Nguy cơ xảy ra chiến
tranh Triều Tiên đang cao hơn bao giờ hết
Robert A. Manning
- Foreign Policy
Nguyễn
Thị Kim Phụng, biên dịch
Bình
Nhưỡng đang chơi bài khiến Nga và Trung Quốc mâu thuẫn nhau – và đã từ bỏ mục
tiêu bình thường hóa quan hệ với Mỹ.
Tháng
Giêng năm nay, hai nhà quan sát Triều Tiên giàu kinh nghiệm Robert Carlin và
Siegfried Hecker đã khiến nhiều người ngạc nhiên khi viết rằng nhà lãnh đạo Kim
Jong Un đang chuẩn bị cho chiến tranh. Quan ngại này có thể hơi thái quá, nhưng
không phải là không có cơ sở. Tôi đã làm việc về vấn đề hạt nhân Triều Tiên ở cả
trong và ngoài chính phủ suốt 30 năm qua, và hiện tại, Bán đảo Triều Tiên dường
như nguy hiểm và bất ổn hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ năm 1950.
VIDEO
:
Nguy
cơ xảy ra chiến tranh Triều Tiên đang cao hơn bao giờ hết
https://www.youtube.com/watch?v=_Xv-oNNuReU
Kể
từ năm 2019, ba thay đổi chiến lược có liên quan đến nhau, xoay quanh vấn đề hạt
nhân Triều Tiên đã làm mất hiệu lực của các giả định cốt lõi vốn định hướng cho
ngoại giao Mỹ và Hàn Quốc kể từ năm 1992. Đầu tiên, sau hội nghị thượng đỉnh
không thành công giữa Kim và cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump vào năm 2019 tại Hà
Nội, Kim đã công bố một kế hoạch 5 năm vào năm 2021 – đặt mục tiêu tăng cường
kho vũ khí hạt nhân và tên lửa lớn, bao gồm ICBM nhiên liệu rắn, đầu đạn thu nhỏ,
vũ khí hạt nhân chiến thuật, và tên lửa siêu thanh. Việc Triều Tiên đầu tư vào
tổ hợp công nghiệp hạt nhân của mình, cùng với tuyên bố mạnh mẽ của Kim rằng họ
sẽ không từ bỏ vũ khí hạt nhân (điều đã được thể hiện trong hiến pháp và học
thuyết hạt nhân phủ đầu của họ) cho thấy một sự thay đổi tư thế chiến lược.
Những
năng lực mới và ý định được nêu này đã làm thay đổi cán cân chiến lược ở Đông Bắc
Á, đặt ra những câu hỏi mới về mức độ tin cậy của khả năng răn đe mở rộng của Mỹ,
đồng thời thúc đẩy mong muốn sở hữu vũ khí hạt nhân của Hàn Quốc.
Kế
đến là việc Bình Nhưỡng tái định vị địa chính trị. Bắt đầu với việc Kim từ bỏ mục
tiêu lâu dài của Triều Tiên là bình thường hóa quan hệ với Mỹ, nhằm hướng đến
cân bằng giữa các cường quốc. Điều này củng cố logic của ba thập kỷ ngoại giao
hạt nhân.
Cùng
lúc đó, Bình Nhưỡng cũng hàn gắn quan hệ với Trung Quốc, vốn đã trở nên căng thẳng
sau khi Bắc Kinh ủng hộ các lệnh trừng phạt kinh tế của Liên Hiệp Quốc nhắm vào
Triều Tiên sau khi nước này tiến hành các vụ thử hạt nhân vào năm 2016 và 2017.
Kim đã đến thăm Bắc Kinh vào tháng 1/2019, và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
đã có chuyến thăm đáp lễ tới Bình Nhưỡng vào tháng 6 cùng năm. Từ đó đến nay,
Trung Quốc và Nga đã ngăn chặn các nỗ lực của Mỹ nhằm áp đặt các lệnh trừng phạt
mới đối với các cuộc thử nghiệm ICBM của Triều Tiên.
Tình
hình địa chính trị càng trở nên biến động khi Nga thiết lập quan hệ đối tác an
ninh mới với Triều Tiên sau cuộc xâm lược Ukraine, sử dụng viện trợ kinh tế và
quân sự để đổi lấy đạn dược và tên lửa. Động thái này khiến Trung Quốc cảm thấy
không thoải mái, như được thể hiện trong các cuộc thảo luận riêng giữa các quan
chức Trung Quốc với giới nghiên cứu. Họ lo ngại Tổng thống Nga Vladimir Putin
đang trở thành đòn bẩy thay thế Bắc Kinh và tạo ra một tình huống giống như hồi
thập niên 1950-1960, khi ông nội của Kim Jong Un, Kim Il Sung, đã khiến hai cường
quốc cộng sản chống lại nhau.
Thay
đổi thứ ba cũng không kém phần sâu sắc: Vào tháng 1, Kim đã từ bỏ chính sách thống
nhất vốn được áp dụng trong vòng 70 năm qua, trong đó Triều Tiên và Hàn Quốc được
định nghĩa là một quốc gia có chung huyết thống nhưng bị chia cắt bởi lịch sử,
đồng thời tuyên bố Hàn Quốc là “kẻ thù chính.” Ông kêu gọi thay đổi hiến pháp của
Triều Tiên – xóa bỏ cam kết thống nhất – giải thể các cơ quan xử lý quá trình
hòa giải Bắc-Nam và phá bỏ tượng đài thống nhất ở Bình Nhưỡng mà cha ông đã xây
dựng.
Các
sự kiện gần đây củng cố những thay đổi này. Đối với Kim, các chu kỳ bầu cử của
Mỹ thường là những cơ hội thú vị để truyền tải thông điệp. Vào tháng 9, Bình
Nhưỡng đã tiến hành một loạt các cuộc thử tên lửa đạn đạo tầm ngắn, và Kim đã
thề sẽ chuẩn bị lực lượng hạt nhân của mình để chiến đấu với Mỹ. Sau đó, như một
lời đảm bảo, ông đã công bố một bức ảnh hiếm hoi ghi lại cảnh ông đang đi dạo
qua một nhà máy làm giàu uranium tuyệt mật và cam kết chế tạo thêm vũ khí hạt
nhân. Nhưng đây chỉ là khúc dạo đầu của những gì chúng ta có thể mong đợi.
Tại
sao tất cả những điều này lại quan trọng? Chí ít là ở hiện tại, Kim đã loại bỏ
cả phi hạt nhân hóa lẫn thống nhất Bắc-Nam khỏi bàn đàm phán – bất chấp sự thật
rằng đây vẫn là mục tiêu chính sách của Mỹ và Hàn Quốc.
Vấn
đề Triều Tiên hiện đang nằm trong cuộc cạnh tranh có tổng bằng không giữa các
cường quốc. Nhiều khả năng nó sẽ tạo ra hai khối đối lập ở Đông Bắc Á: khối thứ
nhất là Trung Quốc, Nga, và Triều Tiên, và khối còn lại là Mỹ, Hàn Quốc, và Nhật
Bản. Những mối quan tâm chung về phổ biến vũ khí hạt nhân từng khiến Trung Quốc
và Nga chịu hợp tác trong các cuộc đàm phán sáu bên (bao gồm Mỹ, Trung Quốc,
Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc và Triều Tiên) giờ đây đã không còn. Kim hiện đang trở
nên táo bạo hơn bao giờ hết nhờ kho vũ khí hạt nhân và tên lửa đang phát triển
của Triều Tiên, sự ủng hộ từ Putin, và tệ nhất, là sự thờ ơ từ Trung Quốc.
Nhưng
đừng vội tin lời tôi nói. Một báo cáo năm 2023 của Hội đồng Tình báo Quốc gia về
Triều Tiên đã phác thảo một môi trường rủi ro mới. Kết luận của báo cáo là:
Triều
Tiên rất có thể sẽ tiếp tục sử dụng tình trạng vũ khí hạt nhân của mình để hỗ
trợ cho chính sách ngoại giao cưỡng chế, và gần như chắc chắn sẽ cân nhắc các
hành động cưỡng chế ngày càng nguy hiểm hơn khi chất lượng và số lượng kho vũ
khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của nước này tăng lên.
Dù
báo cáo đánh giá rằng Kim sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân trừ khi ông “tin rằng
chế độ đang gặp nguy hiểm,” nó đã ám chỉ nguy cơ xảy ra tính toán sai lầm khi
tuyên bố, “Ông ta có thể sẵn sàng chấp nhận rủi ro quân sự thông thường lớn
hơn, vì tin rằng vũ khí hạt nhân sẽ ngăn chặn được một phản ứng dữ dội không thể
đáp trả được của Mỹ hoặc Hàn Quốc.”
Báo
cáo nhận định “một chiến lược tấn công nhằm chiếm giữ lãnh thổ và đạt được sự
thống trị chính trị trên Bán đảo Triều Tiên” bằng vũ lực “ít có khả năng xảy ra
hơn so với một chiến lược cưỡng chế,” nhưng báo cáo cũng đưa ra một cảnh báo
quan trọng mà tôi cho rằng hội đồng có lẽ sẽ xem xét lại:
Chiến
lược tấn công sẽ có khả năng xảy ra hơn nếu Kim tin rằng ông ta có thể đánh bại
quân đội Hàn Quốc, đồng thời ngăn chặn sự can thiệp của Mỹ và duy trì sự ủng hộ
của Trung Quốc, hoặc nếu ông ta kết luận rằng một cuộc khủng hoảng trong nước
hoặc quốc tế là cơ hội cuối cùng để thực hiện các mục tiêu xét lại.
Những
kịch bản nào có thể xảy ra từ một chiến lược như vậy? Một điểm nóng có thể dẫn
đến leo thang là Ranh giới phía Bắc (NLL), tức biên giới trên biển giữa hai miền
Triều Tiên. NLL đã được Bộ Tư lệnh Liên Hiệp Quốc phân định vào khoảng thời
gian đình chiến năm 1953, nhưng nó đã bị Triều Tiên tranh chấp và trở thành nguồn
gốc của những bất bình âm ỉ kéo dài và các đợt đụng độ quân sự rải rác. Năm
2010, Bình Nhưỡng đã nổ súng vào Đảo Yeonpyeong, một trong năm hòn đảo mà NLL
xác định là của Hàn Quốc. Cuộc tấn công đã giết chết hai lính Thủy quân Lục chiến
Hàn Quốc và đánh chìm một tàu của nước này. Triều Tiên đã một lần nữa bắn đạn
pháo gần hòn đảo này vào đầu năm nay.
Trong
cùng bài phát biểu vào tháng 1, khi Kim kêu gọi thay đổi hiến pháp và tuyên bố
Hàn Quốc là “kẻ thù chính” của mình, ông cũng ám chỉ đến việc sửa đổi các yêu
sách đối với NLL tại một cuộc họp trong tương lai của Hội đồng Nhân dân Tối cao
(SPA): “Vì biên giới phía nam của đất nước chúng ta đã được vạch ra rõ ràng,
nên ‘ranh giới phía bắc’ bất hợp pháp và bất kỳ ranh giới nào khác sẽ không bao
giờ được dung thứ, và nếu Hàn Quốc vi phạm dù chỉ 0,001 mm vùng đất, vùng trời,
và vùng biển của chúng ta, thì điều đó sẽ bị coi là hành động kích động chiến
tranh.” Kim đã lên lịch họp cho SPA vào ngày 07/10.
Những
rủi ro phát sinh từ tình hình thực tế trên Bán đảo Triều Tiên và tình hình địa
chính trị ở Đông Bắc Á dẫn đến một số kịch bản nguy hiểm, nhưng hoàn toàn có thể
xảy ra. Đầu tiên là kịch bản hạt nhân đã được báo trước trong báo cáo của Hội đồng
Tình báo Quốc gia và bởi các nhà phân tích Hàn Quốc:
Sau
khi lên án cuộc tập trận quân sự Mỹ-Hàn, Bình Nhưỡng có thể bắt đầu một cuộc tập
trận bắn đạn thật gần hai hòn đảo, sau đó bắn một loạt đạn pháo, và kế đến là đổ
bộ lên Đảo Yeonpyeong. Những nỗ lực của Mỹ nhằm kiềm chế Hàn Quốc có thể thất bại
và Seoul sẽ gửi lực lượng không quân và hải quân đến khu vực này, bắn phá các
tàu của Triều Tiên và đổ bộ Thủy quân Lục chiến lên đảo. Khi giao tranh xảy ra,
Bình Nhưỡng sẽ bắn một vũ khí hạt nhân chiến thuật vào một hòn đảo không có người
ở gần đó.
Liệu
Mỹ hay Hàn Quốc sẽ có phản ứng quân sự và dẫn đến nguy cơ leo thang? Liệu Trung
Quốc sẽ phủ quyết một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đối với vụ
sử dụng vũ khí hạt nhân đầu tiên kể từ Hiroshima, hay sẽ hợp tác với Mỹ để kiềm
chế tình hình? Vào thời điểm mà cả Mỹ và Hàn Quốc đều thiếu các kênh liên lạc
ngoại giao hoặc quân sự đáng tin cậy với Bình Nhưỡng, tình hình có thể dễ dàng
trở nên mất kiểm soát.
Kịch
bản đáng báo động hơn là một cuộc chiến hai mặt trận ở châu Á nếu khủng hoảng đồng
thời xảy ra ở cả Triều Tiên và Đài Loan. Trong một báo cáo chuyên sâu năm 2023
dựa trên kết quả từ các trò chơi chiến tranh, các cuộc phỏng vấn với các quan
chức, và các hội thảo chuyên đề, Markus Garlauskas, cựu sĩ quan tình báo quốc
gia Mỹ về Triều Tiên, đã nêu chi tiết cách mà chính sách răn đe có thể thất bại,
cũng như những logic và động lực có thể khiến Kim tấn công Hàn Quốc nếu Trung
Quốc xâm lược Đài Loan và Mỹ can thiệp quân sự, theo đó chuyển hướng sự tập
trung và nguồn lực. Hoặc ngược lại, khả năng xảy ra các cuộc tấn công đồng thời
được phối hợp, trong đó Trung Quốc và Triều Tiên cùng lúc tấn công Đài Loan và
Hàn Quốc.
Ba
quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân cùng tham gia xung đột (có thể suy đoán Putin sẽ
hành động như thế nào) là một điều nghe thật kỳ lạ, hoặc như một số người lo sợ,
là dấu hiệu rằng chúng ta đã tiến tới ngày tận thế. Dù những kịch bản tồi tệ nhất
khó có thể xảy ra trong tương lai gần, nhưng sự tái định vị về mặt địa chính trị
của Triều Tiên đã làm dấy lên khả năng Bình Nhưỡng sẽ có động thái mạnh mẽ
trong 6 đến 18 tháng tới.
Cả
Mỹ và Trung Quốc đều không thể hiện cảm giác cấp bách cần thiết trong vấn đề
Bán đảo Triều Tiên. Các quan chức Trung Quốc nói với tôi rằng Bắc Kinh xem hành
động của Bình Nhưỡng là hậu quả do lệnh trừng phạt của Mỹ – chứ không phải vấn
đề của Trung Quốc. Xét đến những cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine và Trung
Đông, cũng như ưu tiên dành cho cuộc cạnh tranh có tổng bằng không với Trung Quốc
trong chương trình nghị sự, vấn đề Triều Tiên có lẽ sẽ tiếp tục bị xếp sau.
Nhưng Kim Jong Un có thể thay đổi điều đó.
-------------------------
Robert
A. Manning
là nghiên cứu viên của Trung tâm Dự báo Chiến lược tại Trung tâm Stimson, nơi
ông làm việc về các chương trình dự báo toàn cầu và Trung Quốc.
Nguồn: Robert A. Manning, “The Risk of Another Korean War Is
Higher Than Ever,” Foreign
Policy, 07/10/2024
.
.
.
No comments:
Post a Comment