Trung Quốc truy quét
lĩnh vực tài chính: từ thu nhập rủng rỉnh trở thành 'lũ chuột nhắt'
Fan Wang
BBC
News
11
tháng 10 2024, 14:52 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c62dernjeyno
"Giờ
trong đầu tôi xuất hiện suy nghĩ, bản thân mình rõ ràng đã chọn sai nghề."
Tiêu
Thâm*, một người đang làm việc cho một công ty quản lý tài sản tư nhân ở Thượng
Hải, trung tâm tài chính của Trung Quốc, cho biết anh đã trải qua một năm khó
khăn.
Trong
năm đầu tiên đi làm, anh cho biết đã nhận được gần 750.000 nhân dân tệ (hơn 2,6
tỷ đồng). Tiêu Thâm chắc chắn là mình sẽ sớm đạt đến cột mốc 1 triệu nhân dân tệ
(3,5 tỷ đồng).
Ba
năm sau, anh chỉ kiếm được một nửa số tiền mà mình từng nhận được. Tiền lương của
anh bị đóng băng vào năm ngoái và tiền thưởng hằng năm, vốn chiếm phần lớn
trong thu nhập, cũng bị bốc hơi.
Ánh
hào quang của ngành công nghiệp tài chính trở nên mờ dần, anh cho biết. Nghề
này từng khiến anh "cảm thấy thật hào nhoáng".
Nhưng
giờ đây, anh chỉ là "một con chuột nhắt tài chính", một tên gọi mà
anh cùng những người cùng ngành bị mỉa mai trên mạng.
Một nền kinh tế từng
rất thịnh vượng của Trung Quốc, với viễn cảnh tươi sáng, hiện đang bị trì
trệ. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã trở nên quan ngại về vấn đề tài sản cá
nhân và thách thức về bất bình đẳng ngày càng trở nên sâu sắc.
Các
cuộc trấn áp các tỷ phú và doanh nghiệp, từ bất động sản đến công nghệ, tài
chính đã và đang được tiến hành kèm theo các thông điệp kiểu xã hội chủ nghĩa về
chịu đựng gian khó và phấn đấu vì sự thịnh vượng của Trung Quốc. Thậm chí những
người nổi tiếng cũng được yêu cầu bớt khoe của trên mạng.
Người
dân được tuyên truyền rằng lòng trung thành với Đảng Cộng sản và đất nước quan
trọng hơn tham vọng cá nhân, nhân tố vốn đã giúp tạo sự chuyển biến cho xã hội
Trung Quốc trong vài thập kỷ qua.
·
Thủ tướng Lý Cường đến
Việt Nam sau vụ Trung Quốc tấn công tàu cá: Biển Đông ở đâu trên bàn nghị sự?10 tháng 10 năm 2024
·
Tập Cận Bình lo về
kinh tế, người dân Trung Quốc thì sao?2 tháng 10 năm 2024
·
Đường sắt Việt Nam nối
với Trung Quốc: Lợi hại thế nào và liệu có khả thi?7 tháng 10 năm 2024
Lối
sống sang chảnh của Tiêu Thâm hẳn đã bị ảnh hưởng từ sự thay đổi 180 độ này.
Anh đã thay đổi kỳ nghỉ từ châu Âu sang lựa chọn rẻ hơn: Đông Nam Á.
Và
anh cho biết bản thân "thậm chí không dám suy nghĩ" về việc tiếp tục
mua đồ hàng hiệu như "Burberry hay Louis Vuitton".
Nhưng
ít ra thì những nhân viên bình thường như anh lại ít gặp rắc rối với luật pháp.
Hàng chục quan chức tài chính và quản lý ngân hàng đã bị bắt giữ, bao gồm cựu
chủ tịch của Ngân hàng Trung Quốc (Bank of China).
Hôm
thứ Năm 10/10, cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Nhân dân (tức Ngân hàng Trung ương)
Phạm Nhất Phi đã bị kết án tử hình, với 2 năm được hoãn thi hành án, theo truyền
thông nhà nước.
Ông
Phạm bị buộc tội nhận hối lộ hơn 386 triệu nhân dân tệ (hơn 1.365 tỷ đồng).
Lĩnh
vực tài chính-ngân hàng đang chịu nhiều áp lực. Trong khi rất ít công ty công
khai thừa nhận điều này, việc cắt giảm lương trong lĩnh vực ngân hàng và các
công ty đầu tư đang là chủ đề được bàn luận sôi nổi trên mạng xã hội Trung Quốc.
Các
bài đăng trên mạng xã hội về giảm lương đã thu hút hàng triệu lượt xem trong những
tháng gần đây. Và các hashtag như "rời lĩnh vực tài chính để kiếm việc
khác" và "nghỉ việc tài chính" đã thu hút hơn 2 triệu lượt xem
trên nền tảng mạng xã hội đông người dùng Tiểu Hồng Thư.
Một
số người làm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đã bị giảm thu nhập kể từ khi đại
dịch Covid bùng phát, nhưng nhiều người cho rằng có một bài đăng được chia sẻ
nhiều trên mạng xã hội đã tạo ra bước ngoặt.
Vào
tháng 7/2022, một người dùng mạng xã hội Tiểu Hồng Thư đã gây bức xúc sau khi
khoe rằng người chồng 29 tuổi của cô có mức lương tháng 82.500 nhân dân tệ (hơn
287 triệu đồng) ở một công ty dịch vụ tài chính hàng đầu, đó là Tập đoàn Vốn quốc
tế Trung Quốc (China International Capital Corporation).
Mọi
người ngỡ ngàng về chênh lệch thu nhập vô cùng lớn giữa thu nhập của họ với mức
lương của một nhân viên tài chính.
Mức
lương tháng trung bình tại Thượng Hải, thành phố giàu nhất của Trung Quốc, chỉ
hơn 12.000 nhân dân tệ (hơn 42 triệu đồng).
Điều
này đã tái kích hoạt một cuộc tranh luận về thu nhập trong lĩnh vực tài chính,
vốn đã được khơi ra từ một người dùng mạng xã hội khoe mức lương trước đó cùng
năm.
Những
bài đăng trên mạng xã hội ấy xuất hiện chỉ vài tháng sau khi ông Tập Cận Bình
hô hào "cộng đồng phú dụ" (thịnh vượng chung) - một chính sách nhằm
thu hẹp khoảng cách giàu nghèo.
Hồi
tháng 8/2022, Bộ Tài chính Trung Quốc đã ra các quy định mới yêu cầu các công
ty "tối ưu hóa phân bổ thu nhập nội bộ và thiết kế một cách khoa học hệ thống
tiền lương".
Năm
tiếp theo, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chỉ
trích các ý tưởng về "giới tinh hoa tài chính" và cách tiếp cận
"chỉ có tiền mới quan trọng", biến tài chính trở thành một đích ngắm
rõ ràng trong chiến dịch chống tham nhũng đang được triển khai tại quốc gia
này.
No comments:
Post a Comment