The
BRICS expansion – Viễn ảnh đầy đe dọa của Thế chiến Thứ Ba
Trần
Trung Đạo | Diễn Đàn Thế Kỷ
October
28, 2024
https://diendantheky.net/wp-content/uploads/2024/10/2024_BRICS_Summit_1729758532.jpg
Các
trưởng đoàn tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thức 16, 2024 tại
Kazan
Mặc dù là nhà tài
chánh nổi tiếng thế giới, quan tâm trước mắt của Tổng Giám Đốc Jamie Dimon hiện
nay là Thế chiến thứ Ba.
Thứ Năm tuần trước,
24 tháng 10, 2024, tại hội nghị hàng năm của Viện Tài Chánh Quốc Tế, Jamie
Dimon cho rằng các đối thủ của Mỹ trong đó có Nga, Trung Quốc, Iran và Bắc Hàn,
đang tìm cách tháo dỡ hệ thống kinh tế tài chính của Mỹ và Tây Phương đã được
thiết lập từ sau Thế chiến Thứ Hai. Ông ta cảnh cáo “Thế chiến thứ Ba đã bắt đầu”
và “chúng ta đang phải đối phó với nhiều mặt trận được phối hợp bởi nhiều quốc
gia”.
Thượng đỉnh BRICS (viết
tắt từ tên các quốc gia thành lập: Brazil, Russia, India, China, and South
Africa) vừa qua cho thấy khuôn mặt thế giới đang định hình khá rõ ràng. Hai khối
độc tài và tự do chưa bao giờ có những điểm mâu thuẫn đối kháng về hệ thống
kinh tế, chính trị, tài chánh và cả bộ máy lãnh đạo cấp thế giới như ngày
nay.
Ngoại trừ Ấn Độ vừa
thân với Mỹ để giảm ảnh hưởng của Trung Cộng tại Á Châu vừa giữ quan hệ chiến
lược với Nga vì lợi ích kinh tế và cũng để kèm Trung Cộng từ hướng Tây Bắc, nhiều
nước trong khối BRICS là độc tài, đảng trị, tôn giáo cực đoan như Iran, Egypt,
Ethiopia và the United Arab Emirates.
Bằng chứng, dù được mời,
Argentina dưới thời Tổng thống Javier Milei đã từ chối tham gia BRICS. Trong thời
gian vận động tranh cử, giáo sư kinh tế học Javier Milei từng tuyên bố “Tôi sẽ
không giao thương với bất kỳ người cộng sản nào.” (Argentina won’t join BRICS
as scheduled, says member of Milei’s transition team, AP News November 30,
2023)
Sự xuất hiện của Tập
Cận Bình trong lịch sử nhân loại không khác mấy so với sự xuất hiện của
Hitler.
Hitler dùng đạo luật
toàn quyền 1933 (Enabling Act 1933) để trở thành Führer (lãnh tụ tối
cao) của Đức. Tương tự tại Trung Quốc, từ năm 2018, họ Tập hủy bỏ điều khoản 2
nhiệm kỳ trong “hiến pháp” để trở thành lãnh tụ tối cao không giới hạn thời
gian của Trung Quốc.
Tham vọng nắm quyền
cá nhân tuyệt đối của Tập không khác mấy so với tham vọng quyền lực của các
lãnh tụ độc tài trên thế giới trước đây. Benito Mussolini của Ý muốn được gọi
là Duce (lãnh tụ), Kim Nhật Thành muốn được gọi là Lãnh Tụ Tối Cao (Supreme
Leader) tại Bắc Hàn v.v…
Việc Tập Cận Bình
công khai ý định đưa Trung Cộng trở lại thời Mao, tức một người trị muôn người,
cho thấy tham vọng làm vua của y mà báo chí quốc tế phân tích sau đại hội Cộng
sản Trung Quốc lần thứ 19 đã thành sự thật.
Giống cuộc biểu dương
rầm rộ của Đức Quốc Xã tại Nuremberg 1934, họ Tập thích phô trương. Đại hội đảng
Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 thu hút 3068 phóng viên báo chí, trong số đó có
60% là báo chí quốc tế. Những vấn đề được thảo luận không chỉ các thành tựu
trong quá khứ mà các nhà phân tích gọi là “sự trỗi dậy của Trung Quốc phiên bản
1” mà còn các chiến lược phát triển trong tương lai được gọi là “sự trỗi dậy của
Trung Quốc phiên bản 2” hay thời đại Tập Cận Bình. Khác với “phiên bản 1” tập
trung vào phát triển kinh tế, phiên bản 2 sẽ mở rộng đến vai trò của Trung Cộng
trong hệ thống thế giới đang tồn tại. (Xi Jinping: Secure a Decisive Victory in
Building a Moderately Prosperous Society in All Respects and Strive for the
Great Success of Socialism with Chinese Characteristics for a New Era Delivered
at the 19th National Congress of the Communist Party of China October 18, 2017)
Giống Hitler trong
giai đoạn đầu của thập niên 1930, họ Tập ca ngợi hòa bình và hữu nghị dù tại lục
địa bộ máy tuyên truyền đang ngày đêm đun sôi lò lửa dân tộc cực đoan Đại Hán.
Hitler phát biểu trước
Quốc Hội Đức Quốc Xã năm 1932: “Đức Quốc, và đặc biệt là chính phủ Đức hiện nay
không có mong muốn nào khác hơn là được sống trong điều kiện hòa bình và thân hữu
với các nước láng giềng… Tôi muốn nhân dân Đức học hỏi để thấy những thực tế lịch
sử của các quốc gia khác, trong đó một người hoang tưởng có thể muốn chúng rơi
vào quên lãng, nhưng không thể bị lãng quên.”
Tập Cận Bình phát biểu
cùng một giọng điệu tại Liên Hiệp Quốc tháng 9, 2015: “Chúng ta nên xây dựng một
tinh thần hợp tác qua đó các quốc gia đối xử nhau công bằng, cam kết để tham khảo
lẫn nhau và bày tỏ sự hiểu biết hỗ tương. Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền củng cố
Hiến Chương Liên Hiệp Quốc. Tương lai của thế giới tùy thuộc vào sự đóng góp của
mọi quốc gia. Tất cả quốc gia đều bình đẳng. Những nước lớn, mạnh, giàu không
nên hiếp đáp các nước nhỏ, nghèo và yếu.”
Nhưng khác Hitler, họ
Tập đi sau, khôn ngoan hơn, học kinh nghiệm thất bại của Đức Quốc Xã, có thời
gian và vốn liếng để chuẩn bị các phương án chinh phục ngắn hạn cũng như lâu
dài.
Trong diễn văn đọc tại
Seattle tối 22 tháng 9, 2015, Tập Cận Bình phát biểu: “Không có cái gì gọi là
‘Bẫy Thucydides’ trong thế giới cả. Nhưng nếu các cường quốc tiếp tục phạm phải
các sai lầm chiến lược, họ tạo ra bẫy cho chính họ.”
Nói vậy chứng tỏ khái
niệm “Bẫy Thucydides” đã in sâu vào suy nghĩ của họ Tập từ lâu.
“Bẫy Thucydides” là
gì mà đã làm Tập Cận Bình quan tâm nhiều như vậy?
“Bẫy Thucydides” phát
xuất từ câu nói của sử gia Thucydides (460 BC-400 BC) rút ra sau khi nghiên cứu
và hoàn thành bộ sử Lịch sử Chiến tranh Peloponnesian (History
of The Peloponnesian). Nguyên văn câu nói của Thucydides: “Sự trỗi dậy của
Athens và nỗi lo lắng được lan truyền mạnh ở Sparta sẽ làm cho chiến tranh
không thể nào tránh khỏi” (It was the rise of Athens and the fear that this
inspired in Sparta that made war inevitable.)
Chiến tranh
Peloponnesian mà sử gia Thucydides nhắc đến xảy ra giữa hai liên minh thành phố
trong thời Cổ Hy Lạp, một bên là Delian do Athens lãnh đạo và Peloponnesian do
Sparta lãnh đạo và kéo dài 27 năm với phần thắng cuối cùng thuộc về
Sparta.
Đề án “Thucydides’s
Trap” tại Harvard Kennedy School tổng kết 16 xung đột xảy ra trong lịch sử thế
giới. Trong số đó chỉ có 3 xung đột là tránh được chiến tranh và 13 xung đột
khác đã dẫn tới chiến tranh. Nói một cách dễ hiểu lãnh đạo của các quốc gia
trong 13 cuộc chiến đó đã rơi vào “bẫy Thucydides”. Thế chiến thứ Nhất và thế
chiến thứ Hai là hai trường hợp rơi vào bẫy trầm trọng nhất.
Áp dụng vào quan hệ cạnh
tranh giữa Mỹ và Trung Cộng, câu nói của Thucydides có thể viết lại cho thích hợp:
“Sự trỗi dậy của Trung Cộng và nỗi lo lắng được lan truyền mạnh tại Mỹ sẽ làm
chiến tranh Mỹ-Trung không thể nào tránh khỏi.”
Hai mệnh đề mang tính
điều kiện “sự trỗi dậy của Trung Cộng” và “sự lo lắng đang lan truyền mạnh tại
Mỹ” đều là thực tế xảy ra trong suốt ba chục năm qua từ khi các chính sách đổi
mới kinh tế của Đặng Tiểu Bình đầu thập niên 1980.
Để làm giảm “sự lo lắng
đang lan truyền mạnh tại Mỹ”, họ Tập dùng miếng mồi kinh tế để lấy lòng và trấn
an nỗi lo của giới tư bản Mỹ.
Đảng Cộng sản Trung
Quốc có thừa tiền đang đầu tư tại các ngân hàng lớn trên thế giới. Tính theo Tổng
Sản Lượng Nội Địa Trung Cộng, nền kinh tế Trung Cộng năm 2024, theo ước tính từ
Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), được xếp vào hạng thứ hai, sau Mỹ, với trên $18.53
trillion dollars. Những phương tiện xa xỉ này Hitler không có trước thế chiến
thứ hai.
Ngoài Mỹ, họ Tập cũng
dùng vũ khí kinh tế để mua chuộc, đe dọa các quốc gia đối phương hay có khả
năng trở thành đối phương tại Á Châu.
Họ Tập biết phần lớn
các quốc gia đang có chung biên giới và quan hệ kinh tế với Trung Cộng, ngoại
trừ Lào, Cộng sản Việt Nam và Bắc Hàn, đều là các nước dân chủ và tồn tại trên
các nguyên tắc dân chủ. Khái niệm “trung lập” hay “bang giao bình đẳng”, hay “hợp
tác cùng có lợi” không tồn tại một khi chiến tranh khu vực hay thế giới xảy ra,
nhất là các quốc gia trong vùng độn (buffer states) hay nằm trên trục chiến
tranh như Việt Nam.
Theo tinh thần của diễn
văn đọc trước đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc, mục đích tối hậu của Tập Cận
Bình là thống trị Á Châu và ảnh hưởng thế giới.
Trung Cộng vào dịp kỷ
niệm 100 năm ngày thành lập nhà nước Cộng sản, sẽ là quốc gia quan trọng nhất
trên thế giới. Danh từ “cường quốc” được lập lại nhiều lần trong diễn văn của họ
Tập.
Tuy nhiên, họ Tập muốn
đạt đến mục đích bành trướng đó mà không phải đương đầu trong các xung đột quân
sự với Mỹ và các quốc gia đồng minh Nhật, Hàn hay có khả năng trở thành đồng
minh như Úc, Ấn, khối ASEAN và cả Cộng đồng Châu Âu có quyền lợi tại Á Châu.
Cho đến nay, tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông vẫn là điểm nóng nhất trong
quan hệ giữa các nước trong vùng.
Bài học hai thế chiến
I và II cho thấy, thời gian trước khi chiến tranh bùng nổ vô cùng quan trọng
cho các lãnh đạo quốc gia. Các lãnh đạo khôn ngoan và có tầm nhìn xa có thể
giúp đất nước không bị hay ít bị ảnh hưởng bởi chiến tranh trong khi các lãnh đạo
thiển cận, thiếu khôn ngoan có thể biến đất nước thành một “vùng oanh tạc tự
do”.
Một trong những lý do
Thụy Điển tránh được Thế chiến thứ Hai không phải chỉ nhờ Thủ tướng Per Albin
Hansson tuyên bố trung lập hay chủ hòa mà nhờ lãnh đạo quốc gia này khôn ngoan
trong bang giao chính trị quốc tế và chuẩn bị chiến tranh hơn nhiều nước Châu
Âu thời đó. Thụy Điển đặt mua 300 phi cơ chiến đấu của Mỹ và 200 phi cơ chiến đấu
của Ý. Về mặt biển, Thụy Điển liên minh với Phần Lan rải mìn trên biển Aland để
chặn tàu ngầm. Ngân sách quốc phòng của Thụy Điển tăng gấp gần 10 lần chỉ trong
thời gian từ 1933 đến 1939. Thắng Thụy Điển Hitler phải cần sáu tháng và ông ta
để Thụy Điển yên vì không muốn sa lầy trong chiến tranh với một nước không phải
là kẻ thù chính.
Nhiều nhà phân tích đồng
ý, thì thay vì mềm dẻo, hòa hoãn với Tập Cận Bình như Neville Chamberlain đã
làm đối với Adolf Hitler, lãnh đạo các quốc gia có quyền lợi bị va chạm phải tỏ
ra cứng rắn và có những biện pháp trả đũa thích đáng trước mọi hành vi bành trướng
dù rất nhỏ của Tập Cận Bình nhất là trên Biển Đông, đừng đợi khi Tập Cận Bình
trở thành Hitler năm 1939.
Trần Trung Đạo
No comments:
Post a Comment