Thủ
tướng Trung Quốc công du Việt Nam: Nhiều thỏa thuận hợp tác kinh tế xuyên biên
giới được ký kết
Trọng Thành
- RFI
Đăng
ngày: 13/10/2024 - 13:05 - Sửa đổi ngày: 13/10/2024 - 15:56
Hôm
nay, 13/10/2024, ngày thứ hai của chuyến công du Việt Nam ba ngày của thủ tướng
Trung Quốc Lý Cường (Li qiang), Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết 10 thỏa thuận
hợp tác, trong đó chủ yếu là các thỏa thuận về tăng cường hợp tác kinh tế, phát
triển cơ sở hạ tầng xuyên biên giới.
HÌNH
:
Thủ
tướng Trung Quốc Lý Cường và thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính trong cuộc họp
tại Hà Nội ngày 13/10/2024. AP - Duong Van Giang
Hai
thỏa thuận Việt – Trung liên quan đến việc thúc đẩy hợp tác đường sắt Việt Nam
– Trung Quốc trên ba tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, dài 380km, Hà Nội - Đồng
Đăng dài 156km và tuyến Hải Phòng - Hạ Long - Móng Cái dài 187km, dự kiến sẽ được
nâng cấp để kết nối với hệ thống đường sắt Trung Quốc. Cụ thể là hai bên thỏa
thuận phương án kỹ thuật kết nối đường sắt giữa ga Lào Cai (Việt Nam) và ga Hà
Khẩu Bắc (Trung Quốc), và “khảo sát hiện trường nghiên cứu tính khả thi dự
án viện trợ lập Quy hoạch” cho hai tuyến Hà Nội - Đồng Đăng và Hải Phòng -
Hạ Long - Móng Cái.
Theo
Reuters, Việt Nam và Trung Quốc từng nhiều lần bày tỏ mong muốn tăng cường kết
nối đường sắt, nhưng tới nay vẫn chưa công bố kế hoạch cụ thể hay chi phí ước
tính của việc nâng cấp kết nối. Trong cuộc hội đàm với đồng nhiệm Trung Quốc,
thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã đề nghị phía Trung Quốc “cung cấp vốn
vay ưu đãi, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực”
để triển khai nâng cấp ba tuyến đường sắt nói trên.
Mở
cửa hơn nữa thị trường Trung Quốc cho hàng hóa Việt Nam, nhất là nông thủy sản,
hoa quả chất lượng cao là một đề nghị khác của thủ tướng Việt Nam. Hai bên đã
ký kết các bản ghi nhớ về “hợp tác xây dựng chuỗi cung ứng nông sản bền vững”,
thành lập “nhóm công tác nghiên cứu về mô hình xây dựng khu hợp tác kinh tế
qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc”, cũng như “triển khai dịch vụ thanh
toán xuyên biên giới qua mã QR”.
Việt
Nam trong thời gian qua đã triển khai thanh toán theo phương thức quét mã QR với
Thái Lan, Cam Bốt và Lào. Ngoài Trung Quốc, dự kiến từ nay đến cuối năm Việt
Nam sẽ ký kết một thỏa thuận tương tự với Nhật Bản và Hàn Quốc.
Lãnh
đạo chính phủ Việt Nam cũng đề nghị Trung Quốc tạo điều kiện để Việt Nam lập
Văn phòng Xúc tiến Thương mại tại Hải Khẩu (đảo Hải Nam) ngay trong năm nay, và
các văn phòng tương tự tại Thành Đô (Tứ Xuyên), Nam Kinh (Giang Tô) trong thời
gian tới.
Chuyến
công du Việt Nam của thủ tướng Trung Quốc diễn ra ngay sau chuyến đi Trung Quốc
của ông Lương Cường, thường trực Ban Bí thư, tức nhân vật số hai của Đảng Cộng
sản Việt Nam, từ ngày 9 đến 12/10.
Biển
Đông: Lãnh đạo Việt Nam nhắc lại “tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình”
Về
Biển Đông, theo Thông Tấn Xã Việt Nam, trong cuộc gặp thủ tướng Trung Quốc hôm
qua, 12/10, tổng bí thư, chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm một lần nữa nhấn mạnh đến
“tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định”, và đề nghị hai bên
có các “biện pháp hiệu quả để kiểm soát và giải quyết tốt hơn bất đồng”
và “tăng cường hợp tác phù hợp với tầm mức quan hệ song phương trên cơ sở luật
pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982
(UNCLOS)”.
Tuyên
bố nói trên được lãnh đạo Việt Nam đưa ra ít ngày sau vụ tấn công với mức độ bạo
lực hiếm có của tàu công vụ Trung Quốc nhắm vào một tàu cá Việt Nam, ngày
02/10, đang hoạt động tại quần đảo Hoàng Sa, mà Việt Nam đòi hỏi chủ quyền, và
Trung Quốc hiện kiểm soát. Cuộc tấn công của khoảng 40 nhân viên công vụ Trung
Quốc khiến 10 thủy thủ bị thương, trong đó có 4 người bị thương nặng. Trang thiết
bị trên tàu bị đập phá, tước đoạt. Cuộc tấn công xảy ra ngay sau chuyến đi Mỹ đầu
tiên của tổng bí chủ, chủ tịch nước Việt Nam, dự hội nghị Liên Hiệp Quốc và
thúc đẩy các hợp tác với Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment