thường được đề cập đến nhiều nhất là ảnh hưởng của Trung Quốc thông qua kênh chính trị ở cấp cao nhất.

Điều thực sự hơn thua vào lúc này là liệu chính quyền Việt Nam có được lòng can đảm về mặt chính trị để mời tất cả những người liên quan trong vấn đề bô xít tham dự, bàn bạc và sửa chữa những sai lầm trong kế hoạch nầy trước khi điều ấy quá muộn hay không.

Ông Anh Le Tran giảng dạy kinh tế và quản lý tại Đại học Lasell College ở Massachusett, Hoa Kỳ.

[1] đúng ra tháng 11-2008

23/03/2009 by hoangtran204

http://anhbasam.wordpress.com/

——————————————-

Asia Sentinel

A Mining Plan Tests Vietnam’s Policymakers

Written by Anh Le Tran

Monday, 23 March 2009

http://asiasentinel.com/index.php?option=com_content&task=view&id=1782&Itemid=238

No comments: