Tuesday, January 20, 2009

BỊ ĐẨY MỚI PHẢI ĐI

Bị Đẩy, Mới Phải Đi?
TRẦN KHẢI
Việt Báo Thứ Ba, 1/20/2009, 12:00:00 AM
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=2&nid=139851
Nhà nứớc CSVN vẫn luôn luôn nói giáo dục là ưu tiên, trong đó giáo dục bậc đại học cần đổi mới để bước lên đẳng cấp quốc tế. Nhưng thực tế, có phải chính phủ Hà Nội muốn sớm tăng tốc đổi mới, hay là vẫn trì kéo muôn năm tư tưởng Hồ Chí Minh?

Bởi vì ngu dân là chính sách thường được các chế độ sử dụng để dễ cai trị, thậm chí như trường hợp các nước cộng sản và độc tài vẫn ưa thích muốn người dân không cần mở mang trí tuệ, vì lý luận đã có Ban Khoa Giaó Trung Ương lý luận giùm, và kiến thức cũng cần có lề phải do Bộ Văn Hóa Thông Tin điều hướng. Thậm chí tới mức, một Thứ Trưởng CSVN mấy tuần trứơc mới nói rằng dân chúng không cần tự do báo chí làm chi, bởi vì căn bản là chỉ cần cơm no áo ấm.

Nhưng nếu những cáí đầu của giới trí thức chỉ loanh quanh với lý thuyết Mác Lê, thì quê nhà rồi sẽ dẫn tới đâu? Hay là nhà nứơc CSVN chỉ chịu đi tới, khi bị các áp lực thúc đẩy phaỉ đi? Đó là chỗ chúng ta đang suy nghĩ.

TS Phạm Duy Nghĩa (ĐH Quốc gia Hà Nội) trả lời phỏng vấn trên báo SVVN số ngày 10-12-2008 đã cho thấy chính phủ CSVN thực ra vẫn do dự.

Câu hỏi của phóng viên Tuệ Lâm lúc đó là, “Một thời, dư luận rùm beng việc xây dựng đại học đẳng cấp quốc tế, rồi mọi thứ lại chìm vào im lặng. Ông nghĩ sao về điều này?”
Và câu trả lời của TS Phạm Duy Nghĩa là, “Trong cạnh tranh, các trường đẳng cấp sẽ xuất hiện, đừng có dựng nó lên. Tuy nhiên, nếu thiếu sự hỗ trợ và định hướng của nhà nước thì cũng khó hình thành. Ví dụ, nếu ĐH Thanh Hoa không có sự hỗ trợ của nhà nước Trung Quốc thì khó mà có danh tiếng như bây giờ. ĐH Tokyo cũng được Nhật hoàng hỗ trợ rất lớn. Các quốc gia đều có những trường mà Nhà nước đặt niềm tin ở đó. Những trường đó hình thành dựa trên chính sách công dồn tiền vào để xây dựng cơ sở vật chất, dữ liệu, thư viện, trả lương cho người giỏi...”

Có phảỉ đây là lời trấn an để xin nhà nước hỗ trợ đổi mới giaó dục đaị học như Trung Quốc và Nhật Bản?Một bản tin trên Đaì VOA hôm Thứ Hai 19-1-2009 đã cho thấy một diễn tiến mới, mà kẻ bảo thủ có thể gọi là Hà Nội chấp nhận “diễn biến hòa bình.”
Bản tin VOA viết:

“3 tập đoàn Hoa Kỳ xúc tiến thành lập ĐH tư theo mô hình Mỹ ở VN
Ba tập đoàn của Hoa Kỳ đang xúc tiến việc thành lập một trường đại học tư theo mô hình của Mỹ tại Việt Nam.
Theo tin của Đài Tiếng Nói Việt Nam và của trang tin điện tử báo Sài Gòn Giải Phóng, Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak vừa loan báo việc xúc tiến thành lập trường đại học tư theo mô hình của Mỹ như vừa nói, đồng thời cho biết sinh viên Việt Nam học giỏi sẽ được thu nhận vào trường đại học này.
Tin cho hay Đại Sứ Hoa Kỳ còn cho biết Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ việc nâng cao chất lượng giáo dục tại cấp bậc đại học ở Việt Nam qua chương trình đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, ứng dụng công nghệ thông tin và thực thi các chương trình hỗ trợ giáo dục.
Tin của Sài Gòn Giải Phóng cho hay đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam đã lập lại lời cam kết của chính phủ Mỹ là trong tương lai sẽ dành mọi sự dễ dàng cho công tác thực tập của sinh viên Việt Nam trong các công ty Mỹ, đồng thời tăng số lượng sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ.” (hết trích)

Có nghĩa là tư bản Mỹ bắt đầu nhúng tay vào giaó dục đaị học VN. Thế còn tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ để ở học trình nào? Tiểu học, hay trung học, hay chuyên ngành cho Bộ Công An học?

Một thời, chúng ta còn nhớ rằng chính nhà nứớc vaì năm trứơc, qua lời GS Đỗ Trần Cát, Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước, hồi năm 2005 đã nhìn nhận rằng, Giáo dục đại học Việt Nam ngày càng bết bát, và giaó sư Cát đã để laị một câu nói trứ danh trên mặt báo Hà Nội về giaó dục đaị học VN là “Càng đổi mới, càng thụt lùi.”

Bây giờ thì, Biển Đông bị chiếm nhiều đảo, vây khắp mạn Biển Đông và cả từ vùng đất núi rừng phía Tây Trường Sơn, nhà nứớc Hà Nội mới lo vùng vẫy để thoát ra.

Tuy nhiên, có thể thấy rằng chính áp lực qúôc tế đã buộc Hà Nội phaỉ nới gọng kềm để cho tư bản qúôc tế vào mở trường đaị học.

Báo SVVN số nêu trên, bài viết nhan đề “Giáo dục đại học của Việt Nam và mốc 1/1/2009: Sinh viên muốn được đối xử như người lớn” đã cho biết rằng thực ra CSVN mở cửa đại học chỉ vì đó là cam kết với qúôc tế từ lâu rồi. Bây giờ nứớc tới chân mới nhảy, mới chịu hé hé cửa cổng trường.

Bài báo viết, trích:
“Việt Nam (VN) sẽ mở cửa giáo dục đại học (ĐH) theo cam kết khi gia nhập của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ đầu năm 2009. Trong cam kết này, dịch vụ giáo dục được đặt bên cạnh những dịch vụ khác như y tế, viễn thông, phân phối, vận chuyển... SVVN đã có cuộc trò chuyện với TS Phạm Duy Nghĩa (ĐH Quốc gia Hà Nội) trước thời điểm quan trọng này.“ (hết trích)

Như thế, đã quá lố cột mốc thời gian phảỉ mở cửa cả ba tuần lễ rồi. Không chỉ cam kết với WTO là sẽ mở cửa giaó dục, mà còn mở cửa đủ thứ như y tế, viễn thông, phân phối, vận chuyển...

Nhưng điều chúng ta quan tâm là chính phủ CSVN sẽ kiểm soát sinh viên qua cơ chế đoàn và đảng sẽ hiệu lực tới đâu? Và Hà Nội học được những gì từ Bắc Kinh qua cách kiểm soát quyền lực, và kềm chặt dân chủ?

Tình hình này cho thấy một thực tế rằng, nhà nứơc CSVN chỉ nới lỏng ra nếu có áp lực qúôc tế. Ngay cả khi mở cửa giaó dục Đạị Học, không phaỉ là vì thương dân, thương thế hệ trẻ... mà chỉ vì đã quá hạn mà WTO đặt ra rồi.

Cuộc chiến vì tự do dân chủ rồi cũng sẽ như thế. Không thúc ép, nhà nứơc CSVN không bao giờ mở lòng từ bi mà đổi mới. Còn như thuần tuý tin rằng các chính sách đổi mới naỳ tất sẽ dẫn tới dân chủ tự do, thì đó laị là chuyện rất là xa, phải rất nhiều thế hệ “diễn biến hòa bình” mới xong.

Cứ xem như Trung Quốc. Mở cửa đã nhiều năm rồi, mà quyền lực vẫn chuyên chính độc đảng. Thế cho nên, không thúc ép, các chế độ này sẽ không chịu nhúc nhích bao giờ.


No comments: