Monday, June 17, 2024

GHÉT ĐÀO ĐẤT ĐỔ ĐI (Nguyễn Thông)

 



Ghét đào đất đổ đi (nhân ngày nhà báo)

Nguyễn Thông (Nguyễn Thông Cào)

17-6-2024  07:15   

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid07WG35HSmPrgRi7kDXEiTU5ehaPbifJEf1P1EPMRaJ6eU9STGMNCosYF64V6cCUrZl&id=100024722048900

 

Ghét đào đất đổ đi (nhân ngày nhà báo)

 

Đó là câu thành ngữ về sự đời. Khi đã ghét nhau, không ưa nhau, thì đến cái vết chân của đối tượng bị ghét cũng chả chấp nhận được, thấy ngứa mắt, phải xóa sạch, đào khoét nó đem đổ đi chỗ khác. Kinh khiếp cho tình cảm của người đời, đối với nhau còn hơn cả quân thù quân hằn.

 

Yêu-ghét bản thân nó không có gì đặc biệt bởi tình cảm con người có yêu có ghét, yêu người này, ghét kẻ khác. Chỉ có điều yêu-ghét phải phân minh, chứ đừng cái kiểu “yêu nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau quả bồ hòn cũng méo”. Hãy như lão trượng phu Phùng Quán “Yêu ai cứ bảo là yêu/Ghét ai cứ bảo là ghét/Dù ai ngon ngọt nuông chiều/Cũng không nói yêu thành ghét/Dù ai cầm dao dọa giết/Cũng không nói ghét thành yêu” (Lời mẹ dặn).

 

Xứ này không ít người có thói xấu “phù thịnh chứ không phù suy”, bất cần biết thịnh có thật là tốt không, suy có phải dở xấu không. Họ chỉ cắm mặt làm theo cây gậy chỉ đạo của kẻ có quyền, hữu ý hoặc vô tình đã “giết” biết bao nhiêu người tốt tử tế vốn đã hiếm hoi trong xã hội này. Những vụ đấu tố “Cải cách ruộng đất” và “Nhân văn giai phẩm” là rõ nhất, sau đó có khóc cũng chả làm mới lại được mình.

 

Gần tới ngày 21.6, cả cái gọi là “hệ thống chính trị” tung hô các nhà báo, ngày báo chí cách mạng, nhân tiện chỉ đạo, giáo dục nhà báo phải nọ kia. Năm nào cũng như năm nào. Cứ xong “ngày”, lại quên tiệt, sống chết mặc bay, rồi rơi vào quên lãng.

 

Hôm đầu tháng nhà báo và cũng là tháng thiếu nhi (nhà báo và thiếu nhi xứ này có khác gì nhau, đều non nớt, dễ bảo), 1.6, người ta bắt nhà báo Huy Đức. Khởi đầu tháng nhà báo là một vụ bắt bớ nhà báo nổi tiếng. Buồn cười nhất là công an và phần lớn báo chí quốc doanh đều gọi đương sự bằng cụm từ “bắt cựu nhà báo Huy Đức”. Rất buồn cười về mưu mẹo chơi chữ ở xứ này.

 

Người tử tế (chứ không tử tế thì không bàn) ai cũng hiểu làm báo, viết báo là một nghề. Trên đời chán vạn nghề, làm ruộng, may vá, dạy học, chữa bệnh, làm báo, đánh nhau… Người làm ruộng được gọi là nhà nông/nông dân, may vá là thợ may, chữa bệnh là thầy thuốc, làm báo là nhà báo, đánh nhau là lính/bộ đội. Tên gọi ấy để chỉ người làm nghề, chứ không phải chức danh, danh hiệu. Người ta có thể làm nghề trong thời gian nhất định nào đó, hoặc làm cả đời, chuyên hay không chuyên. Đã làm ruộng thì được gọi là nông dân/nhà nông. Bác Nguyễn Huy Thiệp từng viết “Tôi sinh ra ở nông thôn. Bố mẹ tôi là nông dân”, dù các cụ đã quy tiên nhưng bác Thiệp đâu có viết “bố mẹ tôi là cựu nông dân”. Nhà báo cũng vậy, nghề là viết báo, dù còn viết hay không cũng vẫn là nhà báo, bị bắt cũng là nhà báo. Ông hàng xóm nhà tôi cười bảo “cựu kiếc đếch gì, vớ vẩn”. Ông còn dẫn chứng ngay cả cụ Hồ cũng từng viết báo, được tôn là nhà báo chứ xưa nay có ai gọi là “cựu nhà báo bác Hồ” bao giờ.

 

Huy Đức (Trương Huy San, Osin) gần như cả đời làm báo, viết báo, lúc trong lề, khi ngoài lề, là nhà báo chuyên nghiệp, ngay cả khi không viết nữa vẫn là nhà báo. Có rất nhiều người viết báo/nhà báo, làm nghề báo ở xứ này, giờ đã chết cả rồi, như Hữu Thọ, Hoàng Tùng, Thép Mới, Lưu Quý Kỳ, Trần Đình Vân, Sơn Tùng… có bao giờ bị gọi là “cựu nhà báo” đâu. Họ (công an, báo chí mậu dịch) đã cố tình phân biệt đối xử với nhà báo Huy Đức. Tôi nói thật, dù có gọi ông ấy là cựu, thậm chí là cố đi chăng nữa, thì Huy Đức vẫn là nhà báo nổi tiếng nhất, trước kia, hôm nay, và cả mai sau. Chức danh thì có thể mất, chứ tên gọi để chỉ nghề nghiệp thì tồn tại mãi mãi. Muốn “giết” Huy Đức bằng từ ngữ, chữ nghĩa, họ chỉ lộ rõ tâm địa xấu và dốt.

 

Có lẽ cần nói thêm, trong tiếng Việt, nhằm chỉ một ai đó mần chức trách, có chức danh (chứ không phải tên nghề), có những từ rất rõ ràng để phân biệt: đương, nguyên, cựu, cố. Đương là đang làm, đang là ai. Nguyên là từng làm, giữ chức gì đó, danh hiệu gì đó, nhưng đã chuyển làm việc khác, chức khác. Cựu là nghỉ rồi, nghỉ hẳn, không mần chi nữa. Cố chỉ dành cho người đã chết, mà chết thì hết chuyện, khỏi bàn.

 

Bộ đội đi đánh giặc thì gọi là lính/bộ đội, chứ làm gì có cựu bộ đội đánh giặc. Khi đặt ra danh hiệu “chiến binh” thì có cựu chiến binh. Phi công (người lái máy bay) Nguyễn Văn Cốc bắn rơi máy bay Mỹ khi là phi công chứ không phải cựu phi công, dù ông ấy sau đó về hưu, rồi sau này theo luật trời quy tiên, nhưng nói về ông ấy, người ta chỉ nói phi công Cốc chứ chả ai bảo cựu phi công Cốc bao giờ. Cầu thủ (người đá bóng) Pele ghi bàn thứ 1.000 lúc là cầu thủ, dù có chết rồi vẫn là cầu thủ, đ*o phải cựu cầu thủ (lão hàng xóm nhà tôi bảo vậy).

Thông cào

 

.

73 BÌNH LUẬN   

 

 

===============================================

 

 

Vàng, lại nói về vàng

Nguyễn Thông (Nguyễn Thông Cào)

15-6-2024  21:33  

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid0B7qKEy9B6fVo61VLXBYDDmBJUp5n7NsBe9RA1bY2S68LfknySSuYBykS5KqntaBPl&id=100024722048900

 

Vàng, lại nói về vàng

 

Ở xứ này, bất cứ thứ gì đều có thể làm con người phát điên. Chẳng hạn vàng.

 

Nói chi thì nói, vàng chỉ là hàng hóa, dù có được xem như loại hàng đặc biệt đi chăng nữa, nó vẫn là hàng hóa. Chính những nhà quản lý kinh tế với tư duy quản trị quá lỗi thời đã biến vàng từ hàng hóa vật chất thành thứ phi vật chất, từ giá trị thực thành giá trị ảo.

 

Do không thực thi kinh tế thị trường đúng nghĩa (mặc dù nhà cai trị luôn kêu gào các nước công nhận nền kinh tế xứ này là kinh tế thị trường) nên có những việc nhẽ ra chỉ cần xử lý rất đơn giản thì các ông bà ấy vẽ ra đủ trò, đủ cách vớ vẩn nhố nhăng, không theo bất cứ quy tắc nào. Thích là nhích. Chính sách đi từ thất bại này đến thất bại khác, còn dân thì lãnh đủ. Vàng là ví dụ cụ thể.

 

Vàng tăng giá, có lúc vọt cao hơn mặt bằng giá thế giới, nói đâu xa so với ngay Campuchia, Lào sát nách, tới 20 triệu đồng/lượng. Cả một hệ thống, Chính phủ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước với hàng vạn cái đầu bác học và trình độ cao cấp chính trị đã loay hoay chống đỡ, múa tay trong bị. Nào tổ chức đấu thầu (thực ra là đấu giá bán vàng) thất bại. Nào độc quyền chỉ cho phép 4 ngân hàng nhà nước và công ty SJC được bán vàng do nhà nước bổ xuống khiến dân phải rồng rắn xếp hàng còn hơn thời bao cấp. Nào là đưa ra những quy định kiểu chuyên chính vô sản buộc mua bán vàng phải có hóa đơn chứng từ, phải khai báo điện tử để dễ quản lý, để nắm được trong dân còn bao nhiêu vàng, vàng đang nằm ở đâu, ai, nhà ai. Thời này là thời nào mà dám ra quy định mỗi lần mua chỉ được mua bao nhiêu. Nào lôi cả công an cảnh sát vào cuộc để buộc người mua bán, kinh doanh vàng phải sợ… Tất cả chỉ lòi ra sự ngu dốt của đám được giao quản lý thị trường này, mặt hàng này.

 

Vấn đề mấu chốt là kẻ cầm quyền vẫn quản lý kinh tế theo kiểu đã tồn tại cách nay hơn nửa thế kỷ, theo suy nghĩ chủ quan áp đặt, theo kiểu độc đoán, bất chấp quy luật kinh tế. Vẫn thực hành cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp, kinh tế nhà nước là chủ đạo. Chỗ nào, thứ gì họ cũng cứ phải thò vào, dí mũi vào, bất cần hay dở đúng sai.

 

Họ lên giọng đao to búa lớn, nói rằng phải siết như thế để ngăn ngừa tình trạng đầu cơ tích trữ. Chính họ tạo ra giá chênh lệch nên mới có đầu cơ, chứ cứ để vàng tồn tại đúng bản chất hàng hóa, như lúa gạo, sắt thép… thì ai thèm đầu cơ làm gì. Kẻ đầu cơ chỉ lợi dụng chính sách quản lý vớ vẩn có lợi cho chúng, hàng hóa thiếu thốn, giá cả chênh lệch, chứ trong điều kiện bình thường mà đầu cơ sẽ cầm chắc thất bại, ngu gì thực hiện. Sao các vị không lo người ta đầu cơ tích trữ gạo, vải vóc, xi măng… mà lại chỉ với vàng? Câu trả lời quá đơn giản, vấn đề là có định giải đáp hay không.

 

Ban hành chính sách ngu, thực hiện chính sách cũng ngu, cuối cùng mọi gánh chịu đều đổ hết cả lên đầu dân. Lại còn ra vẻ thương dân vất vả xếp hàng mua vàng.

 

Ông thủ tướng nên cử ngay người sang Campuchia, Lào xem họ có khốn khổ về vàng như bên ta không, có “bắt” dân chen chúc xếp hàng từ nửa đêm sáng sớm để mua được lượng vàng không, giá vàng của họ có sát giá thế giới không. Cứ rao giảng một là hai là mãi, có tí việc cỏn con ấy không xử lý dứt điểm được thì đừng mơ “xông lên đoạt trời”. Hãy cách chức ngay bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng, để ngứa mắt tốn cơm. Hãy mau chóng trả vàng về đời sống hàng hóa. Hãy vứt mẹ cái đuôi lòng thòng đi để kinh tế xứ này thực sự là kinh tế thị trường. Tôi bảo thật.

 

Nguyễn Thông

 

.

93 BÌNH LUẬN    

 

Lê Trường

Nhà nước độc quyền thị trường vàng mà mồm lúc nào cũng nheo nhéo đòi Mỹ, EU công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường mà không biết ngượng! Mặt dày thật!

 

Văn Minh Nguyễn

Họ yêu cầu Mỹ hãy công nhận VN là nền kinh tế thị trường. Nhưng lại quyết giữ cái đuôi xhcn mới chịu.

 

Phan Văn Quang

Bỏ đuôi để lỏng điều 4 à? Bỏ gì thì bỏ chứ cái vòng kim cô từ đại hội "tua" không thể bỏ

 

Lê Tăng Định

Lôi anh TT sang Cam mà học cách quản lý vàng là êm ngay. Cứ lẻo mép theo nền KTTT nhưng lại điều hành ngược.

 

Diem Dang Huu  · 

Các nước lấy cn Mác làm kim chỉ nam đều vậy. Ô Mác chống lại kinh tế thị trường mà. Theo Mác sao lại bắt các nước công nhận VN là kttt. Buồn cười vỡ cả bụng

 






No comments: