Bàn tiếp về dân trí và văn
hóa ứng xử
Nguyễn Quang Dy
Posted on 13/08/2023 by Boxit
VN
https://boxitvn.online/?p=85340
Ngày xưa khoai sắn sống lang thang,
Bãi cát cồn khô mé núi hoang;
Không hỏi đòi chi hồn giản dị,
Quanh năm bè bạn chị em làng.
Một buổi cờ son lên đổi ngôi,
Sao thiêng nghiêng xuống luống cày tồi;
Sắn khoai hăm hở về dinh chiếm,
Quyền
sống trên miền rối cỏ hôi.
Rồi từ hôm ấy bọc hoàng cung,
Lớp lớp khoai xanh mướt vạn vồng;
Lòng đất kiêu kiêu nghe nặng củ,
Khách dừng âu yếm, ngẩn ngơ trông.
Khoai mãn mùa đi đến sắn về,
Say màu hương mới, dậy hồn quê;
Rướn thân lên trải ngàn tay rộng,
Như những chàng trai đón bốn bề […]
(Tố Hữu – Tình khoai sắn)
Thật kỳ lạ! Bài thơ Tố Hữu làm vào năm đầu cuộc
cướp chính quyền tháng Tám năm 1945 có vẻ như đã dự báo hết sức đúng bộ mặt thật
của đất nước “đổi thay từng giờ từng phút nhờ cách mạng” kể từ buổi đó đến tận
hôm nay.
Xin tạm diễn dịch các
dòng thơ cô đọng thành văn xuôi cho dễ hiểu:
Nhờ ngọn cờ đỏ phất lên, có ngôi sao thiêng
chiếu xuống tận hang cùng ngõ hẻm, nên giữa kinh đô Huế cũng như khắp mọi miền,
từ hoàng cung cho đến các đền đài dinh thự, ở đâu vốn được coi là sang trọng,
uy nghiêm, để cho người dân thường đứng xa chiêm ngưỡng, thì đều được/bị “ngàn
vạn” khoai sắn ùa tới “chiếm giữ”, và kế tiếp nhau sinh con đẻ cái lớp này rồi
lớp khác “xanh um”, bọc kín lấy những không gian tráng kệ ấy không chừa một chỗ
nào. Đồng thời với nó, khoai sắn cũng “kiêu hãnh” [kiêu kiêu] ý thức ngay ra tư
thế chủ nhân ông của mình, khiến du khách đi ngang qua người mừng kẻ sợ, nhưng
thoạt nhìn ai cũng phải “ngơ ngẩn” vì đâu đâu cũng nhìn thấy “hàng ngàn” vị chủ
nhân mới “rướn thân”, “giang tay” như muốn chứng tỏ quyền lực rộng lớn của họ
đang lan tỏa khắp tứ bề.
Thì đó, bài viết dưới đây là một minh chứng bằng
tư liệu đích thực có kèm theo hình ảnh – cho cái viễn kiến đúng tắp lự gần 80
năm trước của bậc thi bá từ lâu đã ra người thiên cổ.
Bauxite Việt Nam[GH1]
***
Thời xưa, các cụ thường dạy: “Ăn trông nồi, ngồi
trông hướng”. Vì vậy, phải “học ăn, học nói, học gói, học mở”. Đó là truyền thống
văn hóa và thái độ ứng xử của người Việt, là một phần của “sức mạnh mềm” (soft
power). Thời nay, lãnh đạo thường khuyên mọi người tư liệu và phải học tập và
làm theo gương đạo đức của Cụ Hồ, là “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”.
Đó là đạo đức cách mạng được lý tưởng hóa. Nhưng thực tế không phải vậy.
Các tình huống trớ trêu
Truyền thống văn hóa và đạo đức cách mạng được
lý tưởng hóa như “hằng số” (constants) trong khi thực tế diễn biến khó lường
như “biến số” (variables). Giữa hai thái cực là một khoảng cách ngày càng lớn.
Trong thế giới “hậu sự thật” (post-truth) những biến số ngày càng nhiều, sẽ hóa
giải các hằng số, làm cho nhiều người dễ ngộ nhận và nhầm lẫn. Văn hóa ứng xử
không đúng lúc, đúng chỗ có thể đẩy nhiều người vào tình huống trớ trêu.
https://drive.google.com/uc?id=1OzJ-GP-c-EC0c-u23zhFE-qrjwJ-XUr8
Trong dịp
thăm London (3/11/2021) Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã đến nhà hàng của “thánh rắc
muối” Salt Bae để thưởng thức món “thịt bò dát vàng”. Các quan chức cấp cao hay
được doanh nghiệp chiêu đãi tại các nhà hàng nổi tiếng là chuyện “bình thường”.
Nhưng điều “không bình thường” là trong thế giới mạng, mọi hành vi của họ được
dư luận soi rất kỹ. Câu chuyện “bình thường” có thể trở thành “không bình thường”
vì nhạy cảm.
.
https://drive.google.com/uc?id=1c012JG3ien4EuKwiKqb2CCJlBMcWEh4N
Trong dịp Thủ
tướng Phạm Minh Chính dự Cấp cao Mỹ-ASEAN và thăm Mỹ (16-19/5/2022), đoàn đã có
nhiều hoạt động tích cực được đánh giá cao, nhưng cũng bộc lộ văn hóa ứng xử
không đúng lúc, đúng chỗ. Trong khi chờ gặp Ngoại trưởng Mỹ tại Bộ Ngoại giao,
Thủ tướng Pham Minh Chính đã nói bỗ bã: “Rõ ràng, sòng phẳng. Mẹ nó! Có sợ gì
đâu!” Bộ trưởng Công an Tô Lâm cũng phụ họa theo: “Cái thằng Pottinger đi đâu rồi?”
Đó là văn hóa ứng xử chứ không phải lập trường
quan điểm. Nhưng khi được tung lên mạng, nó không chỉ gây tranh cãi ồn ào, mà
còn làm họ mất thể diện. Có người lý giải rằng họ không được đào tạo về văn hóa
ứng xử nên thường thiếu khiêm tốn lắng nghe. Nhưng nếu Đại sứ ở nước sở tại và
cán bộ lễ tân biết lãnh đạo của mình có thói quen bỗ bã, mà không cố vấn kịp thời
để tránh xảy ra các sự cố đáng tiếc, thì họ cũng phải chịu trách nhiệm.
.
https://drive.google.com/uc?id=1g3QEOvFD4QngfyRrUOktKDR2EDcvS_FK
Khi đón Thủ
tướng Malaysia Anwar Ibrahim tại sân bay quốc tế (20/7/2023), Bộ trưởng Văn hóa
Việt Nam đã vô ý chiếm mất thảm đỏ, làm Thủ tướng Malaysia phải bước ra ngoài lề.
Dù là lỗi của lễ tân không hướng dẫn Bộ trưởng Văn hóa, hay không bố trí tấm thảm
rộng hơn, thì rõ ràng Bộ trưởng Văn hóa Nguyễn Mạnh Hùng không biết ứng xử có
văn hóa, do không được đào tạo cơ bản hoặc thiếu trải nghiệm thực tế do chưa
bao giờ đón đoàn.
Văn hóa ứng xử của lãnh đạo hệ trọng hơn nhiều
so với văn hóa ứng xử của người dân, vì họ đại diện cho quốc gia. “Nghĩ mình
phương diện quốc gia, quan trên nhắm xuống, người ta trông vào” (Kiều). Trong
thời đại kỹ thuật số, hành vi ứng xử của lãnh đạo thường bị soi rất kỹ và lan
truyền rất nhanh, không thể giấu được. Cách ứng xử của người dân như chen lấn
khi xếp hàng, vứt rác ra đường hay đái bậy, tuy xấu nhưng hệ lụy không lớn.
.
https://drive.google.com/uc?id=1TN6Ber0Ri3BGa8g0d5L1XsLSP507L2BW
Trong dịp Tổng
thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol sang thăm Việt Nam (22-24/6/2023), Chủ tịch nước
Võ Văn Thưởng đã dẫn khách ra hồ Gươm vãn cảnh. Đó là một sáng kiến hay và hình
ảnh đẹp. Nhưng đáng tiếc là họ đã ngồi phải chiếc ghế cũ như sắp gẫy làm xấu
hình ảnh.
Dù ban tổ chức chuẩn bị thiếu chu đáo, nhưng
việc ngồi lên chiếc ghế cũ không phải chuyện lớn, mà việc “thay ghế” sau đó đã
làm to chuyện, do cách ứng xử vụng về. [Ngay cả dáng ngồi của kẻ khệnh khạng ngồi
giữa để cho khách ngồi lép một bên cũng là chuyện “hồn nhiên” không đáng có
trong tiếp khách ngoại giao, có phải hay không? – BVN]
.
https://drive.google.com/uc?id=1wnkxh4q8pSpxb3VDXOUxbt1Oj420054-
Tại lễ tiễn
đội bóng đá nữ Việt Nam đi dự World Cup, các quan chức đã “ngạo nghễ” chiếm chỗ
hàng đầu của các cầu thủ nữ, khi xếp hàng chụp ảnh (6/7/2023)?
Dù là lỗi của ban tổ chức thiếu chu đáo, hay lỗi
của các quan chức thể thao không biết cách ứng xử trước công chúng, thì hình ảnh
đó đã phản ánh văn hóa ứng xử yếu kém, đến nay vẫn chưa rút được kinh nghiệm. Đừng
đổ lỗi cho phóng viên nhiếp ảnh hay một thuyết âm mưu nào đó.
.
Việt Nam chưa trưởng thành
Người Mỹ đã xuất bản cuốn sách Người Mỹ xấu xí
(the ugly American, Eugene Burdick & William Lederer, 1958); Người Trung Quốc
cũng xuất bản cuốn Người Trung Quốc xấu xí (the ugly Chinese, Bo Jang [丑陋的中国人 Xú lậu đích Trung Quốc
nhân, 柏杨 Bá Dương – BVN chú
thêm], 1985). Còn người Việt thì sao? Liệu có dám thừa nhận mình xấu xí hay
không? Người ta nói rằng cộng đồng nào hay dân tộc nào muốn trưởng thành cũng
phải học hỏi để nâng cao dân trí, và dám tự chế nhạo mình là người xấu xí.
https://drive.google.com/uc?id=1HjnZhGilP1I-39lp5xq2-ucuEt3ZbKkN
Gần đây, các vụ đại án như “chuyến bay giải cứu”
và “Test kit Việt Á” là những ví dụ điển hình về nhân cách xấu của các quan
tham người Việt. Trong hoạn nạn, loài vật còn biết cứu nhau, nhưng đằng này con
người lại tranh thủ trục lợi trên nỗi thống khổ của đồng loại. Họ đã nhận hối lộ
hàng trăm lần và hàng chục tỷ đồng của doanh nghiệp, mà vẫn “hồn nhiên” coi đó
là “được cám ơn”, chứ không phải “ăn của dân không từ một cái gì”.
Thật là bi hài kịch khi các chuyến bay giải cứu
“ngạo nghễ” nay bỗng biến thành một đại án đầy tai tiếng. Trước mắt, 54 quan
tham và chủ doanh nghiệp đã phải ra toà vì tội hối lộ và chạy án. Hàng ngày,
các quan tham thường hống hách với dân, nhưng trước tòa lại tỏ ra yếu đuối và
ngụy biện. Người Việt tinh tướng, nhưng “khôn nhà dại chợ”. Họ chỉ thích được
khen chứ không thích bị chê. Họ muốn “ra biển lớn” nhưng không chịu học bơi.
https://drive.google.com/uc?id=168HcH2EBSY-BqID3FH1keXCufCLe4zDv
Một số trí thức như nhà phê bình Vương Trí
Nhàn có bàn về “thói hư tật xấu” của người Việt, và cho rằng “nhân nào thì quả ấy”.
Theo ông Nhàn, người Việt thường “giả dối, tham lam, vụ lợi, và không cộng tác
được với nhau”. Họ “sợ nói ra cái xấu của mình” và cho rằng “ai nói ra cái xấu
của mình là kẻ thù”. Như vậy là họ đã “tự chặt mất con đường nhận diện bản
thân, nên lúc nào cũng dương dương tự đắc”. (báo Pháp luật, 23/8/2016).
https://drive.google.com/uc?id=1k51BuldGeW2IwvuttRmYoTgU6LtSfWr5
Chắc không có hình ảnh nào thích hợp hơn để mô
tả khủng hoảng giáo dục ở Việt Nam như khi hàng trăm phụ huynh đạp đổ cổng trường
Thực nghiệm Hà Nội (12/5/2012) để xông vào giành hồ sơ thi tuyển lớp 1 cho con
cháu họ. Tuy mô hình trường Thực nghiệm đã gây tranh cãi trong nhiều năm làm
các chuyên gia giáo dục đau đầu, nhưng chắc GS Hồ Ngọc Đại cũng bất ngờ không
hiểu vì sao phụ huynh lại có cách ứng xử như vậy.
https://drive.google.com/uc?id=18wQrzD8iW3tNWxwQDK__sqTo_Vw4BKZc
Không phải ngẫu nhiên mà cụ Hồ chọn ông Trần
Duy Hưng làm Chủ tịch Hà Nội, Ông ấy là một trí thức thực sự. Mấy Chủ tịch Hà Nội
gần đây không phải trí thức, dù họ có bằng cấp gì. Ông Chu Ngọc Anh là một ví dụ.
Không hiểu sao ông ấy được chọn làm Chủ tịch Hà Nội sau khi làm Bộ trưởng Khoa
học và Công nghệ gây tai tiếng về vụ “Việt Á”. Ông ấy không chỉ “tai tiếng” vì
hình ảnh phản cảm, mà còn phát ngôn thiếu văn hóa.
https://drive.google.com/uc?id=1HgAwtIXQN9NMJhWzovxGytXH0VsWxcah
Khi ông Phùng Xuân Nhạ được làm Bộ trưởng Giáo
dục, nhiều người đã sửng sốt (disbelief). Ông Nhạ không chỉ “nổi tiếng” về nói
ngọng và đạo văn, mà còn bị kỷ luật vì các bê bối như gian lận thi cử và dự án
đào tạo 9.000 tiến sĩ. Nhiều phát ngôn “tai tiếng” của ông đã làm cho người dân
dở khóc dở cười. Ví dụ khi ông trả lời về vụ các nữ giáo viên ở Hà Tĩnh bị ép
đi tiếp khách. Nhưng ông Nhạ chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”.
Đó là hệ quả của một chính sách cán bộ không dựa
trên giá trị thật (merits). Nếu không đổi mới thể chế đã lỗi thời thì thay ông
Nhạ này sẽ có ông Nhạ khác. Thật là vô nghĩa khi kêu gọi “học tập và làm theo
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” mà quên mất rằng Cụ Hồ đã chọn ông
Nguyễn Văn Huyên làm Bộ trưởng Giáo dục và ông Hoàng Minh Giám làm Bộ trưởng
Văn hóa vì Cụ cần trí thức thực sự đứng đầu hai bộ quan trọng đó.
https://drive.google.com/uc?id=11vq3KezQqeEhKI3BFTVH51By14g2bweP
Trên thế giới, nước nào cũng có tượng đài và lễ
hội, như biểu tượng của truyền thống và bản sắc văn hóa mỗi nước. Nhưng không ở
đâu có nhiều tượng đài và lễ hội như Việt Nam. Theo thống kê, hàng năm Việt Nam
có hơn 8.000 lễ hội, và cả nước có 137 tượng đài Hồ Chí Minh tại 31 tỉnh thành.
Nếu Cụ Hồ còn sống, chắc cụ cũng phản đối. Điều đó không phản ánh truyền thống
văn hóa và bản sắc dân tộc, mà bộc lộ tham nhũng về văn hóa.
Thực ra, việc đua nhau xây dựng quá nhiều tượng
đài tốn kém và tổ chức quá nhiều lễ hội lãng phí đã diễn ra từ lâu rồi. Đó là
do hội chứng “cờ đèn kèn trống”. Các vụ tai tiếng như “cướp ấn Đền Trần”, đánh
lộn ở Đền Hùng hay Đền Gióng, đã để lại ấn tượng xấu trong dư luận. Trong khi vụ
thất thoát 30% kinh phí ở Điện Biên chưa lắng xuống, thì UBND tỉnh Sơn La lại bỏ
ra 1.400 tỷ đồng để xây tượng đài, tuy tỷ lệ nghèo đói của tỉnh là 64%.
https://drive.google.com/uc?id=1Tl0e6HjxD6SpC9etvnciXFNc0V8BLGby
Gần đây, EVN đã bị thanh tra và dư luận đã bức
xúc khi nhóm lợi ích lạm dụng cơ chế độc quyền để liên tục tăng giá điện và
luân phiên cắt điện vô tội vạ vào mùa hè nóng nực. Trong khi EVN kêu thiếu điện,
phải mua điện của Trung Quốc với giá cao, thì họ vẫn không chịu hòa điện của
các dự án phát điện bằng năng lượng tái tạo. Dư luận cho rằng nay đã đến lúc Việt
Nam phải xóa bỏ độc quyền và cải tổ EVN như một số ngành khác đã làm.
Cũng như ngành điện, nhóm lợi ích ngành giao
thông đã tranh thủ cơ chế độc quyền “xin-cho” để chia nhau các dự án BOT như một
cái chợ thu tiền mãi lộ. Trong khi Sở Xây dựng cho chặt 6.700 cây xanh ở Hà Nội,
thì Giao thông Công chính biến vỉa hè thành cái “mỏ lộ thiên” để hàng năm đào
lên lát lại vô tội vạ. Gần đây, hệ thống đăng kiểm bị thanh tra về các bất cập
và bê bối do nhóm lợi ích thao túng cơ chế để trục lợi trong nhiều năm qua.
https://drive.google.com/uc?id=1Kp-0kr_bVLU0ut6wq1C32214R9wZrEcA
Không chỉ ngành giáo dục bị bê bối về sách
giáo khoa, thi cử hàng năm, và bạo lực học đường, mà ngành y tế cũng đang khủng
hoảng vì vụ “Việt Á”, tiếp theo các vụ khác như “VN Pharma” buôn thuốc giả.
Theo Bộ Y tế, từ năm 2021 đến giữa 2022, gần 9.400 nhân viên y tế tại các bệnh
viện công đã xin thôi việc. Theo báo Giáo dục Việt Nam (27/1/2023) khoảng
26.000 giáo viên đã xin nghỉ việc trong năm 2022. Đó là “giọt nước tràn ly”.
.
Thay lời kết
Có nhiều cách hiểu về văn hoá ứng xử. Nói ngắn
gọn, “đó là các giá trị cốt lõi để giải quyết vấn đề từ đơn giản đến phức tạp.
Văn hóa ứng xử thể hiện năng lực trí tuệ và khả năng ứng biến của con người
trong thực tế cuộc sống”. Đó là năng lực giao tiếp, làm thước đo để đánh giá
nhân cách và đạo đức con người, và là chìa khóa để giao tiếp với thế giới bên
ngoài. Nói cách khác, dân trí càng cao thì văn hóa ứng xử càng đẹp, và ngược lại.
Mỗi quốc gia, dù lớn hay nhỏ, dù theo mô hình
chính trị nào, đều cần độc lập và thịnh vượng. Nhưng muốn vậy, kinh tế và quốc
phòng phải đủ mạnh (sức mạnh cứng); Dân trí và văn hóa phải đủ cao (sức mạnh mềm).
Đó là hai nền tảng cốt lõi để phân loại và đánh giá mức độ phát triển và trưởng
thành của mỗi nước. Việt Nam tuy có nhiều tiềm năng và cơ hội, nhưng vẫn là một
nước “không chịu phát triển”, nên có nguy cơ tụt hậu.
Trong một thể chế bất cập và lỗi thời, quan chức
các ngành đều tranh thủ vơ vét trục lợi (rents seeking). Trật tự xã hội không dựa
trên pháp quyền (rule of law), mà dựa trên cơ chế độc quyền “xin-cho”. Vì vậy,
chính sách đã bị các nhóm lợi ích thao túng, không kiểm soát được quyền lực. Việt
Nam muốn đổi mới “vòng hai” để phát triển bền vững, cần cải tổ thể chế chính trị
cũng như kinh tế, nhằm tháo gỡ ách tắc đang cản trở phát triển.
Cách đây một thế kỷ, nhà thơ Tản Đà đã phán một
câu như sấm: “Dân hai nhăm triệu ai người lớn. Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con”.
Đến nay, sau mấy cuộc chiến tranh tàn khốc và mấy thập kỷ kiến tạo hòa bình vất
vả, dân số Việt Nam đã gần một trăm triệu. Nhưng Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi
giai đoạn quá độ (transitional) và chưa thật sự trưởng thành (immaturity), một
phần là do dân trí người Việt còn thấp và văn hóa ứng xử còn kém.
N.Q.D.
12/8/2023
Tác giả gửi BVN
No comments:
Post a Comment