Quan
hệ Mỹ – Việt: Gọi bằng danh xưng gì nó cũng đều ngọt ngào…
Bình luận của Trần Hiếu Chân, từ TP
HCM
2023.08.12
Điểm
nhấn từ các tuyên bố gần đây của Tổng thống Joe Biden là chuyến công du Việt
Nam của ông vào đầu tháng 9 tới. Việc nâng cấp quan hệ hai nước lên “Đối tác
Chiến lược”, thậm chí là “Đối tác Chiến lược Toàn diện” nhân dịp này được dư luận
ở cả hai nước đón đợi.
Tổng thống Mỹ Joe
Biden và Thủ tướng VN Phạm Minh Chính (trái), Thủ tướng Campuchia Hun Sen (phải)
tại Thượng đỉnh ASEAN - Mỹ ở Phnom Penh hôm 12/11/2022 (AFP)
Điểm
nhấn từ các tuyên bố gần đây của Tổng thống Joe Biden là chuyến công du Việt
Nam của ông vào đầu tháng 9 tới. Việc nâng cấp quan hệ hai nước lên “Đối tác
Chiến lược”, thậm chí là “Đối tác Chiến lược Toàn diện” nhân dịp này được dư luận
ở cả hai nước đón đợi.
Thăm Việt Nam là điểm nhấn nổi bật
Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc năm 2020 khi
còn làm Đại sứ ở Mỹ từng khuyến cáo, không nên câu nệ vào tên gọi của quan hệ
Việt – Mỹ. Đại sứ Mỹ ở Việt Nam Marc Knapper đầu năm 2023 cũng
đã trích dẫn văn hào vĩ đại Shakespeare “gọi Hoa Hồng bằng cái tên nào khác thì
nó vẫn ngọt ngào” (1). Nước chảy đá mòn, sau ngần ấy thời gian, giờ
đây không quá khó để xác định được tầm mức của mối bang giao Việt Nam – Hoa Kỳ
đang ở đâu. Mối bang giao này không giống với loại “đối tác hợp tác chiến lược
toàn diện” (với Tàu) hoặc “đối tác chiến lược toàn diện” (với Nga) – Lúc nào
cũng phải đề phòng nguy cơ “bị thọc dao vào sườn” nếu ta sấp ý, hoặc thúc giục
ta lên đường “chống Mỹ cứu… một cái gì đó” chẳng phải lợi ích của mình. Người
bình dân Sài Gòn thật minh triết khi họ truyền khẩu nhau, “Nói dzậy mà không phải
dzậy!” Dân Hà Nội nghe chỉ có thể “gật gù” trở lên, vì “Hà nội không vội được
đâu”. Vì thế, dịp này vẫn phải chờ hai cụ Biden và Phú Trọng lấy quyết định lần
cuối. Các cây viết chính thống ở Việt Nam mấy hôm nay im ắng, không muốn “cầm
đèn chạy trước máy bay” . Nhưng Carl Thayer, vị Giáo sư đáng kính từ xứ Kangaroo
xa xôi tỏ ra suốt ruột, (cũng lo cho Việt Nam thôi) khi ông thúc giục: “Việc
nâng cấp này nếu muốn thực hiện thì phải thực hiện ngay bây giờ hoặc không bao
giờ” (2).
Đài RFI ngày 10/8 cho biết, Tổng thống Mỹ dự
Thượng đỉnh G20 ở Ấn Độ, thăm Việt Nam, nhưng có thể sẽ không tham dự Cấp cao
ASEAN 10/9. Sau khi ông Biden thông báo “sớm thăm Việt Nam”, theo dự kiến, Joe
Biden sẽ đến Ấn Độ họp thượng đỉnh G20 vào ngày 9 và 10/9/2023. Việc người đứng
đầu nước Mỹ có thể sẽ không tham dự Thượng đỉnh ASEAN đang làm dấy lên hoài
nghi về cam kết của Hoa Kỳ để khống chế sức ảnh hưởng ngày càng quyết đoán của
Trung Quốc trong khu vực “Ấn Thái Dương Tự do và Rộng mở” (FOIP). Một nguồn tin
trích dẫn đại sứ một nước thành viên ASEAN ở Washington, hôm 9/8 cho Reuters
hay, Indonesia đã được thông báo ngay từ ngày 7/8 là ông Biden không đến dự
ASEAN. Nhiều dân biểu Mỹ cũng khẳng định “có rất ít khả năng” nguyên thủ Mỹ có
mặt ở Jakarta. Tuy nhiên, một số quan chức cấp cao của Nhà Trắng từ chối xác nhận
thông tin mà chỉ cho biết: “Chúng tôi vẫn đang xem xét… chúng tôi sẽ sớm thông
báo”. Còn theo người phát ngôn của Nhà Trắng, lịch trình đi châu Á của Tổng thống
Mỹ vẫn chưa phải là chính thức chừng nào chưa được thông báo và vẫn có thể có
điều chỉnh (3).
Thay đổi động năng quan hệ song phương
Theo giới phân tích, việc thiết lập “Đối tác
Chiến lược Việt – Mỹ” sẽ là một tín hiệu tích cực và là cơ hội cho Việt Nam. Nó
không chỉ để mở rộng và đào sâu các kết nối về kinh tế, ngoại giao, mà có thể còn
tiến xa hơn nữa về an ninh, quốc phòng. Mặc dầu Việt Nam đã tuyên bố không khi
nào liên minh với một quốc gia này để chống quốc gia khác, nhưng nếu việc bảo vệ
chủ quyền Việt Nam đòi hỏi, thì Việt Nam vẫn có quyền chủ động tìm tới những “đối
tác chiến lược” có thể giúp cho Việt Nam bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Đây là cái
nhìn của ông Bùi Kiến Thành, cựu Cố vấn về chiến lược hội nhập quốc tế và phát
triển cho nhà nước Việt Nam nói với Đài Á Châu Tự Do từ Sài Gòn hôm 10/8/2023.
Cũng theo ông Thành, nếu Việt Nam muốn xây dựng một Trung tâm tài chính quốc tế
ở TP Hồ Chí Minh có khả năng cạnh tranh so với Trung tâm tài chính tại
Singapore, hay muốn có một Cảng trung chuyển quốc tế ở Vân Phong, Khánh Hòa,
thì không thể thiếu sự hỗ trợ của Hoa kỳ. Với Washington, các lĩnh vực
hợp tác an ninh, quốc phòng, kinh tế, thương mại, tài chính, đặc biệt là
nguyên, vật liệu quý cho công nghệ cao như khí (GSA HOA) và đất hiếm (Việt Nam
xếp thứ hai thế giới)… đều là những hợp tác đã và đang được triển khai (4).
Không phải ngẫu nhiên, từ tháng 2/2023 đến
nay, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Catherine Tie đã đến Hà Nội; liền kề là một loạt
các chuyến thăm Việt Nam của các quan chức cấp cao như chuyến thăm của Giám đốc
Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) Rochelle P. Walensky, Tổng giám đốc
Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) Samantha Power, Ngoại trưởng Tony
Blinken, cũng như Bộ trưởng Nông nghiệp Thomas Vilsack, và mới nhất là chuyến
thăm của Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cũng đã có đoàn
đại biểu cấp cao từ Quốc hội có thành viên thuộc cả Dân chủ lẫn Cộng hòa, đại
diện cả Thượng viện lẫn Hạ viện thăm Việt Nam. Trước đó phải kể đến chuyến thăm
của một phái đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ lớn nhất từ trước đến nay tới Việt Nam.
Các chuyến thăm này nói lên Hoa Kỳ quan tâm trở lại ở mức độ rất cao trong mối
quan hệ với Việt Nam. Chỉ dấu ấy cho thấy Hoa Kỳ tin tưởng vào tình
hữu nghị với Việt Nam và trong mong muốn làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ giữa
hai nước (5).
Nhân quyền liệu có được cải thiện?
Đây là vấn đề các tổ chức phi chính phủ và xã
hội dân sự (dù đã teo tóp nhiều trong những năm qua) rất mong đợi. Luật sư Nguyễn
Văn Đài, từ Đức đánh giá rằng trước đây, Mỹ muốn nâng cấp mối quan hệ lên “Đối
tác chiến lược” nhưng Việt Nam còn chần chừ. Tuy nhiên, giờ đây, khi nền kinh tế
Việt Nam đang tụt dốc với các chỉ số về xuất nhập khẩu, công ăn việc làm… đều rất
ảm đạm thì Việt Nam lại muốn xích lại gần hơn với Mỹ để có thể hưởng được lợi
ích về kinh tế. Do đó, theo ông Đài, hai bên nâng cấp mối quan hệ sẽ
mở ra nhiều cơ hội cho các nhà hoạt động nhân quyền thúc đẩy dân chủ, nhân quyền
cho Việt Nam (6). Tuy nhiên, người viết
bài này chia sẻ với phần lớn đánh giá cho rằng, kỳ vọng vào sự tiến
bộ nhân quyền ở Việt Nam không được lạc quan như nhận định của Luật sư Đài.
Nhưng dẫu sao, mọi hy vọng chưa phải đã tắt ngấm.
Trên trang web của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, nước này khẳng định luôn coi trọng các
giá trị nhân quyền trong các mối quan hệ ngoại giao, đồng thời sử dụng nhiều biện
pháp khác nhau để thúc đẩy tự do, bao gồm ngoại giao song phương, can thiệp đa
phương, hỗ trợ nước ngoài, báo cáo và tiếp cận công chúng, hoặc các biện pháp
trừng phạt kinh tế. Nhưng thực tế, từ ngày Việt Nam tham gia sâu rộng vào tiến
trình hội nhập khu vực và thế giới, Hà Nội đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội cải thiện
tình trạng nhân quyền trong nước, vì lợi ích của chính người dân. Đó là những
điều khoản cam kết về nhân quyền trong các hiệp định thương mại mà
Việt Nam phải tuân thủ, nếu muốn làm ăn với các đối tác lớn trên thế giới. Tuy
vậy, trong hàng chục năm qua, Việt Nam đã cố tình phớt lờ thực hiện các nghĩa vụ
nhân quyền của mình (7). Vẫn còn đó những quan ngại cho rằng, sau khi nâng cấp
quan hệ với Mỹ, chính quyền vẫn sẽ không nương tay bắt bớ và trấn áp mọi tiếng
nói phản biện và các hoạt động của xã hội dân sự. Wait and see!
___________
Tham khảo:
1. https://viendongdaily.com/xuan-12-hoa-hong-vang-duoi-bat-mua-xuan-LOjIasHE.html Shakespeare:
“Whats in a name? That which we call / A rose by any other name would smell as
sweet”.
---------------------------------------------------------------
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
No comments:
Post a Comment