Trí
tuệ nhân tạo : Châu Âu có thể cạnh tranh được với Hoa Kỳ ?
Anh Vũ - RFI
Đăng ngày: 16/08/2023 - 15:51
Việc các nước
châu Âu phát triển các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) mới sẽ mang lại một lợi
ích quan trọng trong vấn đề tự chủ của Lục địa già. Đó cũng là việc làm tốt
giúp quản lý giám sát các công nghệ này ở quy mô thế giới. Nhưng làm thế
nào để cạnh tranh với sự độc quyền của những tập đoàn khổng lồ về công nghệ của
Mỹ?
Ảnh tư liệu: Các nghị sĩ thông qua các quy định về Trí tuệ Nhân tạo (AI),
ngày 14/06/2023, tại Nghị Viện Châu Âu, Strasbourg, Pháp. AP -
Jean-Francois Badias
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong cuộc trả
lời phỏng vấn kênh truyền hình Mỹ NBC hôm 14 tháng 6 vừa qua đã quả quyết
rằng phần mềm hội thoại tự động GPT của Pháp có thể sẽ ra mắt. Tại hội chợ cải
tiến công nghệ Viva Tech, Paris, ông Macron thông báo, Pháp đã chi 500 triệu
euro để phát triển trí tuệ nhân tạo (AI). Tham vọng của tổng thống Pháp được
hình thành trên cơ sở những tiềm năng tài chính mà các công nghệ này mang lại.
Theo công ty tư vấn công
nghệ McKinsey, AI ra đời có thể mang lại cho thế giới giá trị kinh tế từ 2600 đế
4400 tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Vẫn theo công ty tư vấn trên, từ tháng 1 đến tháng
5/2023, đã có 12 tỷ đô la đầu tư vào AI, nhưng chủ yếu của công ty Mỹ.
Trong bối cảnh công nghệ bị thống trị bởi những
người khổng lồ Mỹ, một robot đàm thoại tự động của Pháp sẽ tạo được lợi ích to
lớn về tính tự chủ công nghệ số cho Pháp.
Cách biệt đẳng cấp
Và hy vọng của Emmanuel Macron có thể sớm
thành hiện thực. , Ông Pierre-Carl Langlais, nhà nghiên cứu về khoa học thông
tin và truyền thông tại Trường nghiên cứu khoa học thông tin và truyền thông
CELSA của Pháp cho biết: “Ít nhất hai công ty khởi nghiệp của
Pháp đang trong quá trình tạo ra các mô hình kiểu Chat GP3 hoặc đã có
chúng. Các dự án tương tự đang được tiến hành ở Đức. Những robot đàm thoại này
sẽ có mặt trên thị trường chậm nhất là vào năm sau".
Tuy nhiên, một số chuyên gia khác trong lĩnh vực
này lại cho rằng đó chỉ là ảo vọng. Trong một diễn đàn đăng ngày 13 tháng
8 trên tờ Le Monde, một trong số chuyên gia trên đã nhận thấy việc phát triển
Chat GPT của Pháp cũng như của châu Âu chỉ là một " ước mong thánh
thiện ".
Fabrice Epelboin, doanh nhân và chuyên gia về
các vấn đề kỹ thuật số tại trường Khoa học Chính trị Pháp (Science Po), ví von
với giải vô địch quốc gia bóng đá Pháp : « California thi đấu
ở giải hạng nhất (Ligue 1), còn những người châu Âu chúng tôi thi đấu ở giải hạng
ba. »
Theo ông, không thể cạnh tranh nhưng cũng vô
ích khi cố gắng: bởi vì ngay cả khi một công ty châu Âu có thành công thì đơn
giản nó sẽ bị những gã khổng lồ công nghệ mua lại. « với tiềm lực dự trữ
(tài chính) cao hơn GDP của hầu hết các quốc gia trên hành tinh, nhóm GAFAM có
thể đặt nhiều tỷ đô la lên bàn bất cứ khi nào họ muốn ».
Google, công ty đã chi 300 triệu USD để mua lại
công ty khởi nghiệp AI Anthropic, đã không ngần ngại bỏ ra 1 tỷ đô la mua
Runway AI. Đây là số tiền tương đương với ngân quỹ Pháp đưa ra vào năm 2018
dành cho sự phát triển của trí tuệ nhân tạo.
Biến AI thành tài sản chung
Đối mặt với những bức tường đô la, người châu
Âu "nên từ chối đối mặt với người Mỹ trên chính mảnh đất của họ và đề xuất
một cuộc chơi khác", theo chuyên gia Fabrice Epelboin.
Các chuyên gia được France 24 liên hệ đều cho
rằng, giải pháp thay thế tốt nhất là phần mềm miễn phí. Còn được gọi
"mã nguồn mở", phần mềm này khác với mô hình thông thường bằng cách
thúc đẩy hợp tác và chia sẻ. Không giống như các công nghệ được giữ bí mật
bởi các công ty, phần mềm miễn phí để lộ mã nguồn cho công chúng, cho phép nó
được điều chỉnh và phổ biến lại với số lượng lớn.
Do đó, các nước châu Âu sẽ thoát khỏi những
con "quái vật" ở California, vì một lý do đơn giản: bạn không
thể mua những gì không thuộc về bất kỳ ai. "Phần mềm miễn phí là tài sản
chung giống như không khí", theo nhận xét của Fabrice
Epelboin.
Động lực hợp tác này dựa trên một mô hình kinh
tế đã được chứng minh rộng rãi. Nó thậm chí đã sinh ra một số phần mềm phổ biến
nhất, chẳng hạn như Mozilla, hoặc hệ điều hành Linux.
Yannick Meneceur, giảng viên luật kỹ thuật số
tại Đại học Strasbourg, lưu ý rằng "Open IA", mẹ đẻ của Chat
GPT, "chỉ mở ở cái tên gọi ". Bởi vì mã Chat GPT được
kiểm soát bởi một số ít cá nhân từ Thung lũng Silicon.
Theo Fabrice Epelboin, "Ở Pháp,
chúng ta có xu hướng cho rằng việc đó không nghiêm trọng lắm". Giáo sư
tại Science Po nói thêm : “Tuy nhiên, điều này có nghĩa là chính phủ Mỹ,
bằng cách này hay cách khác, sẽ có tác động đến định hướng của các AI mà các nước
châu Âu đang ngày càng sử dụng nhiều hơn”,.
Washington đã sử dụng các công ty kỹ thuật số
của Mỹ như là trung gian để theo dõi các cá nhân bên ngoài Hoa Kỳ: theo
thông tin được Edward Snowden tiết lộ vào năm 2013, thông qua một chương trình
có tên PRISM, Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA) đã hợp tác với các công ty
như Google và Facebook để lấy dữ liệu từ người dùng ở nước ngoài và bị nghi ngờ
đe dọa an ninh quốc gia.
Các hoạt động giám sát này đã làm dấy lên lo
ngại liên quan đến vấn đề tôn trọng quyền riêng tư và quyền tự chủ công nghệ số
của các quốc gia khác.
Miền Tây hoang dã với chuẩn mực châu Âu
Nhiều nhà lãnh đạo châu Âu đã phản ứng mạnh
mẽ, yêu cầu sự bảo đảm từ Hoa Kỳ.
Mỹ muốn có quy định tối thiểu để tạo điều kiện
cạnh tranh, trong khi châu Âu đặt lên hàng đầu vấn đề bảo mật và muốn kiểm soát
AI. Đối mặt với nhiều lo ngại do sự bùng nổ công nghệ trí tuệ nhân tạo như xâm
phạm đời tư, máy móc kiểm soát con người hay nhiều mối lo khác liên quan đến đạo,
Bruxelles muốn phòng xa với California, đang được ví như miền Tây hoang dã của
công nghệ số.
Ủy Ban Châu Âu tách mình khỏi các quyền tài
phán của Mỹ vào năm 2021 với dự thảo khung pháp lý đầu tiên. Năm nay, vào giữa
tháng 6, các nghị sĩ châu Âu đã thông qua dự thảo quy định đầu tiên trong lĩnh
vực này trên thế giới về quản lý AI.
Dejan Glavas, cựu chuyên gia tài chính của Ủy
Ban Châu Âu, giám đốc viện nghiên cứu "AI vì sự bền vững" tỏ ý
lấy làm tiếc vì : “Châu Âu đi trước trong việc điều tiết AI, nhưng chưa
phải là tiên phong trong việc tạo ra nó”.
Nhưng dù sao "một châu Âu thành công
trong việc triển khai một môi trường hoạt động AI của riêng mình sẽ là tin tốt
cho việc quản lý các công nghệ này ở cấp độ quốc tế".
(Theo france24.com)
----------------------------
Các nội dung liên quan
Liên
Hiệp Châu Âu và Mỹ sẽ tăng cường hợp tác về trí tuệ nhân tạo
Trí
tuệ nhân tạo: Pháp đầu tư 500 triệu euro cho phát triển nhân lực
No comments:
Post a Comment