Nga-Trung
khiêu khích Mỹ gần Alaska
Lê Tây Sơn -
Saigon Nhỏ
6 tháng 8,
2023
https://saigonnhonews.com/thoi-su/hoa-ky/nga-trung-khieu-khich-my-gan-alaska/
Một đội
tàu hải quân Nga-Trung đã tuần tra gần bờ biển Alaska vào đầu tuần này trong một
động thái mà các chuyên gia Mỹ cảnh báo là “không thể xem thường”, vì là đây cuộc
phối hợp tuần tra lớn nhất và tiếp cận gần nhất bờ biển Hoa Kỳ nhất của hai cường
quốc thù địch.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/08/GettyImages-481020153.jpg
P-8A
Poseidon đã được đưa lên bầu trời Alaska để theo dõi cuộc “động binh” của
Nga-Trung (Matt Jelonek/Getty Images)
Thăm
dò phản ứng của Mỹ
Phía Mỹ đã
cử bốn tàu khu trục và máy bay P-8 Poseidon theo dõi 11 tàu của Nga và TQ trước
khi chúng di chuyển đến gần quần đảo Aleutian ngoài khơi Alaska nhưng nhóm tàu
này không đi vào lãnh hải Mỹ mà rời đi.
Một quan
chức quốc phòng Mỹ cho biết, các tàu khu trục USS John S. McCain, USS Benfold,
USS John Finn và USS Chung-Hoon đã bám sát chuyển động của đội tàu Nga-Trung.
“Đây là lần đầu tiên trong lịch sử xảy ra trường hợp này- Brent Sadler, nhà
nghiên cứu cấp cao tại Hội Di sản (Heritage Foundation) và là thuyền trưởng Hải
quân nghỉ hưu, nhận định – Xét đến bối cảnh cuộc chiến ở Ukraine và căng thẳng
xung quanh đảo Đài Loan, cuộc tuần tra này mang tính khiêu khích cao độ”.
Người phát
ngôn của Bộ Tư lệnh phương Bắc Hoa Kỳ (US Northern Command) xác nhận Nga và TQ
đã tiến hành một cuộc tuần tra hải quân phối hợp gần Alaska, nhưng không nêu rõ
số lượng tàu hoặc vị trí chính xác của chúng. “Các lực lượng hàng không và hàng
hải theo sự điều động của chúng tôi đã thực hiện các hoạt động cần thiết để đảm
bảo khả năng phòng thủ của Hoa Kỳ và Canada không bị xâm hại. Cuộc tuần tra chỉ
diễn ra trong vùng biển quốc tế và không được xem là mối đe dọa” – Bộ Tư lệnh
phương Bắc ra tuyên bố viết.
Thượng nghị
sĩ Dan Sullivan của Alaska, thành viên đảng Cộng hòa thuộc Ủy ban Quân vụ Thượng
viện đánh giá “cuộc tuần tra là một lời cảnh tỉnh Hoa Kỳ đang ở trong ‘kỷ
nguyên mới của xâm lược chuyên chế” (a new era of authoritarian aggression) và
hoan nghênh phản ứng mạnh mẽ của hải quân Mỹ. Các đại sứ quán Nga và TQ tại
Washington không trả lời yêu cầu bình luận của Wall Street Journal.
Tháng Chín
năm ngoái, chỉ có một tàu tuần duyên Hoa Kỳ đơn độc tại hiện trường khi một đội
bảy tàu của Nga và TQ hoạt động gần quần đảo Aleutian. Theo Sullivan, phản ứng
của Hoa Kỳ lần đó là quá “thân thiện” và ông khuyến khích gửi đi một thông điệp
mạnh mẽ hơn trong tương lai. Nay, phản ứng của Mỹ đã quyết liệt hơn.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/08/GettyImages-103121148.jpg
USS
Chung-Hoon (phải) bám sát chuyển động của đội tàu Nga-Trung (ảnh: John J.
Mike/U.S. Navy via Getty Images)
“Mối
đe dọa lâu dài” hợp tác với “mối đe dọa quan trọng”
Các cuộc
tuần tra hải quân chung của Nga và TQ là một phần của cuộc cạnh tranh quyền lực
lớn hơn ở Bắc Cực, nơi gần như đã biến thành lãnh thổ tranh chấp. Các quan chức
Mỹ xem sự hợp tác ngày càng tăng giữa hải quân Nga và TQ là một nỗ lực nhằm chống
lại các liên minh của Mỹ với Nhật Bản, Hàn Quốc và các đối tác khác có quyền lợi
ở Bắc Cực.
“Tàu chiến
Nga và tàu nghiên cứu TQ từng hiện diện ở Bắc Cực trước đây nhưng chúng chưa
bao giờ tập hợp thành một lực lượng có khả năng tác chiến chung trên mặt nước”
– Chuẩn Đô đốc Nathan Moore, người từng là chỉ huy Lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ
(Coast Guard) khu vực Alaska cho đến tháng trước, nói với Wall Street Journal về
cuộc tập trận Nga-Trung.
Tháng trước,
Đô đốc John Aquilino, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của
Hoa Kỳ (US Indo-Pacific Command), cơ quan chịu trách nhiệm về các hoạt động
quân sự của Mỹ ở Châu Á-Thái Bình Dương, cho biết Hoa Kỳ đã bắt đầu theo dõi cuộc
tuần tra mới của Nga và TQ để xem chúng đến quần đảo Aleutian, đến biển
Philippine, đảo Guam hoặc Hawaii.
“Thực tế
cho thấy, trong những tháng gần đây, Nga-Trung đã gia tăng tập trận chung và tuần
tra chung. Sự hợp tác ngày càng mạnh mẽ là rất đáng lo ngại. Nó biến đại dương
thành một thế giới nguy hiểm” – Aquilino phát biểu tại Diễn đàn An ninh Aspen
(Aspen Security Forum). Trong khi chiến lược quốc phòng mới nhất của Ngũ Giác
Đài xem TQ là “mối đe dọa lâu dài chính” (principal long-term threat) của Mỹ,
nó cũng mô tả Nga là “mối đe dọa nghiêm trọng” (acute threat) đối với Mỹ và các
đồng minh.
Chính quyền
của Tổng thống Joe Biden đã theo dõi chặt chẽ mọi dấu hiệu tăng cường hợp tác
giữa Bắc Kinh và Moscow. TQ đã trở thành đối tác thương mại quan trọng nhất của
Nga kể từ khi Moscow xâm lược Ukraine năm 2022 và hai quốc gia láng giềng này
ngày càng khắng khít. Một báo cáo Tháng Bảy của giám đốc tình báo quốc gia Hoa
Kỳ (DNI) nêu rõ “TQ đã cung cấp cho Nga công nghệ quan trọng có thể được sử dụng
cho mục đích quân sự và dân sự”. Nhưng các quan chức chính quyền Biden vẫn khẳng
định không có dấu hiệu nào cho thấy TQ đã gửi viện trợ quân sự sát thương để
Moscow sử dụng trong cuộc chiến ở Ukraine.
No comments:
Post a Comment