Báo
chí cộng sản: kiếp nạn thứ tư của người Việt Nam
Trần Anh Quân
- Saigon Nhỏ
13
tháng 10, 2024
https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/bao-chi-cong-san-kiep-nan-thu-tu-cua-nguoi-viet-nam/
HÌNH
:
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2024/10/Nghe-phong-vien-NKYN.jpg
(Tranh:
facebook Nhật Ký Yêu Nước)
Ở
những nước dân chủ, tự do, báo chí được coi là quyền lực thứ tư, sau hệ thống
“tam quyền phân lập” (lập pháp, hành pháp và tư pháp), là nơi lên tiếng bảo vệ
người yếu thế khi họ bị áp bức, bất công xã hội. Nhưng ở Việt Nam thì khác,
theo khoản 2, điều 3, Hiến pháp do CSVN viết thì “quyền lực nhà nước là thống
nhất.”
Tức
là Việt Nam không có tam quyền phân lập, mà mọi thứ đều nằm trong tay đảng cộng
sản, báo chí cũng không nằm ngoài vòng kiểm soát đó được.
Tuy
không phải là quyền lực thứ tư bảo vệ người dân. Nhưng báo chí cộng sản lại trở
thành “kiếp nạn thứ tư” của người dân và các doanh nghiệp tư nhân. Chỉ đứng sau
thuế vụ; công an quan chức; quản lý thị trường – y tế – môi trường. Lương tháng
thì ít, lương tâm thì không có, các phóng viên, nhà báo dùng mọi chiêu trò để
moi tiền từ các công ty, doanh nghiệp.
Điển
hình mới nhất là vụ cả toà soạn báo bị bắt vì thủ đoạn tống tiền doanh nghiệp với
danh nghĩa xin tiền từ thiện. Vụ việc xảy ra tại toà soạn tạp chí Môi trường và
Đô thị Việt Nam. Tổng biên tập Đồng Xuân Thụ cùng phó tổng biên tập, trưởng ban
kinh tế môi trường, kế toán và 4 phóng viên của tờ báo này bị công an khởi tố,
bắt giam với cáo trạng “cưỡng đoạt tài sản” của hàng trăm bị hại, với số tiền
lên tới hàng chục tỷ đồng.
Công
an cáo buộc ông Thụ đã chỉ đạo lập chương trình gây quỹ “Cây Chổi Vàng” để tôn
vinh, ủng hộ, làm công tác từ thiện giúp đỡ công nhân vệ sinh môi trường. Sau
đó, giao nhiệm vụ cho các phóng viên, cộng tác viên đi tìm kiếm các dấu hiệu
sai phạm của các tổ chức, cá nhân, công ty rồi đe dọa đăng thông tin trên báo.
Điều này nhằm gây sức ép buộc họ tham gia tài trợ chương trình “Cây Chổi Vàng”.
Các mức đóng “quỹ từ thiện” gồm 300 triệu đồng, 200 triệu đồng, 100 triệu đồng,
50 triệu đồng. Nhận được tiền thì nhóm này sẽ chia nhau rồi chỉ đạo kế toán “chế
biến” hóa đơn, giấy tờ để hợp thức hóa với việc vận hành quỹ “Cây Chổi Vàng”.
Ngoài
việc đi “xin tiền quỹ từ thiện,” có một thủ đoạn tinh vi hơn là tống tiền doanh
nghiệp bằng hình thức “ký hợp đồng hợp tác truyền thông.” Đây là chiêu thức được
đa số các tờ báo CSVN sử dụng hiện nay, các công ty rất khó cãi lý vì có hợp đồng
ký kết rõ ràng.
Năm
2021, công an đã vạch mặt một vụ tại Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập với
chiêu trò hợp pháp hoá việc tống tiền doanh nghiệp bằng các hợp đồng truyền
thông. Trong vụ án này, bà Nguyễn Ngọc Diệp, nguyên Trưởng ban PR – Chuyên đề của
tờ báo đã tìm kiếm các công ty có dấu hiệu không tuân thủ quy định nhà nước để
nhắn tin tống tiền. Nếu phía doanh nghiệp không ký hợp đồng truyền thông và
chuyển tiền thì họ sẽ viết bài phanh phui. Nếu đồng ý chuyển tiền thì họ sẽ viết
bài quảng cáo cho các công ty đó.
Ngoài
ra thì các tờ báo cũng dùng chiêu “sáng đăng, trưa cà phê, chiều xoá bài.” Theo
đó, tòa soạn sẽ cho phóng viên đi thu thập thông tin, chụp ảnh các công trình
có dấu hiệu sai phạm; rồi phân công người viết và đăng bài. Sau đó nhắn tin, gửi
bài viết, hoặc hẹn lãnh đạo công ty đi uống cà phê để đe dọa, uy hiếp phải chi
tiền để gỡ bài.
Thời
gian gần đây hầu như tháng nào cũng có một vài vụ phóng viên, nhà báo bị bắt vì
tống tiền doanh nghiệp. Nhưng vấn nạn này không phải bây giờ mới có, mà trước
đây kinh tế sáng sủa, doanh nghiệp chấp nhận chung chi cho báo chí, vừa coi như
có chỗ dựa về truyền thông, vừa như là hợp đồng quảng cáo. Để tới bây giờ nền
kinh tế bếch bác, làm không ra tiền mà còn phải chịu mấy ách xiềng xích từ thuế
má tới quan chức cộng sản, thì doanh nghiệp họ buộc phải trở mặt với báo chí để
bớt một phần gánh nặng.
Báo
chí tống tiền doanh nghiệp không chỉ là gây áp lực cho doanh nghiệp, mà còn làm
khó cho nền kinh tế chung. Khi doanh nghiệp phải chi thêm tiền lo lót cho báo
chí thì họ phải tăng giá cả các mặc hàng để bù vào phần thất thoát đó. Vậy rồi
cuối cùng người dân lại trở thành nạn nhân chính.
Có
thể nói báo chí cộng sản còn thua cả báo chí thời Pháp thuộc. Lúc đó tuy người
Pháp đô hộ Việt Nam, nhưng họ vẫn để cho báo chí xứ thuộc địa được tự do. Nhà
báo đứng về phía người yếu thế để bảo vệ dân lành. Ví như vụ cánh đồng Nọc Nạng
hồi năm 1928, nhờ có phóng viên Lê Trung Nghĩa và nhiều tờ báo độc lập như
L’Echo Annamite, Đông Pháp Thời Báo, L’Impartial… gây áp lực mà tòa Đại hình Cần
Thơ đã xử thắng cho các gia đình nông dân.
Còn
bây giờ, phóng viên, báo chí cộng sản thì tiếp tay cho tham quan cường quyền,
hãm hại lại chính đồng bào ruột thịt của mình. Như vụ công an bắn chết ông Lê
Đình Kình ở Đồng Tâm (Hà Nội), bị báo chí đưa tin sai sự thật nhằm bảo vệ nhà cầm
quyền cộng sản cướp đất giết dân.
Hoặc
cũng có khi người dân nhờ nhà báo viết bài lên tiếng thì phải cho tiền rồi báo
mới tới viết và đăng bài. Có khi người dân báo thông tin sai phạm cho phóng
viên, rồi phóng viên lại bắt tay với phía bị tố cáo gây sức ép ngược lại cho
người dân. Như vậy báo chí cộng sản không chỉ là kiếp nạn thứ tư của doanh nghiệp;
mà còn là kiếp nạn thứ tư của dân lành, sau toà án, công an và những kẻ tạo ra
hệ thống pháp luật rừng rú của CSVN.
No comments:
Post a Comment