Giải
tán Quốc Hội Pháp : Canh bạc đầy rủi ro của tổng thống Macron
Phan
Minh - RFI
Đăng
ngày: 10/06/2024 - 15:30
https://www.rfi.fr/vi/%C4%91i%E1%BB%83m-b%C3%A1o/20240610-gi%E1%BA%A3i-t%C3%A1n-qu%E1%BB%91c-h%E1%BB%99i-ph%C3%A1p-canh-b%E1%BA%A1c-%C4%91%E1%BA%A7y-r%E1%BB%A7i-ro-c%E1%BB%A7a-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-macron
Tổng
thống Emmanuel Macron giải tán Quốc Hội Pháp sau khi đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc
(RN) « thắng lớn » trong cuộc bầu cử Nghị Viện châu
Âu là chủ đề được tất cả các báo Pháp quan tâm hôm nay 10/06/2024.
Tổng
thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại Paris, Pháp, ngày 09/06/2024. REUTERS
- Sarah Meyssonnier
Trang
nhất và bài xã luận của tờ Le Figaro cho rằng chủ nhân điện Elysée đang đánh một
canh bạc mạo hiểm khi đưa ra quyết định nói trên với những hậu quả khôn lường,
đẩy nước Pháp vào tình trạng bất định. Việc đảng RN giành được nhiều ghế tại
Nghị Viện đã được dự đoán từ trước. Tuy nhiên, phản ứng sau đó của tổng thống
Macron khiến nhật báo thiên hữu hết sức ngạc nhiên. Để đối phó với một thất bại
nặng nề mà đối với ông dường như là một sự sỉ nhục, Emmanuel Macron đã quyết định « chơi
đến cùng » ! Một tháng rưỡi trước khi Thế Vận Hội Olympic
Paris khai mạc, ngoài cuộc khủng hoảng chính trị sau chiến thắng vang dội của
RN, tổng thống Macron đã tạo thêm một cuộc khủng hoảng thể chế với việc giải
tán Quốc Hội.
Đó
là điều mà người đứng đầu danh sách Tập Hợp Dân Tộc trong cuộc bầu cử Nghị Viện
châu Âu, Jordan Bardella, đã yêu cầu từ nhiều tuần qua, và cũng là điều mà
Emmanuel Macron ban đầu không có ý định làm khi nói rằng « bầu cử Nghị
Viện châu Âu sẽ chỉ tác động đến châu Âu ». Với việc đột ngột
đáp ứng yêu cầu của Bardella, Emmanuel Macron có nguy cơ giao quyền lực cho đảng
mà ông từng cam kết sẽ đẩy lùi đà phát triển !
Le
Figaro nhận định chủ nhân điện Elysée dường như đang đặt cược vào chính các cử
tri đã táo bạo bầu cho RN và muốn họ phải « sửa sai » trong
cuộc bầu cử Quốc Hội sắp tới, sau « cơn địa chấn » mà
sự lựa chọn tập thể của họ vừa tạo ra. Thông qua việc « trầm trọng hóa » mọi
chuyện, tổng thống Macron hy vọng sẽ giành lại được quyền kiểm soát tình hình,
tìm ra các liên minh mới, để có được số tuyệt đối ở Quốc Hội.
Tuy
nhiên, tờ báo thiên hữu cho rằng không gì có thể khẳng định Emmanuel Macron sẽ
thành công ! Đà phát triển của đảng Tập Hợp Dân Tộc không phải là một sự ngẫu
nhiên. Nó phản ánh sự bất bình từ sâu xa, hiện đang lan rộng khắp châu Âu và về
cơ bản được thúc đẩy bởi mối lo ngại kép : những rủi ro từ tình trạng nhập cư
không được kiểm soát làm đảo lộn sự cân bằng xã hội, hay mối đe dọa của chủ
nghĩa Hồi Giáo đối với tương lai của nền văn minh phương Tây. Lời kêu gọi những
thành phần « trung dung » đứng lên chống lại những
thành phần « cực đoan » của tổng thống Macron không
chắc sẽ mang lại kết quả như mong muốn.
Le
Figaro đặt câu hỏi, Emmanuel Macron sẽ làm gì nếu buộc phải bổ nhiệm Jordan
Bardella làm thủ tướng ? Liệu ông có thể đối mặt với áp lực từ mọi phía kêu gọi
ông từ chức ? Nhật báo thiên hữu kết luận rằng không ai có thể trách chủ nhân
điện Elysée đã tạo điều kiện cho người dân bày tỏ lập trường của mình, nhưng rõ
ràng ông đang đánh cược vào tương lai của bản thân cũng như của cả nước Pháp với
trò chơi ném xúc xắc.
Tổng
thống Macron muốn cử tri tỉnh ngộ
Trang
nhất và bài xã luận của tờ Libération không tỏ ra ngạc nhiên trước kết quả này
và cũng cho rằng tổng thống Macron đang đánh một canh bạc rất lớn. Trong mọi
trường hợp, nhật báo thiên tả nhận định chủ nhân điện Elysée đã thất bại trong
cuộc chiến chống phe cực hữu, khi ông tầm thường hóa những mối đe dọa từ phe
này bằng cách « coi » họ là đối thủ chính đáng và
duy nhất của mình.
Libération
cho rằng giải tán Quốc Hội sẽ không tạo ra một « phép nhiệm
màu ». Hậu quả là rất có khả năng một đại diện của đảng RN sẽ bước vào
điện Matignon (dinh thủ tướng) trước khi Thế Vận Hội Olympic khai mạc. Đây có lẽ
là ván cược của Macron để chứng minh sự bất lực của đảng cực hữu trong việc giải
quyết các vấn đề của người Pháp từ giờ đến năm 2027, thời điểm diễn ra cuộc bầu
cử tổng thống tiếp theo. Hy vọng rằng sau hai năm chứng kiến RN ngồi ở vị trí
lãnh đạo chính phủ, cử tri sẽ tỉnh ngộ và không bầu họ vào điện Elysée. Tổng thống
Macron đang muốn đóng vai trò người cản bước tiến của phe cực hữu vào điện
Elysée, tuy nhiên, canh bạc này dường như mang lại rất nhiều rủi ro.
Phe
cực hữu mạnh lên ở khắp châu Âu
Nhật
báo kinh tế Les Echos cũng dành trang nhất quan tâm đến bầu cử Nghị Viện châu
Âu, và nhấn mạnh đến việc những ước tính đầu tiên cho thấy phe cực hữu đang mạnh
lên ở rất nhiều nước, bao gồm Đức, Pháp, Hà Lan hay Áo, so với năm 2019.
Chiến
tranh Ukraina : Tổng thống Pháp Macron không muốn để Nga « áp
đặt luật chơi »
Nhìn
sang Ukraina, xã luận của nhật báo Le Monde cho rằng với tuyên bố tăng cường viện
trợ cho Kiev, tổng thống Pháp Emmanuel Macron muốn tránh để điện Kremlin làm chủ
tình hình trên chiến trường, và điều này buộc ông phải nhận được thêm sự ủng hộ
về chính trị và ngoại giao.
Vốn
không muốn kích động một vòng xoáy bạo lực trong trường hợp xảy ra xung đột trực
tiếp, các quốc gia phương Tây vẫn không ngừng giúp đỡ Ukraina tự vệ, nhưng
không muốn rơi vào thế tham chiến trực diện. Tuy nhiên, Emmanuel Macron dường
như có một lập trường khác. Đối với chủ nhân điện Elysée, « Pháp không đối
đầu trực tiếp với Nga », nhưng phải có khả năng không cho căng thẳng
leo thang, tức là « không để Nga áp đặt những giới hạn của bản
thân ». Nói cách khác, ông Macron muốn chủ động vạch ra những đường hướng
đã cam kết với Ukraina, thay vì để Matxcơva « áp đặt luật
chơi » thông qua các hành động đe dọa của mình.
Vài
ngày sau khi bật đèn xanh cho Ukraina sử dụng tên lửa của Pháp để tấn công vào
các căn cứ trên lãnh thổ Nga, những nơi được Matxcơva sử dụng để tiến hành các
cuộc tấn công nhắm vào Kharkiv, ông Macron thể hiện mình là một nhà lãnh đạo
châu Âu cam kết sát cánh cùng Ukraina, mặc dù sự hỗ trợ mà Paris dành cho Kiev
thấp hơn nhiều so với Mỹ và Đức. Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đang gia
tăng các biểu hiện thù địch với Paris, điều mà ông Macron coi là những « dấu
hiệu bồn chồn » từ điện Kremlin.
Le
Monde kết luận rằng chính thái độ hung hăng của Nga đã khiến các nước châu Âu
đoàn kết xích lại gần nhau trong việc hỗ trợ Ukraina. Tuy nhiên, cam kết của chủ
nhân điện Elysée còn phải dựa vào sự hỗ trợ mạnh mẽ cả về chính trị lẫn ngoại
giao. Hình ảnh một Hạ Viện hoang vắng, hôm 07/06, trong lúc tổng thống Ukraina
Volodymyr Zelensky phát biểu, không phải là một dấu hiệu khả quan.
Gaza : Israel
cứu được bốn con tin nhưng giết chết hàng trăm người Palestine
Nhìn
sang Trung Đông, nhật báo Công Giáo La Croix dành trang nhất nói về chiến dịch
giải cứu con tin của Israel được thực hiện giữa ban ngày tại khu vực trung tâm
dải Gaza. Nhà nước Do Thái đã tiến hành một cuộc đột kích quy mô lớn và cứu được
4 con tin hôm 08/06, nhưng lại giết chết ít nhất 100 nạn nhân người Palestine.
Những
tiếng vỗ tay đi kèm với tiếng hò reo trên bãi biển Tel Aviv. Mọi người đều tỏ
ra vui mừng sau khi loa phóng thanh thông báo rằng « quân đội
Israel đã giải cứu được 4 con tin : Almog Meir Jan, Andrey Kozlov,
Shlomi Ziv và Noa Argamani ». Được chuyển đến bệnh viện Sheba ở Tel
HaShomer bằng trực thăng, những con tin mới trở về nhà đều có sức khỏe tốt. Người
dân phần nào thở phào nhẹ nhõm ở Israel, trong bối cảnh nỗi ám ảnh của vụ thảm
sát ngày 07/10/2023 vẫn còn hiện hữu.
Vào
lúc 11 giờ sáng thứ Bảy, những binh sĩ thuộc các đơn vị tinh nhuệ Yamam và Shin
Bet được lệnh tấn công hai tòa nhà nhiều tầng trong trại tị nạn Nusseirat ở
trung tâm Gaza, nơi tình báo Israel xác định rằng các con tin đang bị giam giữ.
Cuộc đột kích đã vấp phải sự kháng cự của Hamas.
Hind
Khoudary, nhà báo Gaza có mặt tại bệnh viện Al-Aqsa ở Deir Al-Balah, cách đó 6
km, đưa tin về « những cuộc bắn phá dữ dội ». Ít nhất
94 người chết, bao gồm cả trẻ em và hơn 100 người bị thương đã được đưa đến bệnh
viện, theo phát ngôn viên của bệnh viện, được hãng tin Mỹ AP trích dẫn. Về phần
mình, bộ Y Tế Hamas đưa ra con số 274 người chết và 698 người bị thương.
Tuy
nhiên, không có kênh truyền hình nào của Israel đề cập đến các nạn nhân người
Palestine trong vụ đột kích nói trên, và mọi sự chú ý chỉ tập trung vào cuộc
đoàn tụ của các con tin với gia đình. Omri Shtivi, anh trai của một con tin bị
bắt giữ hôm 07/10, than phiền trước đám đông tụ tập tại một quảng trường ở Tel
Aviv : « Vẫn còn 120 con tin đang muốn đượctrở về nhà.
Chúng ta không thểlừa dối bản thân. Các chiến dịchquân sự sẽ
không thể giúptất cả mọi người sống sót trở về. Chỉ có một thỏa
thuận ngừng bắnmới làm được điều này. »
Tennis
: Carlos Alcaraz vô địch Roland Garros 2024
Trong
lĩnh vực thể thao, Le Figaro có bài viết nói về sự kiện thần đồng quần vợt người
Tây Ban Nha Carlos Alcaraz đánh bại Alexander Zverev và lần đầu tiên
đăng quang tại Roland Garros và lần thứ ba tại các giải thuộc hệ thống Grand
Slam.
Roland
Garros 2024 bắt đầu trong nước mắt khi giải đấu dường như đã nói lời chia tay với
cây vợt vĩ đại nhất giải, huyền thoại Rafael Nadal, với 14 danh hiệu tại Porte
d’Auteuil. Tuy nhiên, « câu chuyện Nadal » khép
lại và mở rộng cánh cửa cho một câu chuyện mới. Carlos Alcaraz, vừa mừng sinh
nhật thứ 21, trở thành tay vợt trẻ nhất trong lịch sử tennis vô địch các giải
Grand Slam trên cả ba mặt sân, đồng thời, trở thành « người thừa kế » xứng
đáng của đàn anh Rafael Nadal.
Trước
khi Roland Garros năm nay khai mạc, giới quan sát đã tỏ ra lo lắng trước phong
độ của Alcaraz sau khi kết quả từ đầu năm của anh không mấy khả quan. Quá căng
thẳng trong trận bán kết Roland Garros năm ngoái, Alcaraz đã bị chuột rút và để
thua trước Novak Djokovic. Năm nay, trong trận bán kết với tay vợt người Ý
Jannik Sinner, anh lại bị những cơn chuột rút hành hạ, nhưng đã vượt lên chính
mình để đánh bại tân số 1 thế giới trước khi thắng nốt Zverev trong trận chung
kết.
.
=================================================
.
.
Tổng
thống Pháp giải tán Quốc Hội, tổ chức bầu cử trước thời hạn
Thanh Hà - RFI
Đăng
ngày: 10/06/2024 - 11:32
Sau
kết quả bầu cử Nghị Viện Châu Âu Chủ Nhật 09/06/2024, tại Pháp, đảng cực hữu Tập
Hợp Dân Tộc RN đã về đầu. Tổng thống Emmanuel Macron quyết định giải tán Quốc Hội.
Cử tri Pháp được kêu gọi bầu lại 577 dân biểu ở Hạ Viện, qua hai vòng phiếu, dự
trù vào ngày 30/06 và 07/07/2024.
https://s.rfi.fr/media/display/aa44e6c2-2696-11ef-b9c0-005056a90284/w:980/p:16x9/000_34W49AC.webp
Ảnh
chụp màn hình: Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thông báo quyết định giải tán Quốc
Hội sau cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu, Paris, Pháp, ngày 09/06/2024. AFP -
LUDOVIC MARIN
Quyết
định giải tán Quốc Hội sau cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu gây bất ngờ trong
chính giới và công luận Pháp.
Theo
một số thăm dò, đảng Rassembelement National (RN) đang dẫn đầu và đảng này
tuyên bố « sẵn sàng » điều hành đất nước « nếu được cử tri tín
nhiệm ». Cánh tả kêu gọi thành lập một liên minh ngăn chận đảng cựu hữu
lên nắm quyền.
Theo
trang thông tin về kết quả cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu, tại Pháp, đảng cực hữu
RN do Jordan Bardella, 28 tuổi, chủ tịch đảng đứng đầu danh sách, đã thu được
31,37% số phiếu. Đảng Phục Hưng (Renaissance), thuộc phe tổng thống Macron, do
bà Valérie Hayer đại diện bị bỏ xa lại phía sau, chỉ đạt 14,60% số phiếu. Về thứ
ba là danh sách của cánh Xã hội Dân chủ do Raphael Glucksmann dẫn đầu được hơn
13,83%.
Thất
bại được báo trước và khoảng cách quá lớn giữa đảng Renaissance với cánh cực hữu
RN của bà Marine Le Pen bị toàn thể chính giới xem là một thất bại cả đối với
cá nhân tổng thống Macron, từng coi việc ngăn chận đà tiến của đảng RN là một
ưu tiên. Đây cũng là thất bại lớn khi mà chính phủ bị cử tri bất tín nhiệm.
Vốn
không có đa số tuyệt đối ở Quốc Hội, tổng thống Macron bị cản trở trong việc điều
hành đất nước từ đầu nhiệm kỳ 2 (năm 2022), kết quả tối qua là giọt nước làm
tràn ly. Ngay lập tức nguyên thủ Pháp ra quyết định giải tán Quốc Hội, tổ chức
bầu cử trước thời hạn, với hy vọng có « một đa số rõ ràng » tiếp tục
điều hành đất nước cho tới cuối nhiệm kỳ năm 2027.
Quyết
định nói trên gây bất ngờ do không khi nào một cuộc bầu cử ở cấp châu Âu lại trực
tiếp tác động đến lịch bầu cử của Pháp. Hơn nữa hai vòng bầu cử Lập Pháp sắp tới
được diễn ra chỉ vài ngày trước lễ khai mạc Thế Vận Hội Olympic Paris 2024. Điểm
thứ ba là trong bối cảnh cử tri chuẩn bị bước vào hai tháng hè, tất cả các đảng
phái chính trị tại Pháp chỉ có đúng ba tuần để lao vào một cuộc vận động tranh
cử và tìm kiếm các mối liên minh chính trị để bảo vệ chiếc ghế dân biểu của đảng.
----------------------------
Các
nội dung liên quan
PHÂN
TÍCH
Sự
trỗi dậy của cực hữu : Thách thức lớn trong kỳ bầu cử Nghị Viện Châu Âu
TẠP
CHÍ XÃ HỘI
Vai
trò, tầm quan trọng của Hạ Viện Pháp
No comments:
Post a Comment