Luôn luôn sẽ phải ở trên bàn nghị sự của các nhà
chính trị nước Việt, một cách thường trực và tổng thể đặt trong mối quan hệ
lịch sử giữa hai nước từ xưa đến nay, chứ không phải chỉ là ba
gạch đầu dòng nhỏ như bài của BBC nêu ra.
Mối quan hệ Việt Nam – Campuchia xét về nhiều góc
cạnh, soi ở nhiều chiều không gian, ta sẽ thấy nó na ná như mối quan hệ của
Trung Quốc và Việt Nam. Bởi vậy, VẤN ĐỀ CAMPUCHIA cũng như VẤN ĐỀ TRUNG QUỐC,
luôn phải là ưu tiên của bất kỳ nhà lãnh đạo nào nắm quyền điều hành quốc gia.
Lịch sử những năm cuối của thế kỷ 20 đã cho thấy,
một khi không xử lý đúng đắn các vấn đề nêu trên, các vị lãnh đạo có thừa sự
hãnh tiến, nhưng thiếu sự hiểu biết và mềm dẻo cần thiết khi đó đã dẫn đất nước
vào một tai họa kinh khủng như thế nào: thọ địch cả hai đầu đất nước!
Riêng với Campuchia, chính sự thiếu hiểu biết về
chính trị thế giới, sự kiêu ngạo ngu xuẩn cùng một đường lối chính trị thiển
cận, đã biến một cuộc chiến tranh chính nghĩa: giải phóng nhân dân Campuchia
khỏi bọn đao phủ Pol Pot, thành ra một cuộc chiến chiếm đóng và xâm lược, không
chỉ trong dư luận thế giới và ngay cả trong mắt người dân Campuchia! Đó là một
thực tế đắng chát: chúng ta đã hy sinh bao nhiêu xương máu để đổi lại được cái
gì? Hãy nhìn thẳng vào sự thật này!
Hiện nay, Campuchia đang ở giai đoạn chuyển giao
quyền lực: Thế hệ cha Hun Sen bàn giao cho thế hệ con Hun Manet. Nhiều người
Việt lại đang có cái hy vọng mơ hồ rằng, thế hệ con này, được đào tạo phương
Tây sẽ có những cái nhìn khác, cách tiếp cận vấn đề khác thế hệ trước, theo
hướng văn minh hiểu chuyện hơn!
Quả là mơ hồ và thậm chí là ngây thơ khi ai đó lại
đi tin vào cái thế hệ thái tử lên ngôi bằng “cha truyền con nối” lại có thể văn
minh tiến bộ! Thật ngớ ngẩn!
Hãy nhớ một trường hợp tiêu biểu: Kim Jong Un vĩ đại
của Triều Tiên! Tay này đi du học Thụy Sĩ từ bé, thế mà khi về kế nghiệp cha,
đã cai trị dân thế nào?
Bởi vậy, đừng ai trông chờ vào Hun Manet sẽ khá hơn
cha ông ta trong vấn đề quan hệ với Việt Nam! Sẽ vẫn vậy, thậm chí là tệ đi nữa
kia…
Nên, VẤN ĐỀ CAMPUCHIA là không bao giờ có thể “dứt
điểm” được! Chỉ có điều, những người có trách nhiệm hãy đề ra một đường lối
chính trị đúng đắn, để luôn chủ động xử lý chính xác những “gạch đầu dòng” sẽ
nảy sinh ra từ mối quan hệ “duyên kiếp” ngàn năm giữa hai dân tộc, hai quốc gia
mà thôi!
.
No comments:
Post a Comment