Cách
“xử lý” trường hợp ông Thích Minh Tuệ: Việt Nam có thể phải đối mặt với nguy cơ
gì?
RFA
2024.06.16
Hôm
11 tháng 6, 2024, Dân biểu Hạ viện Hoa Kỳ Michelle Steel gửi thư kêu gọi Ngoại
trưởng Antony Blinken đưa Việt Nam vào danh sách các “Quốc gia Cần Quan tâm Đặc
biệt” (CPC) về tự do tôn giáo. Lá thư này tiếp nối yêu cầu của bà Michelle
Steel được gửi đi hồi tháng 3, 2024. Tuy nhiên, lá thư lần này có một điểm khác
là bà Michelle Steel đã nêu trường hợp khất sĩ Thích Minh Tuệ “biến mất” trong
đêm 3 tháng 6, 2024. Bà Dân biểu gọi con đường tu tập của ông Thích Minh Tuệ là
thực hành các giá trị “buông xả” và “sự tối giản” của Phật giáo.
Sư
Thích Minh Tuệ khi bộ hành dọc Việt Nam (Facebook
Thinh Nguyen)
Đêm
hôm 3 tháng 6, 2024, khi ông Thích Minh Tuệ và 72 khất sỹ khác đang ngủ thì cảnh
sát Việt Nam ập vào, tách họ thành nhiều nhóm khác nhau, đưa đi mỗi nơi khác
nhau. Ông Thích Minh Tuệ sau đó được đưa về Gia Lai, nơi cha mẹ ông ở, để làm
căn cước công dân. Sau đó, người dân lại tiếp tục kéo về Gia Lai để bày tỏ sự
kính ngưỡng với ông. Nhưng rồi hôm 14/6/2024, ông Thích Minh Tuệ lại được thông
báo “ẩn tu” lần hai, và một số khất sỹ đang trên đường đến Gia
Lai tìm ông đã “mất tích”.
Những
tiếng nói từ nước Mỹ
Trao
đổi với RFA hôm 14 tháng 6, 2024 về trường hợp ông Thích Minh Tuệ, bà Dân biểu
Hoa Kỳ Michelle Steel nhấn mạnh rằng “tự do tín ngưỡng là một quyền cơ bản của
con người, và Đảng Cộng sản Việt Nam đang học theo các chiến thuật đàn áp của Đảng
Cộng sản Trung Quốc bằng việc đàn áp lạnh lùng các thực hành tôn giáo.” Theo
bà Michelle Steel, “cách đối xử đối với ông Thích Minh Tuệ và những người đi
theo ông là sai trái và không thể bào chữa. Chính phủ Việt Nam phải chịu trách
nhiệm cho điều đó.”
Trong
thư gửi Ngoại trưởng Blinken hôm 11/6 về trường hợp ông Thích Minh Tuệ, bà Dân
biểu Michelle Steel nhấn mạnh rằng “Nước Mỹ có nghĩa vụ đạo đức phải đứng
lên bảo vệ quyền tự do tôn giáo trên toàn thế giới, và Bộ trưởng Blinken nên
huy động toàn bộ quyền lực của Bộ Ngoại giao để đấu tranh chống đàn áp tôn giáo
ở Việt Nam.”
Ở
Mỹ, Ủy hội Hoa kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) là cơ quan tư vấn cho Ngoại
trưởng, Quốc hội, Tổng thống Hoa Kỳ về chính sách đối ngoại liên quan đến tự do
tôn giáo quốc tế. Ủy ban đã liên tục khuyến nghị đưa Việt Nam vào danh sách Quốc
gia Cần Quan tâm Đặc biệt (CPC) về tự do tôn giáo. Mức độ nghiêm trọng của danh
sách này cao hơn danh sách các Quốc gia Cần Theo dõi đặc biệt. Hiện các quốc
gia trong danh sách các Quốc gia Cần Quan tâm Đặc biệt gồm Trung Quốc, Cuba,
Iran, Bắc Triều Tiên và Nga.
Ở
Hoa Kỳ, BPSOS là một tổ chức phi chính phủ thường xuyên tiến hành nghiên cứu và
thông tin cho Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) về tình hình tự
do tôn giáo ở Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Về vụ việc ông Thích Minh
Tuệ đang thu hút sự quan tâm của công chúng Việt Nam gần đây, TS. Nguyễn Đình
Thắng, Tổng giám đốc của BPSOS cho RFA biết rằng tổ chức của ông vừa hoàn tất một
nghiên cứu cho USCIRF ngay trước khi vụ ông Thích Minh Tuệ xảy ra. Nghiên cứu
này nhấn mạnh vào một nhân vật là ông Thích Đức Thiện, người được ông Vũ Chiến
Thắng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ, đưa sang Mỹ
vào tháng 10 năm 2023 để vận động Mỹ đưa Việt Nam khỏi Danh sách Các Quốc gia cần
theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo. Việt Nam không muốn việc này ảnh hưởng đến
quan hệ “đối tác chiến lược toàn diện” với Mỹ.
TS.
Nguyễn Đình Thắng cho biết chính ông Thích Đức Thiện cũng là người đại diện cho
Giáo hội Phật giáo Việt Nam kí văn bản nói ông Thích Minh Tuệ không phải là tu
sĩ Phật giáo. Văn bản này gây ra nhiều phản ứng trái chiều trên mạng xã hội ở
Việt Nam. TS. Nguyễn Thắng nói tiếp:
“Tôi
đã đưa văn bản đó của ông Thích Đức Thiện cho các cơ quan Mỹ mà ông này từng gặp.
Ông ta là người vi phạm quyền tự do tôn giáo một cách ngang nhiên nhất. Tại sao
phải được tổ chức giáo hội này cho phép thì mới được coi là tu sĩ. Trong khi tu
sĩ đã có từ 2500 năm nay, còn cái tổ chức này mới chỉ ra đời từ 1981. Vì vậy,
các cơ quan Hoa Kỳ như Bộ Ngoại giao, Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế,
và bên Liên Hiệp quốc đều nhận ra ngay vấn đề.”
Nếu
Việt Nam bị đưa vào danh sách CPC?
Nếu
Việt Nam bị đưa vào danh sách các Quốc gia cần Quan ngại Đặc biệt về tự do tôn
giáo (CPC) thì theo luật pháp Hoa Kỳ, điều này có khả năng sẽ dẫn đến những trừng
phạt về kinh tế. Một số quan chức chính quyền và “quan chức” Giáo hội liên quan
cũng có thể bị trừng phạt. Câu hỏi đặt ra là liệu những trừng phạt đó liệu có đủ
sức tác động để Việt Nam thay đổi chính sách hay không. Trao đổi với RFA, bà
Dân biểu Michelle Steel khẳng định nếu Việt Nam bị liệt vào danh sách Quốc gia
Cần Quan ngại Đặc biệt, điều đó “sẽ gửi đi một thông điệp mạnh mẽ rằng những
người vi phạm quyền tự do tôn giáo sẽ bị truy tố và phải chịu trách nhiệm.” Theo
bà Michelle Steel, điều đó “sẽ cô lập Chính phủ Việt Nam trên trường quốc tế
và gia tăng áp lực buộc họ phải chấm dứt đàn áp tôn giáo.”
Bà
Michelle Steel nêu ra hai bước tổng quát về mức độ trừng phạt mà quan chức liên
quan đến đàn áp tôn giáo sẽ phải gánh chịu: “Trước hết, các chính sách trừng
phạt, răn đe phi kinh tế sẽ được sử dụng một cách hợp lý. Sau khi các biện pháp
này được sử dụng hết, các biện pháp trừng phạt kinh tế có thể sẽ được áp dụng,
nếu hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo vẫn tiếp tục diễn ra.”
Trao
đổi với RFA, Tiến sỹ Nguyễn Đình Thắng phân tích rằng triển vọng đưa Việt Nam
vào danh sách các Quốc gia cần Quan ngại Đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC) thì rất
thấp bởi vì phía hành pháp Mỹ không muốn làm điều đó, trừ khi xảy ra một cuộc
đàn áp đẫm máu, như từng xảy ra ở Tây Tạng chẳng hạn. Tuy nhiên, theo TS. Thắng,
nếu Việt Nam muốn Mỹ rút tên mình ra khỏi danh sách “Các nước Cần Theo dõi Đặc
biệt” (vốn thấp hơn về mức độ so với danh sách “Quốc gia cần Quan ngại Đặc biệt”)
thì rất khó vì những bước đi sai lầm của Việt Nam. Cho nên đến cuối năm nay thì
khả năng là Việt Nam vẫn nằm trong danh sách này. Ông nói tiếp:
“Nếu
vẫn ở trong danh sách này thì có một số hình thức trừng phạt, chế tài từ nhẹ đến
nặng. Nhẹ thì có công văn kín, phản đối. Cái đó hoàn toàn vô dụng. Rồi đến công
văn phản đối công khai. Rồi từ từ nâng lên là cắt đứt một số trao đổi văn hóa,
rồi nâng lên là cắt đứt một số viện trợ. Và mức trừng phạt cao nhất là cấm bên
Hành pháp Mỹ cho vay tiền từ một số định chế tài chính do Mỹ kiểm soát. Nhưng
phải mất hàng chục năm thì mới đi đến biện pháp chế tài cao nhất đó và phải đi
từng bước một.”
Tuy
nhiên, theo TS. Nguyễn Đình Thắng, luật pháp Hoa Kỳ còn những điều luật khác, dễ
dàng đưa đến chế tài quan chức nước ngoài đàn áp tôn giáo ở xứ sở của họ. Có
hai biện pháp chế tài: một là cấm nhập cảnh Hoa Kỳ vĩnh viễn; hai là đóng băng
tài sản tại Hoa Kỳ. Không chỉ đương sự bị cấm mà bố mẹ, thân nhân cũng bị cấm.
Như vậy, biện pháp này rất nặng nề (đối với quan chức liên quan.) TS. Thắng cho
biết:
“Chắc
chắn là nội trong một tuần tới, sẽ có một công văn rất dài từ Liên Hiệp Quốc, của
các báo cáo viên của Liên Hiệp Quốc, về lĩnh vực tự do tôn giáo và niềm tin, về
lĩnh nhân quyền, sẽ được gửi đến Chính phủ Việt Nam.”
Nếu
Việt Nam muốn chứng tỏ mình tôn trọng tự do tôn giáo?
Trao
đổi với RFA, bà Dân biểu Hoa Kỳ Michelle Steel khẳng định “Chính phủ Việt
Nam hết lần này đến lần khác cho thấy họ không tôn trọng các quyền cơ bản của
con người, trong đó có quyền tự do tôn giáo.” Ông Thích Minh Tuệ sau
khi xuất hiện trên truyền thông nhà nước nói muốn “ẩn tu”, sau đó ông lại xuất
hiện, rồi lại “ẩn tu” lần nữa. Bà Dân biểu Michelle Steel trao đổi với RFA rằng
những vấn đề đó khiến bà “không khỏi lo lắng cho sự an lành của ngài và những
người hành hương cùng ngài.” Bà khẳng định “Việt Nam phải đưa
ra câu trả lời rõ ràng về nơi ở của ông và cho phép các quan chức bên ngoài vào
gặp gỡ những nạn nhân bị đàn áp tôn giáo này.”
TS.
Nguyễn Đình Thắng cho rằng nếu muốn chứng tỏ mình bảo vệ quyền tự do tôn giáo của
người dân trong trường hợp nhà tu hành Thích Minh Tuệ, chính quyền Việt Nam chỉ
cần đơn giản thực thi đúng chức trách bảo đảm an ninh mà không can thiệp vào hoạt
động của vị khất sĩ, các bạn đồng hành và người dân:
"Phải dẹp
đường, phải giữ trật tự, bảo vệ cho mọi người đi, nhắc nhở người dân coi chừng
dịch bệnh, không gây rối trật tự, không cản trở bước đi của các thầy."
Muốn
chứng minh mình tôn trọng các quyền tự do tôn giáo cơ bản, theo bà Dân biểu
Michelle Steel, Việt Nam “cần đưa ra câu trả lời rõ ràng về những gì đã xảy
ra và Thích Minh Tuệ hiện ở đâu”. Mặt khác, “Chính phủ Việt
Nam đứng sang một bên và cho phép những người hành hương của ông được tự do tụ
tập.” Bà Michelle Steel cũng cảnh báo rằng “Nếu quan chức Việt
Nam tiếp tục quản chế và phân biệt đối xử các cá nhân theo đuổi tín ngưỡng tôn
giáo thì họ sẽ phải đối mặt với những hậu quả quốc tế nghiêm trọng.”
___________
Sư Thích Minh Tuệ "ẩn tu" lần hai, các khất sĩ khác mất
tích trên đường tới Gia Lai
VTV công bố phỏng vấn sư Thích Minh Tuệ, dân mạng phát hiện nhiều
nghi vấn
Bộ Công an cần minh bạch tung tích của sư Thích Minh Tuệ!
Thực hư việc Ban Tôn giáo Chính phủ nói sư Minh Tuệ "tự
nguyện dừng bộ hành khất thực"
Sư Thích Minh Tuệ mất tích: Dân biểu Hạ viện California và tổ
chức quốc tế bày tỏ quan ngại
Đoàn theo Sư Minh Tuệ còn được tự do bao lâu?
Vì sao báo chí Nhà nước tránh nhắc về “hiện tượng” sư Thích
Minh Tuệ?
Tu như Thích Minh Tuệ thì được lợi ích gì?
Hạnh đầu… độc của sư Thích Trúc Thái Minh
----------------------------------
Tin,
bài liên quan
THỜI
SỰ
Video
về sư Minh Tuệ, Nhật Từ bị cho cắt ghép và vấn đề pháp lý
Sư
Thích Minh Tuệ tự nguyện hay bị ép dừng bộ hành?
Đoàn
theo Sư Minh Tuệ còn được tự do bao lâu?
Vì
sao báo chí Nhà nước tránh nhắc về “hiện tượng” sư Thích Minh Tuệ?
No comments:
Post a Comment