Pháp
có nguy cơ bị tê liệt nếu tổng thống phải ''chung sống'' với thủ tướng thuộc
phe đối lập?
Trọng Thành
- RFI
Đăng
ngày: 13/06/2024 - 16:28
Nước
Pháp chuẩn bị bước vào cuộc bầu cử lập pháp trước kỳ hạn, sau khi tổng thống
Emmanuel Macron bất ngờ quyết định giải tán Quốc Hội, hôm 09/06/2024, khi có kết
quả bầu Nghị Viện Châu Âu, với tỉ lệ cử tri ủng hộ liên đảng cầm quyền chỉ bằng
phân nửa so với đảng cực hữu đối lập Tập hợp Dân tộc (RN). Việc đảng RN giành
đa số quá bán tại Quốc Hội là một kịch bản có thể xảy ra sau vòng hai cuộc bầu
cử 07/07 (*).
https://s.rfi.fr/media/display/f7fc6f30-c0df-11ec-8498-005056a97e36/w:980/p:16x9/000_328M4RQ.webp
Hai
ứng viên tranh cử tổng thống Pháp, Marine Le Pen (P) và Emmanuel Macron, trong
một cuộc tranh luận trên truyền hình, tháng 4/2022. AFP - LUDOVIC MARIN
Việc
đảng đối lập chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc Hội được quyền đề cử thủ
tướng dẫn đến một tình thế đặc biệt: người đứng đầu chính phủ và nguyên thủ quốc
gia không thuộc cùng một đảng hay một liên minh. Tình thế này, được gọi là
‘‘chung sống’’ (cohabitation), là điều đã được dự trù trong thể chế chính trị
Pháp.
Tình
thế ‘‘chung sống’’ này đã từng xảy ra ba lần dưới thời Đệ Ngũ Cộng Hòa, tuy
nhiên đều là chung sống giữa các đảng phái tả hữu truyền thống. Lần này tình
hình khác hẳn. Trong bối cảnh thế đối đầu chính trị gia tăng tại Pháp, câu hỏi
mà nhiều người đặt ra là: tình thế ‘‘Chung Sống’’ giữa tổng thống với chính phủ
do đảng đối thủ cực hữu kiểm soát liệu có nguy cơ làm tê liệt bộ máy nhà
nước Pháp hay không ?
***
Khi
tổng thống không có được đa số ở Quốc Hội…
Nền
Đệ Ngũ Cộng Hòa Pháp, sau cuộc trưng cầu dân ý 1962, dành cho tổng thống một
quyền hạn rất lớn, do việc tổng thống được cử tri bầu lên trực tiếp, khác hẳn với
nhiều nền dân chủ châu Âu khác, khi tổng thống chỉ là một chức vụ nhiều phần
mang tính nghi thức. Trong chế độ chính trị thường được gọi là ‘‘bán tổng thống’’
(semi-présidentiel) như của Pháp, quyền lực của tổng thống rất
khác nhau tùy thuộc vào việc đảng chính trị của tổng thống có nắm được đa số
quá bán tại Quốc Hội hay không.
Theo
chuyên gia luật Alexandre Frambréry-Iacobone, Đại học Bordeaux, trong trường hợp
đảng của tổng thống giành được đa số quá bán tại Quốc Hội, quyền lực tập trung
vào tay tổng thống, thủ tướng là ‘‘cấp dưới trên thực tế’’ cho dù không phải
chính thức là cấp dưới, theo quy định của Hiến pháp. Các cải cách do tổng thống
quyết định, về nguyên tắc, sẽ dễ dàng được Quốc Hội thông qua.
Ngược
lại, trong trường hợp đảng đối thủ của tổng thống giành được đa số quá bán tại
Quốc Hội, tổng thống có nguy cơ bị khóa tay, hay ít nhất khả năng hành động của
tổng thống ‘‘sẽ bị thu hẹp rất nhiều’’. Dưới thời Đệ Ngũ Cộng Hòa Pháp, trong lần
‘‘chung sống’’ gần nhất năm 1997, sau khi tổng thống vào thời điểm đó, ông
Jacques Chirac giải tán Quốc Hội để bầu lại, với kết quả là đảng Xã Hội cánh tả
giành đa số. Thủ tướng đảng Xã Hội Lionel Jospin, cầm quyền trong 5 năm, đã tiến
hành nhiều cải cách, trái ngược với lập trường của tổng thống Chirac hay đảng của
tổng thống. Cụ thể như xác lập tuần làm việc 35 giờ, bảo hiểm y tế cho người
nghèo (CMU)…
Sau
vòng hai cuộc bầu cử Quốc Hội tháng 7 tới, nếu đảng cực hữu giành được đa số
quá bán, tổng thống sẽ không có cách nào khác hơn là phải bổ nhiệm thủ tướng do
đảng kiểm soát Quốc Hội đề xuất. Thủ tướng ‘‘có toàn quyền bổ nhiệm các thành
viên trong nội các’’, cũng như đưa các dự luật trình lên Quốc Hội. Theo chuyên
gia luật Alexandre Frambréry-Iacobone, kịch bản thứ hai nói trên cho thấy bầu cử
Quốc Hội là ‘‘cuộc bầu cử quan trọng nhất’’ đối với nước Pháp, chứ không phải bầu
cử tổng thống. Đa số quá bán của 577 dân biểu Quốc Hội về cơ bản sẽ quyết định
thành phần chính phủ và công việc quản trị đất nước.
Tổng
thống còn những quyền hạn gì trong trường hợp phải ‘‘chung sống’’ với thủ tướng
của đảng đối lập ?
Về
nguyên tắc, tổng thống có quyền bổ nhiệm thủ tướng, chủ trì các cuộc họp của
chính phủ, giải tán Quốc Hội (tối đa một lần trong một năm), và có các quyền hạn
đặc biệt trong trường hợp ‘‘các đe dọa trực tiếp và nghiêm trọng’’ đối với các
định chế nhà nước, độc lập quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, cũng như việc thực thi
các cam kết quốc tế. Tổng thống có thẩm quyền đặc biệt trong hai lĩnh vực ngoại
giao và quốc phòng. Về quốc phòng, nguyên thủ quốc gia là tổng tư lệnh quân đội,
là người nắm giữ quyền sử dụng vũ khí hạt nhân. Về đối ngoại, Hiến pháp cho
phép tổng thống có quyền thương lượng và phê chuẩn các hiệp định quốc tế, phê
chuẩn nhân sự đại sứ.
Báo
Le Monde, trong một bài tổng thuật về vấn đề này, nhận định : nếu như theo
luật của nước Pháp, tổng thống sẽ chỉ còn đóng ‘‘vai trò thứ yếu’’ trong kịch bản
‘‘chung sống’’, thì nhìn chung, quyền lực của tổng thống là ‘‘không thể coi thường’’.
Le Monde dẫn lại một số dẫn chứng về thời kỳ tổng thống đảng Xã Hội François
Mitterand phải ‘‘chung sống’’ với thủ tướng Jacques Chirac, đảng RPR – Tập hợp
vì nền Cộng Hòa, trong hai năm (1986 – 1988) của nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của
ông. Mitterand thường xuyên tổ chức các buổi họp báo để lên án các chính sách của
thủ tướng. Tổng thống Chirac cũng làm tương tự trong thời gian phải chung sống
với thủ tướng đảng Xã Hội Lionel Jospin.
Các
tổng thống của nền Đệ Ngũ Cộng Hòa Pháp, ngay cả khi phải chung sống với thủ tướng
đảng đối thủ, vẫn là người duy nhất có thẩm quyền ký các sắc lệnh. Chính ở điểm
này mà khả năng tác động của tổng thống đến chính phủ là không thể coi nhẹ. Đơn
cử, năm 1986, tổng thống Mitterand đã từ chối phê chuẩn các nghị định liên quan
đến việc ‘‘tư nhân hóa’’ hơn 60 tập đoàn công nghiệp, do chính phủ Chirac đưa
ra, đã được Quốc Hội bật đèn xanh cho phép ban hành, chính sách nhằm đảo ngược
lại các nỗ lực của đảng Xã Hội trong 5 năm cầm quyền trước đó. Mặc dù sau đó,
thủ tướng Chirac đã chuyển các nghị định này thành dự luật để đưa ra Quốc Hội
phê chuẩn, nhưng việc tổng thống Mitterand từ chối phê chuẩn nghị định về tư
nhân hóa khẳng định rõ lập trường cánh tả của tổng thống đảng Xã Hội.
Ngoài
ra tổng thống cũng là người duy nhất có thẩm quyền giải tán Quốc Hội. Hai lần
‘‘chung sống’’ thời Mitterand chỉ kéo dài 2 năm, nên sức nặng của biện pháp giải
tán Quốc Hội không được thể hiện rõ, nhưng trong 5 năm chung sống (1997 – 2022)
giữa tổng thống cánh hữu Chirac và thủ tướng cánh tả Jospin, tổng thống Chirac
đã sử dụng biện pháp này như một ‘‘lưỡi gươm Damoclès’’ treo lơ lửng trên đầu
thủ tướng.
Quyền
hạn còn khá lớn của tổng thống có nguy cơ làm nước Pháp bị tê liệt đến mức
nào ?
Nhà
chính trị học Alain Garrigou, giáo sư danh dự Đại học Nanterre, nhấn mạnh đến
‘‘một hệ thống cho phép hai bên khóa tay lẫn nhau’’, tổng thống không thể thực
thi cương lĩnh đã cam kết với cử tri, nhưng ngược lại thủ tướng đối thủ cũng phải
thận trọng trong hành động, để ‘‘tránh các bước đi sai’’, có thể dẫn đến việc
Quốc Hội bị giải tán. Nhà chính trị học này nhấn mạnh, thủ tướng Jospin
trong bốn năm cầm quyền cuối cùng đã phải sống trong tình trạng nơm nớp lo Quốc
Hội bị giải tán.
Tuy
nhiên, theo tổng kết của nhà chính trị học Alain Garrigou, tác giả cuốn ‘‘Chính
trị ở Pháp’’, xuất bản năm 2017, thì bất chấp ‘‘tính chất xung đột’’ của mô
hình chung sống, nỗi lo ngại lớn về việc ‘‘hoạt động của chính phủ bị tê liệt
trong kịch bản chung sống là không có cơ sở’’. Theo vị chuyên gia này, trong
trường hợp hai năm chung sống đầu tiên Mitterand – Chirac, đã có 105 luật được
thông qua, và không có trường hợp nào tổng thống ngăn chặn được hoàn toàn luật
do đảng chiếm đa số ở Quốc Hội đưa ra. Tình hình tương tự trong lần chung sống
thứ hai của tổng thống Mitterand với thủ tướng cánh hữu Edouard Balladur (1993
- 1995). Trong lần chung sống thứ ba, và là lần gần đây nhất, chính phủ cánh tả
Jospin cũng đã thông qua được nhiều biện pháp theo chủ trương của cánh tả nắm
quyền.
Ngoại
giao và quốc phòng : Hai lĩnh vực nhiều nguy cơ xung đột
Nhìn
chung, theo nhận định của chuyên gia về Hiến pháp Dominique Rousseau, giáo sư
danh dự Đại học Paris 1, theo truyền thống nền Đệ Ngũ Cộng Hòa, tổng thống và
thủ tướng, trong trường hợp chung cư, phải có các ‘‘dàn xếp’’ đặc biệt trong việc
bổ nhiệm bộ trưởng quốc phòng và ngoại trưởng, lĩnh vực vốn thuộc thẩm quyền tổng
thống, để tránh xung đột.
Tuy
nhiên, tình hình chính trị hiện tại có nhiều thay đổi, ‘‘nếu như trước đây, đã
có những đồng thuận trong các lĩnh vực nêu trên, thì giờ đây bất đồng là rất lớn
giữa tổng thống Macron và đảng Tập hợp Dân tộc, cụ thể như về Liên Hiệp Châu Âu
và chiến tranh tại Ukraina’’. Chuyên gia về Hiến pháp Dominique Rousseau nhấn mạnh,
khác hẳn với ba lần ‘‘chung sống’’ trước đây, nếu kịch bản chung sống xảy ra một
lần nữa, khả năng hợp tác trong hai lĩnh vực ngoại giao và quốc phòng, vốn thuộc
thẩm quyền tổng thống, giữa tổng thống và thủ tướng sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều.
-----
(*)
Theo hai thăm dò dư luận mới nhất, đảng cực hữu RN có thể giành được tối đa 265
đến 270 ghế dân biểu. Thăm dò của viện Elabe,
công bố ngày 12/06, đưa ra con số từ 220 đến 270 ghế. Còn theo thăm dò của Harris Interactive, công bố ngày 10/06, RN được từ 235 đến
265 ghế. Trước đó, hồi tháng 3/2024, báo chí Pháp loan tin kết quả một thăm dò
do viện IFOP tiến hành, theo đặt hàng của đảng cánh hữu LR. Theo kết quả điều
tra tháng 12/2023, được giữ bí mật nhiều tháng sau đó, đảng cực hữu có thể được
từ 242 ghế đến 305 ghế (RN hiện có 89 ghế sau cuộc bầu cử 2022), tức có thể vượt
mức quá bán 289 ghế tại Quốc Hội.
------------------------------------
Các
nội dung liên quan
TẠP
CHÍ XÃ HỘI
Vai
trò và quan hệ giữa thủ tướng và tổng thống Pháp
===================================================
Bầu
cử Quốc Hội Pháp : Cuộc chiến giành quyền lực xé nát các đảng
Bầu
cử Quốc Hội Pháp : Cánh tả thành lập Mặt trận Bình dân mới chống cực hữu
No comments:
Post a Comment