Friday, June 28, 2024

CÁI BẬY BẠ TRONG QUAN ĐIỂM CỦA THÍCH CHÂN QUANG VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI   (Ngô Huy Cương / Facebook)

 



CÁI BẬY BẠ TRONG QUAN ĐIỂM CỦA THÍCH CHÂN QUANG VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI  

Ngô Huy Cương

27-6-2024  19:50   · 

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid022xjvzKKqZVFBkjCRFNBgefvNZN1ZU2o4yNzVbhtjEGA1Uo6pM3UEHa4E6CjvVtBMl&id=100010780718014

 

Thích Chân Quang viết trong cái gọi là “Luận án tiến sỹ luật học” của mình như sau:

 

Tóm lại, Quyền con người do chính Nghĩa vụ con người quyết định. Có chăng nhà nước chịu trách nhiệm tạo cơ hội cho con người được thực thi Nghĩa vụ, nghĩa là không để cho ai trở thành vô dụng, và nhà nước cũng chịu trách nhiệm cung cấp Quyền con người một cách công bằng tương xứng” – (Tr. 31, các dòng từ 23 đến 26 từ trên xuống).

 

Đây là một luận điểm đi ngược lại hoàn toàn Tuyên ngôn Toàn Thế giới về Quyền con người năm 1948.

 

Bản Tuyên ngôn này tuyên bố: “Tất cả mọi người đều sinh ra tự do và bình đẳng về nhân phẩm và về các quyền. Họ được phú cho lý trí và lương tâm và phải đối xử với nhau theo tinh thần thiện chí” (Điều 1).

 

Từ tuyên bố này có thể thấy: Quyền con người là quyền tự nhiên và có các đặc tính “phổ biến”; “cơ bản”; và “tuyệt đối”. Các đặc tính này được hiểu như sau:

 

+ Thứ nhất, đặc tính “phổ biến” của quyền con người nói lên rằng, không kể chủng tộc, nòi giống, giới tính, quốc tịch hay địa vị xã hội…, mọi người đều có quyền như nhau ở mọi nơi, mọi lúc.

 

Thể hiện đặc tính này, Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Chương II (nói về Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân) khi nói về quyền con người thì dùng từ “mọi người” để diễn đạt chủ thể của quyền, còn khi nói về quyền công dân thì dùng từ “công dân” để diễn đạt chủ thể của quyền.

 

Điều 19, Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam tuyên bố: “Mọi người có quyền sống”, tức là không kể người nước ngoài hay người Việt Nam đều được hưởng các quyền này mà chẳng ai thèm quan tâm tới họ có thực hiện nghĩa vụ hay không, trừ khi họ bị tước bỏ mạng sống theo đúng luật cả về nội dung và tố tụng.

 

Tuy nhiên cần lưu ý, vì quyền được sống này, nên thế giới hiện đang đấu tranh để xóa bỏ hình phạt tử hình.

 

Và ngược lại, vì quyền con người được thừa nhận là một quyền phổ biến nên người Việt Nam ra nước ngoài chẳng cần gì phải lo toan cho mạng sống của mình trừ khi bị tai nạn hay bị tước đoạt mạng sống bất hợp pháp.

 

+ Thứ hai, đặc tính “cơ bản” của quyền con người nói lên rằng, quyền con người không thể chuyển nhượng được, dù chúng có thể bị từ chối hay bị vi phạm.

 

+ Thứ ba, đặc tính “tuyệt đối” của quyền con người nói lên rằng các quyền này là nền tảng căn bản nhất của đời sống con người mà không thể bị hạn chế hay giảm bớt và là giới hạn mà Nhà nước không thể vượt qua.

 

Vì vậy Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam tuyên bố quyền con người chỉ có thể bị hạn chế bởi luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng (Điều 14, khoản 2).

 

Vậy có phải Thích Chân Quang và Trường Đại học Luật Hà Nội không thừa nhận tự do và nhân phẩm của con người (nền tảng của quyền con người mà đã được tuyên bố trong Tuyên ngôn về Quyền con người đã dẫn ở trên), bác bỏ pháp luật quốc tế về quyền con người và không thừa nhận Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam?

 

Nếu đúng vậy thì có nên kết luận là phản động thực sự được không?

 

Kính mong Ban Tuyên giáo Trung ương và các Uỷ ban của Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, và Bộ Tư pháp xem xét!

 

______

Ảnh chụp một số trang trong luận án tiến sĩ của Vương Tấn Việt – Từ tác giả Ngô Huy Cương:

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=2173996816302988&set=pcb.2173984422970894

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=2173996839636319&set=pcb.2173984422970894

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=2173996936302976&set=pcb.2173984422970894

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=2173996872969649&set=pcb.2173984422970894

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=2173996896302980&set=pcb.2173984422970894

 

.

117 BÌNH LUẬN  

 

 

 

 



No comments: