VIẾT
NHÂN CHUYỆN KỶ LUẬT MẤY CÁN BỘ CÓ SỔ TIẾT KIỆM MẤY TRĂM TRIỆU KHÔNG KÊ KHAI
Tài sản cá nhân và kiểm soát tài sản cá nhân của
xã hội là một bộ phận rất quan trọng của hệ thống quản lý tài sản - tài chính của
một xã hội (tài chính của xã hội còn có các hệ thông tài chính công và tài
chính của các pháp nhân – doanh nghiệp rất lớn và rất phức tạp tôi không nói ở
đây).
Trong một nền kinh tế thị trường phát triển (tức
là gắn với tiêu chí văn minh) như Đức, Anh, Mỹ… hệ thống quản lý tài sản – tài
chính là cả một rừng thể chế và việc thi hành chúng trong thực tế trơn chu, rộng
khắp, triệt để, công tâm, không có chỗ trống – tất nhiên thực tế vẫn còn có những
kẽ hở nhưng các cơ quan công quyền lien tục và thường xuyên cố gắng bịt các kẽ
hở đó, không cho phép ai lợi dụng chúng để trục lợi cá nhân…
Do vậy, người Việt khi làm ăn ở các nước phát
triển, ít người trở thành giàu nhanh bất thường được. Ai giàu thì cũng là giàu
chính đáng do tài năng hoặc may mắn, làm ăn, kinh doanh gặp thời phất mạnh. Ai
làm công ăn lương thì è cổ ra đóng thuế - càng nhiều tiền nhiều tài sản đóng
thuế càng cao – đến mức hết đời ăn lương về hưu cũng chỉ kịp tích lũy một đôi
triệu đô đã là người ở đỉnh cao của thang bậc lương rồi…, đủ mua 1 cái biêt thự
hạng xoàng vàm mua vài tài sản cá nhân hạng vừa như xe cộ,…
Đất nước Việt Nam xưa theo cơ chế bao cấp tưởng
như thế là công bằng nhưng hóa ra (theo kinh nghiệm của các nước đi trước tiên
phong như Nga, TQ…) nó chỉ là một xã hội cào bằng giả tạo theo tầng lớp (xã hội
này giờ vẫn phát triển mạnh ở Bắc Triều Tiên, Nga, TQ…), theo đó tầng lớp thượng
đỉnh là các ủy viên lãnh đạo Bộ CT sống như các ông hoàng, thấp hơn là lớp
trung gian đại thần chen chúc nhau hưởng bổng lộc với tài sản phải same same
nhau, dưới nữa lớp cùng đinh thì ai cũng nghèo khổ như ai (chia đều sự nghèo
khó) vì tài sản tập trung hết ở các tầng lớp trên họ hưởng rồi, xã hội mất động
lực làm việc không tạo ra bánh lấy đâu bánh ăn???
Cuộc cách mạng “đổi mới” chuyển sang cơ chế thị
trường đã cứu dân tộc và chế độ đương thời của Việt nam không sụp đổ. Dân có
tài sản, người giàu nhiều lên, thu nhập xã hội tăng nhanh…
Và Việt Nam mong muốn có một hệ thống tài
chính đạt chuẩn thị trường (học theo được như Mỹ, Đức, Anh…) – Nó là 1 trong 5
tiêu chí của một nền kinh tế thị trường (điều mà các lãnh đạo nước ta đi đâu
cũng đề nghị các nước họ công nhận).
Tiêu chí đó là: hệ thống tài chính phải thông
suốt, minh bạch, công khai, giám sát được bởi các định chế xã hội.
Tại sao Quốc hội, dân chúng phải giám sát và
phải giám sát được tài chính công, chi tiêu NSNN (kể cả chi tiêu cho quốc
phòng) là vậy. Chuyện một ông Thủ tướng đi công cán mà cho trực thăng công ghé
thăm nhà, dân họ biết được là có quyề kiện, thủ tướng sai là mất chức ngay…
Trong mảng tài chính tài sản cá nhân, mọi người
rất tôn trọng quyền sở hữu tài sản cá nhân, nhưng Nhà nước phải giám sát mọi biến
động của tài chính, tài sản cá nhân chặt chẽ.
Chặt đến mức không còn ruồi nào thoát khỏi tầm
mắt của các cơ quan quản lý giám sát tài chính cá nhân…
Một tổng thống, thủ tướng nhận tiền nhuận bút
xuất bản sách hoặc tham gia thảo luận ở nước ngoài, khi về nước “quên’ Khai báo
và đóng thế thu nhập là bị khởi tố về thuế liền…
Tôi có quen nhiều người việt sống bên Đức lâu
năm, nhiều khi đến ở chỗ họ sống hàng tháng nên được nghe rất nhiều chuyện về
giám sát tài chính bên đó… Tôi rất lạ là hàng ngàn người VN bên đó sống mấy chục
năm, nhiều người cũng có tiền, nhưng rất ít người xây nhà, mua nhà biệt thự lớn!!!
Hóa ra là hầu hết họ là những người kiếm tiền bươn chải nhiều năm, cơ hội và rủi
ro đan xen nên rất ngại va chạm với hệ thống giám sát tài chính Đức. Có chút tiền
kha khá thì gửi về Việt nam mua cái nhà để đó cho thuê. Bên Đức chỉ khai báo
thu nhập vừa đủ sống hàng năm…
Hệ quả là: ai mà làm ăn có tiền, dư dả thu nhập,
không bao giờ dám công khai những thu nhập đó, thậm chí không dám gửi vào tài
khoản ngân hàng mà phải giữ bằng tiền mặt… Vậy mới có nhiều chuyện bọn cướp bên
Âu hay tấn công cướp của ngừời Việt vì họ hay giữ tiền mặt có khi rất lớn trong
người và trong nhà… Nhiều người có nhiều tiền nhưng không dám mua xe mới đắt tiền
(khoảng trên 50.000 eur – hơn 1 tỷ vnd bên đó được coi là xe đắt tiền ), vì nếu
chỉ cần mua xe đắt tiền, hóa đơn mua hàng lộ ra, thanh tra tài chính có thể đến
hỏi thăm liền về nguồn thu nhập… Đi chợ mua hàng mà mua nhiều hàng hiệu cũng có
thể bị thanh tra nguồn thu nhập (tại sao không tương xứng, không khớp với khai
báo thu nhập - thuế). Ai có nhà to, nhiều nhà, chắc chắn sẽ phải nộp thuế nhiều
hơn, về già không được hưởng trợ cấp tiền thuê nhà dành cho người già ít thu nhập…)
Tóm lại, hệ thống quản lý, giám sát tài chính
cá nhân ở các nước phát triển nó là công việc thường xuyên, liên tục, chặt chẽ,
công bằng, nghiệp vụ cao.
Nó không cần bất kỳ một cơ quan kiểu Thanh tra
chính phủ hay Ủy ban kiểm tra Đảng các cấp như ở Việt nam…
Trên nó là luật pháp và hệ thống tư pháp - tòa
án.
Nó tự động làm việc 24/24 không ngơi nghỉ.
Nó không cần các mệnh lệnh, hô hào phong trào
kiểu học tập tấm gương ai đó rồi mới lại làm, hết phong trào rồi thôi, nghỉ đã…
Nó công bằng cho mọi người, dân thường cũng
như quan chức chứ không có chuyện dân thường xử theo luật, quan chức xử lý nội
bộ trong đảng…
KẾT
-Giám sát tài chính quá cần nhưng phải làm bài
bản. Làm xôi đỗ, theo phong trào hoặc làm kiểu lạm dụng sẽ chỉ làm cho câu chuyện
phức tạp hơn.
-Giám sát tai sản – tài chính cán bộ nhưng
cũng cần giám sát cả tư nhân, chống trốn thuế rửa tiền tư nhân mới là lỗ hổng rất
lớn trong quản lý tài chính ở Việt Nam.
.
No comments:
Post a Comment