Saturday, June 15, 2024

VÀI GẠCH ĐẦU DÒNG VỀ CUỘC CHIẾN TRANH CỦA PUTOX Ở UKRAINE – 15/6/2024 (Phúc Lai GB)

 



VÀI GẠCH ĐẦU DÒNG VỀ CUỘC CHIẾN TRANH CỦA PUTOX Ở UKRAINE – 15/6/2024  

Phúc Lai GB

15-6-2024  04:31    

 

1. Aleksandr Grishin là thằng nào?

 

Theo truyền thông Ng@, đây là “nhà bình luận chính trị” – nhưng với tôi, nó là một con lợn, một con lợn béo đúng nghĩa mà thậm chí thịt của nó còn không thể dùng được làm món gì cho người, chỉ may ra chuyển cho các nhà sản xuất thức ăn cho thú cưng. Các kênh truyền thông của bọn Dư Luận Viên xứ phía đông nước Lào mà túm được thằng này thì gọi nó là “nhà báo,” kiểu như ông PVH, tổng biên tập một tờ báo cho trẻ con của xứ này, vẫn tiếp tục lải nhải giọng điệu “shit Putox thơm.” Đương nhiên họ sẽ bôi nhọ Ukraine và cả những thực thể khác không đi cùng với tư tưởng của họ.

 

Thằng Grishin nó đã biến chỗ nó làm việc, tờ Komsomonskaya Pravdva thành một diễn đàn chống phương Tây và chống Ukraine. Vào dịp kỷ niệm 75 năm ngày giải phóng trại tập trung Auschwitz (tháng Giêng năm 2020) một diễn đàn đã được tổ chức tại Israel, hắn đã tham gia (và to tiếng nhất) vào một talk-show cũng do “KP dot ru” tổ chức, trong đó lăng mạ, chửi bới Ba Lan, là nước không tham gia diễn đàn này – đáng nhẽ ra Ba Lan là nước có trại Auschwitz thì phải là nước tham gia đầu tiên mới phải chứ.

 

#Note_by_Phuc_Lai: Nhân kỷ niệm 75 năm (2020), một diễn đàn của các nhà lãnh đạo thế giới, Diễn đàn Diệt chủng Thế giới, sẽ được tổ chức tại Israel, do Tổng thống Reuven Rivlin chủ trì. Trong số những người tham dự sẽ có Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, bà Nancy Pelosi, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Charles, Hoàng tử xứ Wales, Tổng thống Đức Frank – Walter Steinmeier, và Volodymyr Zelensky – tổng thống Ukraine. (Nội dung của Wikipedia tiếng Việt, dẫn nguồn: https://www.timesofisrael.com/with-10000-officers-police.../ )

Trong cái talk-show này mà KP giật tít rất mất dạy: 600.000 người Ba Lan làm việc cho Đức quốc xã và họ rất xấu hổ vì điều đó.

 

Vậy có bao nhiêu người Ba Lan trên vùng đất bị Stalin xua Hồng quân sang xâm lược đã bị đem về giết?

 

#Note_by_Phuc_Lai Liên Xô chiếm 52,1% lãnh thổ Ba Lan (khoảng 200.000 km2) với hơn 13.700.000 công dân vào cuối Chiến tranh Phòng thủ Ba Lan. Về thành phần dân tộc của các khu vực này: 5,1 triệu hay 38% dân số là người Ba Lan theo sắc tộc (Elżbieta Trela-Mazur viết), với 37% người Ukraine, 14,5% người Belarus, 8,4% người Do Thái, 0,9% người Ng@ và 0,6% người Đức. Ngoài ra còn có 336.000 người tị nạn từ các khu vực bị Đức chiếm đóng, hầu hết là người Do Thái (198.000). Tất cả các vùng lãnh thổ của Ba Lan do Liên Xô chiếm đóng đều được sáp nhập vào Liên Xô ngoại trừ khu vực Wilno được chuyển cho Litva.

 

Vào ngày 28 tháng 9 năm 1939, Liên Xô và Đức đã thay đổi các điều khoản bí mật của Hiệp ước Molotov – Ribbentrop. Litva có chủ quyền trước đây đã được chuyển vào phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô và sáp nhập vào Liên Xô với tư cách là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Litva hoàn toàn mới trong số các nước cộng hòa thuộc Liên Xô. Đường phân giới xuyên qua trung tâm Ba Lan được dịch chuyển về phía đông, mang lại cho Đức nhiều lãnh thổ Ba Lan hơn. Bằng sự sắp xếp mới và cuối cùng này - thường được mô tả là sự phân chia thứ tư của Ba Lan, Liên Xô đã giành được các vùng đất phía đông các sông Pisa, Narew, Bug và San. Diện tích khoảng 200.000 ki-lô-mét vuông, là nơi sinh sống của 13,5 triệu người từng là công dân Ba Lan.

 

Hậu quả của cuộc xâm lược này lịch sử còn nhiều điều phải nói đến nữa, nhưng vụ việc nổi tiếng nhất là vụ thảm sát Katyn với 22.000 sĩ quan Ba Lan bị sát hại, điều đáng nói là trong số những người bị sát hại bao gồm đầy đủ: dân tộc Ba Lan, dân tộc Ukraine, Belarus nhưng vẫn có 700 – 900 người Do Thái Ba Lan. Điều đó cho thấy người Ng@ không quan tâm đến việc bảo vệ người Do Thái hay không, mà gi.ết chóc những người khác không cùng chí hướng với họ, đã là thuộc tính.

 

ĐÓ LÀ LỊCH SỬ.

 

#Note_by_Phuc_Lai Những thông tin này có đầy đủ trong cuốn “Sowietyzacja oświaty w Małopolsce Wschodniej pod radziecką okupacją 1939-1941” Elżbieta Trela-Mazur, Wyższa Szkoła Pedagogiczna im. Jana Kochanowskiego, 1998 - Education - 294 pages

 

Tôi cảm thấy đến đây, nếu không nói về Thỏa thuận Sikorski – Mayski năm 1941, mà theo Thỏa thuận này Stalin đồng ý tuyên bố tất cả các hiệp ước trước đây mà Liên Xô ký với Đức Quốc xã là vô hiệu, hủy bỏ sự phân chia Ba Lan vào tháng 9 năm 1939 và trả tự do cho hàng chục nghìn tù nhân chiến tranh Ba Lan bị giam trong các trại của Liên Xô. Theo thỏa thuận giữa chính phủ Ba Lan lưu vong và Stalin, Liên Xô đã “ân xá” cho nhiều công dân Ba Lan vào ngày 12 tháng 8 năm 1941, nhờ đó họ có được một đội quân gồm 40.000 người (Anders Army, sau này được gọi là Tập đoàn quân số II Ba Lan) được thành lập dưới quyền Tướng Władysław Anders.

 

Nhưng cho đến thời điểm đó, trong khoảng thời gian hai năm sau khi thực hiện hiệp ước Ribbentrop-Molotov (từ tháng 9 năm 1939 đến khi phát động Chiến dịch Barbarossa của Đức với mục đích đánh gục và xâm lược Liên Xô), trong số gần 14 triệu người sống ở vùng Ba Lan do Liên Xô chiếm đóng, hơn một triệu thường dân Ba Lan, một nửa trong số họ là phụ nữ người dân tộc Ba Lan, đã bị đưa đến Siberia và gần 50% trong số họ đã chết vào thời điểm Thỏa thuận Sikorski – Mayski được ký kết. Khoảng 300.000 người Ba Lan bị trục xuất tới Kazakhstan.

 

Những người đó là nạn nhân của sự khủng bố và đàn áp của Liên Xô chống lại cái gọi là những phần tử bị nghi ngờ về mặt ý thức hệ. Trong số những người đầu tiên bị trục xuất có các giáo sĩ và giới trí thức Ba Lan (chính khách, kỹ sư, luật sư, nhà hoạt động chính trị, công chức, bác sĩ, giáo viên, giáo sư) nhưng bất kỳ ai cũng có thể bị bắt bất cứ lúc nào và bị đưa đi Siberia hoặc Kazakhstan. Số lượng đông đảo các nạn nhân vì việc trục xuất cả gia đình là lẽ bình thường. Người ta thống kê có khoảng 500.000 người bị cầm tù ngay trên vùng đất Ba Lan do Liên Xô chiếm đóng và khoảng 35.000 người trong số họ đã bị kết án tử hình.

 

Đến đây chúng ta đã hiểu rằng với người Ba Lan thì ách cai trị của phát-xít Đức hay Liên Xô, là như nhau và nếu không cộng tác, sẽ mất mạng, nghĩa là hoặc bắn bỏ luôn hoặc vào trại tập trung, rồi sau đó cũng sẽ ch.ết trong các trại đó. Với Liên Xô thì ngay cả khi các sĩ quan Ba Lan đầu hàng rồi, họ vẫn bị tàn sát để thống trị về mặt chính trị với một hệ tư tưởng máu lạnh. Aleksandr Grishin và phiên bản phía đông nước Lào của nó, PVH – không bao giờ nói đến những điều này.

Lại có một chuyện nữa cần nhìn lại: vụ rơi máy bay ở Smolensk năm 2010 khiến Tổng thống Ba Lan khi đó, ông Lech Kaczynski tử nạn. Mặc dù đến đầu năm nay (22/1/2024), Ba Lan chấm dứt việc kiện Ng@ lên Tòa án nhân quyền châu Âu yêu cầu nước này phải chịu trách nhiệm về tai nạn trên, nhưng không có nghĩa là Ng@ vô can, dù các kết luận điều tra đều có lợi cho Ng@, kể cả từ phía Ba Lan. Câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ rằng, tại sao vào thời điểm đó, sân bay Smolensk sương mù dày đặc nhưng các sân bay khác như Bryansk hoặc thậm chí Vitebsk (Belarus) có điều kiện thuận lợi hơn nhiều, phía Ng@ vẫn không chịu đề nghị điều hướng tổ bay đưa máy bay đến đó? Chúng ta cần hiểu rằng sương mù không phải lúc đó mới có, mà từ khi máy bay còn xa sân bay người ta đã biết rồi.

 

Vụ này xảy ra vào thời Tổng thống Ng@ là Medve-gấu, đúng thời điểm nước này có nhãn quan thân mật hơn với phương Tây và chính sách của Medve-gấu thực sự thân thiện, nhưng hoàn toàn không phù hợp với âm mưu của Putox. Sương mù dày đặc ở sân bay Smolensk quả là một cơ hội trời cho để phá hoại quan hệ đang ấm lên của Ng@ với phương Tây mà Ba Lan đang là đại diện.

 

Quay lại với Aleksandr Grishin, hắn dùng talk-show này đầu tiên chửi bới ĐẤT NƯỚC BA LAN thông qua chuyện “600.000 người làm việc cho Đức” – mả mẹ nhà mày, thế nếu ông bà mày sống trong thời đó có làm việc để được sống không, mà mày nói thế? Nhưng ý đồ của hắn mới thực sự lộ rõ đến đoạn cuối của talk, hắn bắt đầu lải nhải về “chủ nghĩa bài Ng@” và đương nhiên, chửi Ukraine.

 

Tôi nói về cái talk-show này để thấy, với nước Ng@ và nhiều người Ng@ của Putox, cuộc chiến tranh của chúng gây ra cho Ukraine là không tránh khỏi. Nhưng ở đây còn có một lý do khác: gần đây chính miệng lưỡi cú diều của con #chó_lợn Grishin này bắt đầu mô tả Ukraine như một thùng thuốc súng, với sự chống đối của dân chúng với chính quyền Kyiv và có thể nổi loạn bất cứ lúc nào.

 

Hóa ra câu chuyện nằm ở chỗ: gần đây quả thực Ukraine khó khăn trong tuyển quân, nhiều người không muốn đi làm nghĩa vụ quân sự. Điều này cần có giải thích thêm – nó có liên quan đến độ tuổi gọi vào lính, mà trước khi sửa luật là 25 tuổi. Mục đích của Chính phủ Zelenskyy là muốn bảo vệ thế hệ trẻ để xây dựng lại đất nước sau chiến tranh, nên trước đó quy định độ tuổi là gọi đến đủ 27. Thế nhưng có rất nhiều trường hợp ngay cả trên 27 tuổi vẫn cố tình trốn tránh. Tại sao chúng ta có xu hướng hoan hô bọn lính Ng@ trốn lính – vậy cái nhìn về người Ukraine trốn lính thì sao? Tất cả đều là con người cả, nhiều khi chẳng thể nói được về chính nghĩa hay lòng ái quốc ở đây – ngay cả chúng ta gần như cũng không vượt qua được nỗi sợ chết kia mà.

 

Nhưng mô tả việc chống đối khi bị lôi vào quân đội, ra chiến trường chiến đấu như là một biểu hiện của mầm mống phản loạn thì không phải. Nếu có chuyện đó, thì người Ukraine đã phải nổi loạn từ những ngày đầu tiên của cuộc chiến, chứ không phải để đến thời điểm này, hàng chục nghìn người lính Ukraine đã hi sinh trong cuộc chiến vì tự do của đất nước họ. Vì vậy, trấn áp những hành động chống đối là cần thiết, nhưng chờ đấy có nổi dậy.

 

Có mà sắp có lật đổ thằng cha Putox của mày ấy, #chó_lợn ạ. Talk của #chó_lợn tại đây: https://radiokp.ru/grishin-600-tysyach-polyakov-rabotalo...

 

Kết luận.

 

- Thứ nhất. Ba Lan là nước tỉnh táo nhất, vì họ là nạn nhân của cả hai: nước Đức phát-xít và Liên Xô. Vì vậy họ không bao giờ bị đánh lừa bởi cái trò “đánh lận con đen” của lãnh đạo Liên Xô trước đây và Ng@ ngày nay: liên tục lải nhải về “gánh nặng chống phát-xít 27 triệu người dân Liên Xô thiệt mạng” – gần như là sai hết rồi. Chính Liên Xô của Stalin đóng vai trò tích cực nhất trong dung dưỡng phát-xít Đức rồi chính Stalin là “phù thủy bị âm binh hại” – thế mới là đúng. Còn về con số 27 triệu – xin nói rằng phần lớn hậu quả đó là do sai lầm của Stalin và chính sách thi hành chiến tranh không tiếc mạng lính của Ng@ Xô, nên đừng đem ra mà khóc mãi, thối lắm không ai ngửi nổi.

 

- Thứ hai. Chính thời Liên Xô và còn nước Ba Lan xã hội chủ nghĩa, nội dung của chính sách tuyên truyền từ nguồn chính Liên Xô về những người Ba Lan làm việc cho phát-xít Đức, là “do sự đàn áp và ép buộc của Đức quốc xã mà rất nhiều người Ba Lan phải làm việc cho chúng” – tất nhiên đây chỉ là giọng điệu tuyên truyền. Hậu quả cho những người đó như thế nào, chúng ta đã biết – tôi đã viết về những hành động đàn áp trên đây rồi, nhưng cần nói thêm. Từ năm 1945 đến năm 1948, Liên Xô đã trục xuất từ 3.000.000 đến 6.000.000 người Ba Lan đến các trại lao động cưỡng bức hoặc tập trung ở Liên Xô, trong đó 585.000 người có thể đã chết. Hàng trăm ngàn và có thể gần 1.000.000 người Ba Lan đã thiệt mạng trong sự khủng bố và đàn áp của Liên Xô. Hóa ra “nhân đạo kiểu Ng@” là như vậy – có 600.000 người làm việc cho phát-xít Đức thôi nhưng bắt đến 3 triệu, thậm chí gấp đôi con số đó.

 

 

2. Lại chuyện vì Ukraine muốn vào NATO nên bị Ng@ tấn công.

 

Tôi có anh bạn ủng hộ Ukraine hôm qua nói chuyện với mấy bạn khác và bực lắm: tại sao chúng nó toàn đại gia nhiều tiền cả, mà lại có thái độ quan điểm ủng hộ Ng@ rất kỳ lạ. Có ông còn “ai bảo muốn xin vào NATO ĐỂ NÓ ĐÁNH CHO.”

 

Chuyện này tôi có kể một lần rồi: cậu em xã hội làm luật sư nói câu y như thế. Tôi bảo cậu ta: thế con mụ nạ dòng hàng xóm nói với chú: “Mày bảo mày yêu con ranh đầu phố, bây giờ bà tẩn cho mày một trận!” và lấy vú đè cho chú nghẹt thở thì chú có chịu được không? Chú là luật sư mà còn ăn nói như thế, làm gì mà dân thường không được trang bị kiến thức tối thiểu về chính trị và pháp luật, người ta hiểu biết kiểu gì?

 

Có một phiên bản khác của dạng lý luận này, có vẻ uyên thâm hơn một chút: nếu Ng@ không tấn công Ukraine để nước này vào NATO thì ch.ết toi. Đấy, nói như thế nghe còn được. Lại còn nhiều phiên bản khác nữa, kiểu như NATO và phương Tây vi phạm lời hứa không kết nạp các nước phía đông khối này, tức là không “đông tiến.” Về việc này tôi đã có bài viết nhưng lâu quá rồi, tìm cũng ngại: Gorbachev đã nói thẳng rằng không có lãnh đạo nào của phương Tây vào thời điểm hai nước Đức thống nhất làm một, hứa điều đó. Chính xác là vấn đề được bàn thảo với Liên Xô mà lãnh tụ là Gorbachev, là vấn đề nước Đức mới bây giờ có các bang của CHDC Đức đã khai tử, làm thành phần của nước CHLB Đức thì vai trò của “thực thể nước Đức mới” này trong NATO sẽ ra sao và thời điểm đó người ta gọi quá trình này là quá trình “NATO mở rộng về phía đông.” Sau này chỉ đến thời Putox thì quá trình này mới bị nhập nhèm với việc kết nạp các thành viên thuộc khối Đông Âu xã hội chủ nghĩa cũ.

 

Những phiên bản về sau này, tôi bình luận với anh bạn kia rằng: thôi thì cứ cho là chúng đúng cả đi. Ukraine bị tấn công vì hành động tấn công đó là để ngăn chặn họ gia nhập NATO? – OK fine, giống như đánh ghen, có hai cách, 1 là đánh tình địch, 2 là đánh chồng mình, thậm chí có cách phụ là… tẩn cả hai. Về nguyên tắc đánh chồng mãi thì “con giun xéo lắm cũng phải quằn,” rồi có ngày ông chồng vùng lên tẩn lại cho trận, và đương nhiên là “mục đích của hôn nhân không đạt được” thì chỉ có li hôn.

 

Ở đây lại còn là, các ngươi và người ta chẳng còn ràng buộc nào về mặt pháp lý cả – tất cả chấm dứt từ năm 1991, thậm chí chính các ngươi còn lấy ngày 12/6 là “ngày nước Ng@” hay những kẻ thiếu hiểu biết gọi là “quốc khánh Ng@” – ngày Ng@ độc lập khỏi Liên Xô. Thậm chí so sánh là quan hệ hôn nhân, còn là quá khập khiễng. Thực chất đó là một ách nô dịch mà trong đó người Ng@ nô dịch các dân tộc khác, và đồng thời chính người Ng@ lại nô dịch lẫn nhau bằng tư tưởng cộng sản.

 

Bao nhiêu năm Ng@ Putox có cần tấn công Ukraine bằng súng đạn gươm giáo đâu – vì chúng nuôi dưỡng được chế độ cầm quyền bù nhìn và làm tay sai cho chúng. Đó là tình trạng “nằm dưới háng của Ng@” – không phải công dân Ukraine nào cũng muốn điều đó.

Tôi nói với anh bạn: cứ cho là mấy thằng bạn của mày nói đúng hết đi, đỡ cãi nhau. Thằng nào hành xử trái luật pháp quốc tế, thì nhìn thái độ của cộng đồng quốc tế với nó đã quá rõ, cần gì phải bàn cãi. Được, mày bảo mày đúng khi mày tấn công người ta để ngăn chặn người ta gia nhập liên minh nào đó khác không phải của mày, thì mày cũng đừng nói là người khác sai khi họ hỗ trợ nạn nhân của mày chống lại hành động mất dạy của mày.

 

Tất cả đều đúng cả, kể cả Ng@ Putox cũng “đúng”. Cho đến khi Ukraine chiến thắng hẳn và Putox mất mạng, thế thôi chứ có gì đâu. Cho bọn họ ủng hộ, rồi đến lúc trắng mắt ra.

 

Cuộc chiến tranh nổ ra, đau thương thì rõ ràng, nhưng cũng có những tác dụng tích cực của nó. Những người có quốc tịch Ukraine nào mà muốn về với Ng@, thì cứ việc về – và tôi chắc có rất nhiều người đã về, đã cầm súng chống lại ý chí tự do của những người có quốc tịch Ukraine còn lại và rất nhiều người đã thành phân bón cho hướng dương Ukraine. Còn có rất nhiều người công dân Ukraine, không kể dân tộc nào vẫn đang chiến đấu cho lý tưởng tự do đó. Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine, tướng Oleksandr Syrskyi là một người trong số đó. Ông ấy là người dân tộc Nga, chúng ta không nghi ngờ gì cả, nhưng là một người Nga yêu tự do.

 

Đó là điều anh bạn tôi nên nói với mấy người kia như vậy. Tất cả lý luận của các người thế này thế khác, nó chỉ có thể được nói từ đầu chiến tranh. Bây giờ cuộc chiến đã đi qua được gần 2 năm rưỡi, tại sao người Ukraine không chịu khuất phục trước xe tăng, bom đạn của Putox? Vì ý chí tự do. Còn các người vẫn lải nhải những luận điệu đó, thì các người có tâm thức nô lệ. Mặc dù các người có tiền, thậm chí toàn đại gia chơi cả xe 911 đắt tiền gì đó, thì vẫn là tâm thức nô lệ. Người muốn biến người khác thành nô lệ, thì cũng sẵn sàng trở thành nô lệ trước một cường quyền mạnh hơn.

 

Nên anh bạn ạ, người đã có tâm thức nô lệ thì sao hiểu được ý chí tự do?

 

3. Về những sự kiện quốc tế liên quan đến chiến tranh mấy ngày qua.

 

VOA đưa tin: Putox phát biểu quân đội Ng@ không có ý định chiếm Kyiv.

 

#Bình_loạn_của_Phúc_Lai: nói xin lỗi, chiếm được cái cục shit ấy mà đòi chiếm. Đứng ệch mặt ra trước thủ đô của người ta, rồi bị đánh cho chạy ôm đầu máu bỏ lại mấy trăm xe tăng một cách “hào phóng” – bây giờ thì lại “nho còn xanh lắm!” à?

 

Trước thềm hội nghị hòa bình cho Ukraine sẽ diễn ra ở Thụy Sĩ, Putox đã hùng hồn tuyên bố về những điều kiện đi đến đàm phán hòa bình cho cuộc chiến của chính hắn gây ra, trong đó đương nhiên là những điều kiện chắc chắn Ukraine không bao giờ chấp nhận. Vậy lý luận của Putox và bè lũ phản động đang cầm quyền ở nước Ng@ là gì, tại sao giờ này vẫn còn giở giọng lưỡi cú diều như thế, bất chấp những thất bại không thể chối cãi trên chiến trường?

 

Luận điệu chính hiện nay, mà được không ít Dư luận viên “shit Putox thơm” xứ phía đông nước Lào nhai lại là “Ng@ đang kiểm soát 20% Ukraine… Ukraine thực sự không thể ngăn cản bước tiến của Ng@... Ng@ hiện chiếm đất mỗi ngày qua ngày… và Ukraine đã không chiếm lại đất kể từ tháng 12 năm 2022… vì vậy thực ra Ukraine sẽ không chiếm lại được một thành phố nào và sẽ mất rất nhiều rất nhiều… nhiều hơn nữa…”

 

Nhìn bề ngoài thì có vẻ như thế. Chính dựa trên lý luận này mà ngay cả truyền thông chính thống xứ phía đông nước Lào, vốn chỉ biết nhai lại những thứ mà truyền thông phản động của Putox nhổ ra, dùng để ngày ngày bơm vào đầu độc giả những tin tức về “chiến thắng” của Ng@ trên chiến trường. Tôi cứ lôi cái thằng Bình Dân Chí ra chửi, chẳng qua là chửi cái chính sách ngu dân của cả một hệ thống báo chí nước này, chứ thực chất là nó… không có sai. Chẳng hạn, cả tháng qua ngày nào nó cũng lải nhải: phòng tuyến của Ukraine ở Chasiv Yar sụp đổ, nghĩa là quân Ng@ của nó chiếm được cái làng này đến nơi, thế mà mãi vẫn chưa chiếm được. Chúng ta thì hiểu, trước sau thì chúng cũng chiếm được thôi, sau khi đánh tan nát làng ra thành gạch vụn, và tiêu tốn vào đó hàng chục nghìn mạng lính. Các yếu tố “gạch vụn” và “hàng chục nghìn” – chúng ỉm đi không bao giờ nói đến. Đúng là cái thời muốn đọc được báo thì phải có kiến thức là vậy. Người ngu thì cho ra những bài báo ngu và chỉ những thằng ngu mới tin khi đọc.

 

Đúng, từ cuối năm 2022 Ukraine không chiếm lại được thành phố nào – nhưng hãy nhìn vào cách họ chiếm Izyum, Kupyansk, Lyman và thành phố Kherson: họ đã chiếm là những thành phố còn nguyên vẹn, nếu có bị đổ nát là do bọn quân Ng@, không phải do họ. Không những thế, phương pháp chiếm lại của họ giảm thiểu đổ máu cho cả hai bên. Vì vậy khi viện trợ của Hoa Kỳ bị đình đốn, nhất là khi Ng@ thích ứng được với thứ vũ khí thay đổi cuộc chơi là HIMARS cần phải có thứ tầm xa hơn, thì quá trình chiếm lại thêm các thành phố cũng bị đình đốn theo, đó là bình thường thôi chứ có gì đâu.

 

Lý sự của Putox đã thành lý sự cùn: đánh nhau kiểu gì cũng được, chết nhiều cũng được, bố mày sai cũng được, cứ đi chiếm đất cái đã, bố không rút quân thì chúng mày phải rút mới có hòa bình. Tầm này thì chấp nhận tuốt, kể cả bị các loại lệnh cấm vận. Đã thế bố cũng tuyên bố luôn là cấm vận lại chúng mày.

 

Đúng là cái quân này không thể nghe nói lý được, nghe giọng điệu của chúng thì biết.

Và bây giờ thì điều mà chúng sợ nhất đã đến: TIỀN. Các ông lớn có thể nói là LỚN NHẤT thế giới về tiền, cũng đã ra được tuyên bố về… TIỀN. Xin quý vị đọc ở đây và cho xin 1 like:

https://www.facebook.com/thelastvagabond/posts/pfbid0xQmkvEckajfHXqwQskp9fMPWbWHnFSAZfSCRnXqGVsLVQC1f1eub24QE4bdUmQjYl

 

Trước mắt là lợi tức từ khoản tiền của Ng@ sẽ được dùng để trả nợ khoản vay 50 tỉ đô-la giải ngân cuối năm nay và trước sau thì những khoản tiền của Ng@ tức là GỐC, không phải lãi, cũng sẽ chuyển cho Ukraine. Điều đó là chắc chắn, không phải thông qua Liên hiệp quốc làm cái gì hết, ai giữ tiền thì người đó chuyển. Mấy ông lớn bàn với nhau thế là xong rồi, cấm vận người khác cũng là các ông ấy chứ ai. Các nhà lãnh đạo G7 muốn nhấn mạnh rằng hành động này là một thông điệp rõ ràng gửi tới Putox. Về phần mình, Volodymyr Zelenskyy ca ngợi nghị quyết này “là một tiến bộ quan trọng trong việc đảm bảo sự hỗ trợ lâu dài cho Ukraine để giành ưu thế trong cuộc xung đột này.”

 

Để phản pháo, Putox gào lên: việc phong tỏa tài sản của Ng@ “là hành vi trộm cắp” và đe dọa rằng việc này “sẽ không diễn ra mà không gây ra hậu quả.” Ô dào, dọa mãi rồi. Làm được cái gì thì làm đê.

 

Trong diễn biến này, Vi-ô-vi có buổi phỏng vấn thiếu tướng Nguyễn Hồng Quân – ngạc nhiên chưa? – Thiếu tướng Nguyễn Hồng Quân vốn là người có quan điểm thẳng thắn về cuộc chiến trong trả lời phỏng vấn của ông trên Vi-Ti-xi hồi đầu chiến tranh: Ng@ sai, không có chính nghĩa gì ở đây cả và Ng@ sẽ thua (giai đoạn đầu của cuộc chiến).

https://www.youtube.com/watch?v=bE6AO-myAyk

 

lần này, bất chấp sẽ bị biên tập và kiểm duyệt gắt gao vì Vi-ô-vi là nơi có quan điểm quốc tế cực kỳ Pro-Putox, “shit Putox siêu thơm, thơm hơn Chanel 5” – nhưng cũng phải phát lên những ý kiến cho rằng nếu tình hình viện trợ cứ như thế này thì Ng@ sẽ rất khó khăn.

 

Mà đã “khó khăn trên Vi-ô-vi” thì đồng nghĩa với cực kỳ khó khăn, và thậm chí có thể hiểu rằng: Ng@ sắp sửa thua đến đít.

 

Quay lại với Putox, cứ hễ tuyệt vọng, là hắn lại to mồm – to về giọng điệu, nhưng chưa chắc đã to về nội dung. Trong yêu cầu lần này của hắn, ngoài những yêu sách về lãnh thổ (vẫn thế!) – tức yêu cầu Ukraine rút khỏi những khu vực đó, không còn những nội dung về hạn chế quân lực (quân số, lượng vũ khí nặng như xe tăng, máy bay, pháo binh…), không còn yêu cầu “Chính phủ Zelenskyy phải ra đi” nữa (chính quân mất dạy này đăng đàn nói về tính hợp pháp của vai trò tổng thống Zelenskyy) mà chỉ còn vị thế trung lập, không vũ khí hạt nhân của Ukraine.

 

Về những lời nhảm nhí này của Putox (đặt điều kiện ngừng bắn) – người Ukraine nói đó là “hoàn toàn dối trá” (sham là giả tạo, nhưng tôi thích dùng nghĩa dối trá hơn, nó đúng với bản chất của Putox hơn). Ông bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ, Lloyd Austin thì bảo, tầm này Ng@ làm gì còn tư cách đưa ra điều kiện hòa bình với ngừng bắn. Thế là rõ rồi nhé.

 

Cuối tháng này, các đại sứ EU đã đồng ý bắt đầu quá trình đàm phán gia nhập với Ukraine và Moldova. Bỉ hiện đang là Chủ tịch EU đã xác nhận các cuộc đàm phán sẽ bắt đầu vào ngày 25 tháng 6. Quyết định này dự kiến sẽ nhận được sự chấp thuận của các bộ trưởng tài chính và kinh tế trong cuộc họp diễn ra vào thứ Sáu tuần này, tức là hôm qua.

 

Tất cả những đòn này nện vào thủ cấp Putox cùng với thỏa thuận an ninh giữa Hoa Kỳ và Ukraine mà tôi đề cập hôm qua, theo tôi đây là đòn mạnh nhất. Cuộc chiến của Putox “nhằm ngăn chặn sự mở rộng của liên minh quân sự NATO,” đang phản tác dụng. Thỏa thuận này đóng vai trò là bước đệm cho khả năng Ukraine trở thành thành viên NATO tiềm năng, mặc dù điều này chắc vẫn còn phải qua nhiều năm nữa.

 

4. Volodymyr Zelenskyy hiện đã đến Thụy Sĩ để tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình Ukraine, nơi tìm cách đi sâu vào các giải pháp tiềm năng để chấm dứt xung đột ở quốc gia của ông.

 

Những nhân vật nổi tiếng toàn cầu như Thủ tướng Anh Rishi Sunak, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris dự kiến sẽ tham gia cùng ông Zelenskyy tại hội nghị thượng đỉnh quan trọng này. Tuy nhiên, người ta dự đoán rằng hội nghị thượng đỉnh sẽ không hoàn toàn đạt được mục tiêu cô lập Putox, vì Trung Quốc nằm trong số các quốc gia chọn không tham gia.

 

#Bình_loạn_của_Phúc_Lai: đòn trừng phạt tài chính Ng@ vừa qua, cũng như tuyên bố cực kỳ thống nhất lần này của G7, còn là lời cảnh cáo đối với Trung Quốc – nước này có thể không tham gia hội nghị hòa bình ở Thụy Sĩ cũng được, nhưng trò đu dây trong quan hệ với Ng@, không đùa được đâu. Tập chủ tịch nên liệu liệu, dính đòn trừng phạt tầm này thì không hay ho gì hết.

 

G7 đã đưa ra nhiều cảnh báo khác nhau cho Trung Quốc. Tuyên bố cuối cùng chỉ trích hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông và chỉ trích luôn việc Bắc Kinh vì đã ngấm ngầm hỗ trợ các nỗ lực chiến tranh của Putox bằng cách buôn bán hàng hóa lưỡng dụng. Cần nói thêm, riêng chuyện thành phần của hội nghị thượng đỉnh là một thông điệp rõ ràng gửi tới Bắc Kinh. G7 đã mời gần như tất cả các thành viên G20 trừ Trung Quốc. Thông điệp ngầm là nếu Trung Quốc muốn trở thành một phần của nhóm, nước này phải ngừng hợp tác với Putox và tuân thủ các chuẩn mực quốc tế.

 

Nhưng, có những chỗ vẫn… ngu hết phần người khác. Báo chí xứ phía đông nước Lào không bỏ lỡ cơ hội khi hôm qua phi lên 1 bài: có 15 nước rút khỏi hội nghị hòa bình, và đăng thêm vào đó ảnh Tổng thống Zelenskyy đúng lúc ông này cúi mặt xuống “có vẻ buồn rầu thất vọng.” Đúng là bọn làm báo này, mất dạy không để đâu cho hết. Chúng vẫn trò đó: lập lờ, đánh lận con đen. Làm gì có ai RÚT, là những nước chưa trả lời có tham gia hay không và bây giờ trả lời chính thức là không tham gia. Còn những nước tham gia thì vẫn.. tham gia. Con số chính thức là, theo văn phòng Tổng thống Zelenskyy trước đây thông báo đã có 107 nước nhận lời, và hiện nay chính thức sẽ có 90 nước tới hội nghị. Và quan trọng nhất – các ông lớn của thế giới sẽ có mặt.

 

Có lẽ Trung Quốc chọn không đến mới là dở. Nói như người xứ phía đông nước Lào: phải đi họp chứ, đi họp để biết người ta nói gì sau lưng mình. Trong một diễn biến khác, chính Trung Quốc cũng đang tìm cách tổ chức một “hội nghị hòa bình” tương tự. Ơ thế nếu cái hội nghị đó không có sự tham gia của các ông lớn và chính nạn nhân của cuộc chiến – Ukraine thì nó có đông đảo (Trung Quốc mập mờ là 100 nước tham gia) thì nó có giá trị gì không?

https://www.reuters.com/.../china-pushes-rival-ukraine.../

 

5. Quay lại với chiến tranh

 

Như trên đây thiếu tướng Nguyễn Hồng Quân đã nói: Ng@ sẽ khó khăn – chính xác phải hiểu rằng: đã khó khăn rồi. Tuy nhiên, khi ông nói “Ukraine được sử dụng vũ khí viện trợ bắn vào các mục tiêu ở lãnh thổ Ng@ thì chiến sự sẽ ác liệt thêm” – thì có thể phải hiểu theo 2 nghĩa. Chiến sự sẽ “ác liệt thêm” là cho Ng@, nhưng với Ukraine thì chắc chắn sẽ giảm độ ác liệt đi.

 

Đòn “phản chuẩn bị” mà.

 

Có một điều tôi xin quý vị để ý: cứ một bài tôi viết sẽ có những vấn đề bên ngoài, như tình hình quốc tế, hoặc nội bộ bên trong của Ng@... Và tin chiến sự… Vậy điều cần chú ý là gần đây tin chiến sự cứ đều đều theo các tin liên quan, và đều là việc Ukraine nhắm mục tiêu, tấn công vào cơ sở quân sự của Ng@.

 

Điều đó cho phép chúng ta nhìn nhận rằng: với tần suất như vậy thì chiến dịch tấn công của Ukraine cũng coi như đã bắt đầu rồi.

 

Tin hôm qua: Ukraine đã tấn công một sân bay quân sự ở Ng@ – sân bay Morozovsk. Cú tấn công lần này không chỉ nhắm mục tiêu vào các máy bay chiến đấu mà còn nhắm vào cơ sở sản xuất bom lượn. Nguồn tin cho biết hoạt động đêm qua là một phần trong “chiến dịch nhằm làm suy yếu Lực lượng Không quân Ng@” đang làm với Hạm đội Biển Đen của Ng@. Kết quả của đòn tấn công, theo hình ảnh vệ tinh được chia sẻ cho thấy hai máy bay chiến đấu-ném bom SU-34 tại căn cứ không quân Morozovsk ở miền nam nước Ng@ cũng như một công trình kiến trúc màu trắng trước cuộc tấn công. Hình ảnh thứ hai được cho là thể hiện hậu quả, cả máy bay và công trình kiến trúc đều bị phá hủy.

 

Hôm qua tôi đã định viết 1 câu trong bài review chiến sự: “nếu Ng@ cố chạy tàu qua cầu Kerch, coi như đã tự ký giấy chứng tử cho cây cầu này” – nhưng nghĩ thế nào lại thôi để hôm nay bàn tiếp. Cú chạy tàu hỏa “liều mạng” qua cầu, có thể là do bọn ở bán đảo quá khát nhiên liệu nên phải làm như vậy. Nếu hoạt động này diễn ra thường xuyên, cũng có nghĩa rằng trò kéo phà với xà-lan qua biển, thứ nhất là không hiệu quả, thứ hai là bị tấn công nhiều chắc cũng chẳng còn được mấy tàu bè nữa mà vận tải. Nếu các chuyến tàu diễn ra thường xuyên hơn, thì đúng là giấy chứng tử cho cây cầu đã được Ng@ tự ký thật.

 

Tin thêm. Trong một diễn đàn quân sự tôi tham gia, một thành viên được cho là người Ng@ nói với tôi rằng, “thế anh tưởng là phòng không Ng@, nhất là các giàn radar CHỈ thua kém phương Tây về công nghệ vô tuyến – bán dẫn thôi à? Không hẳn thế đâu. Chẳng hạn như ở bán đảo Crimea, quá trình thiếu nhiên liệu đã bắt đầu ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sẵn sàng chiến đấu chung, và đặc biệt là phòng không nói riêng. Không đủ nhiên liệu để chạy phát điện thì lấy đâu ra điện mà trực chiến?”

 

P/S Trong bài này, có một số vấn đề chẳng hạn 1, 2 mục đầu tiên… trong suốt hơn 2 năm qua, đến nay tôi đã viết hơn 4000 trang A4 review cuộc chiến, viết luôn cả những vấn đề liên quan đến lịch sử, văn hóa… đặc biệt là về Ng@. Tôi không nói là tôi đúng cả trong tất cả mọi vấn đề, nhưng cho phép tôi “thiếu khiêm tốn” một chút, là gần như đã giải quyết hầu hết những vấn đề thông thường chúng ta đã vấp phải. Một số quý vị do mới theo dõi tôi trong thời gian gần đây, thỉnh thoảng hay comment nhắc tôi về cái nọ cái kia… tôi xin cảm ơn nhưng thực tế là hầu như những cái đó tôi không hề quên hay bỏ sót, mà vì đã viết về nó quá lâu rồi. Vì vậy nếu có vấn đề gì quý vị thấy thiếu, không có nghĩa là nó không có, mà xin đặt câu hỏi để tôi tìm trong quá khứ tôi đã viết về nó ở chỗ nào, mong phục vụ quý vị được tốt hơn. Trân trọng!

 

#Nga_xâm_lược_Ukraine

#bưng_bô_cho_hòa_bình

#Slava_Ukraine

 

 .

36 BÌNH LUẬN   

 

 

 



No comments: