Nhà báo Huy Đức bị
bắt: Các tổ chức quốc tế kêu gọi trả tự do 'ngay lập tức'
BBC News Tiếng Việt
8
tháng 6 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cyjjxdpv087o
Tổ
chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) và một số tổ chức quốc tế khác đã đồng loạt lên
tiếng yêu cầu chính phủ Việt Nam ngay lập tức trả tự do cho nhà báo Huy Đức –
người vừa bị khởi tố và bắt tạm giam, sau nhiều ngày bị tạm giữ.
Tổ
chức HRW cho rằng công an đã bắt ông Huy Đức ngay sau khi hai bài viết chỉ
trích hệ thống chính trị Việt Nam và vai trò của ông Nguyễn Phú Trọng được đăng
trên Facebook của ông
Nhà
báo Huy Đức, tên thật là Trương Huy San, là tác giả bộ sách nổi tiếng Bên
thắng cuộc và còn được biết đến với bút danh Osin.
Ông
là cây viết chính luận hàng đầu Việt Nam.
Vào chiều
tối 7/6, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an thông báo đã khởi tố ông Trương
Huy San và luật sư Trần Đình Triển tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm
lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" theo
Điều 331 Bộ luật Hình sự.
Ông
Trương Huy San đã bị câu lưu ít nhất là từ rạng sáng ngày 1/6.
Trước
khi bị bắt, Facebook mang tên Truong Huy San với hơn 370.000 người theo dõi đã
có một số bài phản biện về hệ thống chính trị Việt Nam.
Đặc
biệt, một bài đăng trước khi bị bắt đã cảnh báo các mối nguy hiểm do sự tập
trung quyền lực vào tay Bộ Công an.
Một
bài đăng khác chỉ trích những thiếu sót của chiến dịch chống tham nhũng do lãnh
đạo Đảng Cộng sản lãnh đạo và vai trò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổ chức
HRW cho rằng chính quyền đã bắt giữ nhà báo Huy Đức ngay sau khi hai bài viết
này xuất hiện.
Trang
Facebook Truong Huy San đã đóng vào ngày 2/6, hơn một ngày sau khi ông "đột
ngột biến mất".
Đáng
chú ý là trong tối 7/6, các báo của chính phủ Việt Nam đồng loạt đăng tin về vụ
bắt giữ nhà báo Huy Đức nhưng đến 8/6 thì đều cho ẩn bài hoặc đặt ở các vị trí
ít người đọc trên trang chủ.
Trang
VnExpress ban đầu đặt tít với dòng “nhà báo Huy Đức” nhưng sau đó bỏ chữ “nhà
báo”, sửa thành “ông Osin Huy Đức”.
'Trả
tự do ngay lập tức'
“Chính
quyền Việt Nam cần trả tự do ngay lập tức cho nhà báo, blogger và tác giả nổi
tiếng Huy Đức và bãi bỏ mọi cáo buộc đối với ông,” HRW lên tiếng trong thông
cáo báo chí phát đi hôm 7/6.
Cơ
quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố ông Trương Huy San tội “Lợi dụng các
quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của
tổ chức, cá nhân" theo Điều 331 Bộ luật Hình sự. Theo HRW, đây là một điều
luật “quá mơ hồ” mà “chính quyền thường xuyên sử dụng để xử lý những người chỉ
trích chính quyền”.
“Chính quyền
đã đợi bảy ngày mới thông báo cho gia đình ông Huy Đức về việc ông bị bắt và
giam giữ, gây lo ngại về sự an toàn của ông. Kể từ khi bị giam giữ, cả luật sư
và gia đình đều không được phép gặp ông,” thông cáo của HRW viết.
Bà
Patricia Gossman, Phó Giám đốc khu vực châu Á của HRW, nói: “Bằng việc
bắt giữ sai trái ông Huy Đức, chính quyền Việt Nam đang nhắm vào một trong những
nhà báo dũng cảm và có ảnh hưởng nhất của Việt Nam.
"Các
nhà tài trợ quốc tế và các đối tác thương mại của Việt Nam nên tố cáo việc bắt
giữ Huy Đức là một cuộc tấn công trắng trợn vào quyền tự do ngôn luận và kêu gọi
thả ông ngay lập tức.”
Theo
nhận định của HRW, trong những tháng gần đây, chính quyền Việt Nam đã tăng cường
đàn áp những người chỉ trích, bắt giữ hầu như mọi nhà hoạt động nhân quyền nổi
tiếng và các nhà báo, nhà hoạt động môi trường và bất kỳ ai chỉ trích chính phủ
hoặc kêu gọi cải cách.
Bà
Gossman nói: “Việc bắt giữ một nhà báo vì đưa các tin bài mang tính phê phán
cho thấy rằng chính phủ Việt Nam đang ngày càng rời xa dân chủ và pháp quyền.
“Việc
trừng phạt Huy Đức vì ông đã tố cáo tệ lạm dụng quyền lực nhà nước và tham
nhũng sẽ gây lo ngại cho những người mong đợi những cải cách kinh tế và chính
trị ở Việt Nam trong tương lai gần.”
Dự
án 88, một nhóm đa quốc gia giám sát nhân quyền ở Việt Nam, cho biết vụ bắt giữ
nhà báo Huy Đức “thể hiện một cuộc tấn công đáng báo động vào quyền tự do báo
chí và là vụ mới nhất trong một cuộc đàn áp đang diễn ra nhằm vào các nhà cải
cách”.
Dự
án 88 kêu gọi Hoa Kỳ trừng phạt Hà Nội vì đàn áp những người bất đồng chính kiến.
Chỉ
số Tự do Báo chí Thế giới năm 2024 do Tổ chức Phóng viên Không Biên giới công bố
xếp Việt Nam ở vị trí thứ 174 trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Ủy
ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) gọi Việt Nam là “nhà tù tồi tệ thứ năm đối với các nhà
báo trên toàn thế giới”, với ít nhất 19 phóng viên bị bỏ tù tính đến tháng 12
năm ngoái.
Hai
nhóm tự do báo chí khác cùng với PEN America, một tổ chức tự do ngôn luận,
trong tuần này đã đưa ra lời kêu gọi trả tự do cho nhà báo Huy Đức.
Cédric
Alviani, Giám đốc Văn phòng Tổ chức Phóng viên Không Biên giới châu Á-Thái
Bình Dương, cho biết ngay trước khi có thông báo chính thức về vụ bắt giữ
ông Trương Huy San:
“Các
bài viết của nhà báo độc lập Huy Đức là nguồn thông tin vô giá giúp công chúng
Việt Nam tiếp cận những thông tin bị chế độ Việt Nam kiểm duyệt.
"Chúng
tôi kêu gọi chính quyền Việt Nam thả ngay nhà báo này và cho khôi phục trang
Facebook của ông”.
Shawn
Crispin, đại diện cấp cao khu vực Đông Nam Á của Tổ chức Bảo vệ Nhà báo (CPJ),
phát biểu hôm 6/6, thời điểm sau khi chính quyền đã câu lưu nhà báo Huy Đức nhiều
ngày và trước khi quyết định khởi tố ông được chính thức công bố:
“Chính
quyền Việt Nam cần ngay lập tức tiết lộ nơi họ đang giam giữ nhà báo Trương Huy
San và trả tự do cho ông vô điều kiện.
"Việt
Nam phải ngừng đối xử với các nhà báo như tội phạm và trả tự do cho tất cả các
thành viên báo chí bị giam giữ sai trái.”
------------------
Tin
liên quan
·
Nhà báo Huy Đức bị
bắt về tội 'lợi dụng tự do, dân chủ'
7
tháng 6 năm 2024
·
Nhà báo Huy Đức đã
đi đâu, có thể bị 'tạm giữ' trong bao lâu?
4
tháng 6 năm 2024
·
Nhà báo Huy Đức 'biến
mất' giữa lúc có thông tin ông bị bắt
2
tháng 6 năm 2024
No comments:
Post a Comment