Khí
hậu: Tổ chức nào tài trợ các phong trào phản kháng ''bất tuân dân sự''?
Trọng
Thành - RFI
Đăng
ngày: 06/08/2023 - 09:34
Trong
những năm gần đây, trong cuộc chiến khí hậu, nhiều phong trào bất tuân dân sự
trỗi dậy với các biện pháp gây tác động tâm lý mạnh: phong tỏa xa lộ, dán tay
xuống mặt đường, ngăn chặn các sự kiện thể thao, hay phun sơn ‘‘mang tính biểu
tượng’’ vào các bức họa nổi tiếng trong bảo tàng… Điều ít được biết đến là nhiều
phong trào đã được hậu thuẫn về tài chính của một quỹ Hoa Kỳ, chuyên đầu tư cho
các hành động khẩn cấp vì khí hậu: ‘‘Climate Emergency Fund’’.
https://s.rfi.fr/media/display/959eeec8-33a5-11ee-aae8-005056bf30b7/w:980/p:16x9/000_33Q32GN.webp
Nhà
hoạt động khí hậu Mỹ Margaret Klein Salamon, ảnh chụp tại New York, ngày
20/07/2023. AFP - ANGELA WEISS
Hãng tin
Pháp AFP ngày 05/08/2023 có bài giới thiệu về nhà hoạt động Margaret Klein
Salamon, 37 tuổi, người đồng sáng lập và cũng là giám đốc điều hành quỹ, với sứ
mạng duy nhất đầu tư cho các hành động phản kháng bất tuân dân sự vì Khí hậu.
Margaret Klein Salamon từng là một người làm việc trong hậu trường bền bỉ từ
nhiều năm, để thuyết phục các nhà chính trị điều chỉnh chính sách. Tuy nhiên,
giờ đây, cô hoàn toàn thay đổi quan điểm.
Liệu
pháp sốc: Cách ‘’dẫn đến thay đổi’’ được Lịch sử chứng minh
Lý do gì
đã khiến Margaret Klein Salamon thay đổi chiến lược hành động, chuyển từ vận động
chính sách sang hỗ trợ các phong trào phản kháng bất bạo động ? Trả lời
hãng tin Pháp tại Brooklyn, giám đốc Quỹ Climate Emergency Fund
chia sẻ: ‘‘đây là cách thức hiệu quả nhất, nhanh chóng nhất để làm thay đổi
các chính sách và công luận’’. Margaret Klein Salamon là tác giả cuốn ‘‘Facing
the climate emergency’’ (xuất bản năm 2020), chưa dịch ra tiếng Pháp.
Các phong
trào phản kháng bất tuân dân sự vì Khí hậu và Môi trường bị không ít người chỉ
trích là gây phản cảm, có thể khiến các mục tiêu khí hậu không thu hút được sự ủng
hộ. Đáp lại các chỉ trích này, nhà sáng lập Climate Emergency Fund khẳng
định: ‘‘Chính các hành động mang tính triệt để này là phương tiện hiệu quả nhất
để thu hút nhanh chóng các hành động dẫn đến thay đổi’’, và đây là điều đã được
các khoa học về Xã hội và Lịch sử ghi nhận.
Phá
tan tâm lý ‘‘mọi việc đều ổn’’
Margaret
Klein Salamon dẫn ra hàng loạt phong trào, mới đầu chỉ thu hút một thiểu số
tham gia, nhưng đã thành công, cụ thể như phong trào đòi quyền bầu cử cho phụ nữ,
hay các phong trào vì các quyền dân sự, hoặc chống SIDA. Cô đặt câu hỏi :
Liệu có thể lên án các hành động tranh đấu bất tuân dân sự vào thời điểm khởi đầu
của các phong trào như vậy là ‘‘phản tác dụng’’ ?
Giám đốc
Climate Emergency Fund giải thích: Các hành động quyết liệt có tác dụng với tâm
lý ảo tưởng trong đông đảo dân chúng là ‘‘mọi việc đang bình ổn’’, trong lúc thực
tế hoàn toàn không phải vậy. Những cuộc phản kháng gây sốc như vậy có mục tiêu
nhắm tới ‘‘khối công chúng bó tay thụ động’’, cùng lúc với giới lãnh đạo chính
trị.
Phải tác động
rất mạnh bởi cuộc chiến khí hậu cũng cần đến những nguồn lực khổng lồ. Theo
Margaret Klein Salamon, thế giới phải huy động các phương tiện mạnh mẽ tương tự
như trong Thế Chiến Hai, hay thời gian đại dịch Covid.
Cách
tốt nhất để đánh thức ‘‘những người mê ngủ’’
Margaret
Klein Salamon là một nhà tâm lý học, đào tạo tại Harvard. Cô hiểu rõ tâm lý
chung của con người là ‘‘đánh giá về các nguy cơ thường không phải bằng con đường
duy lý, mà căn cứ theo các phản ứng của xã hội xung quanh’’. Thế giới hiện nay
cần đến một bứt phá triệt để về ý thức, trước nguy cơ các đại thảm họa nhãn tiền
về khí hậu và môi trường. Các phong trào phản kháng bất bạo động là biện pháp
không thể tránh khỏi để tạo ra ý thức về tính cấp thiết của hành động.
Theo Margaret
Klein Salamon, không ai muốn bị người khác lay dậy, đánh thức khi mình đang ngủ,
nhưng các nhà phản kháng bất tuân dân sự hành động như vậy là ''để cứu chúng ta
khỏi một số phận còn tồi tệ hơn rất nhiều, nếu chúng ta không tỉnh dậy''. Giống
như cần khẩn cấp đánh thức một người mộng du đang bước chân sát miệng vực.
Tài
trợ cho ‘’bất tuân dân sự’’ còn quá ít
Margaret
Klein Salamon tiếc là đã có khá nhiều tiền đầu tư cho khí hậu, nhưng riêng cho
các hoạt động phản kháng bất tuân dân sự thì còn quá ít ỏi. Năm 2022, Quỹ
đã đầu tư 5 triệu đô la cho các nhóm tranh đấu như Just stop Oil, Extinction
Rebellion, Scientist Rebellion, Dernière Rénovation tại Pháp, hay Letzte
Generation (tức ''Thế hệ cuối cùng'') tại Đức.
Các nhà
tranh đấu bất bạo động được Quỹ Climate Emergency Fund tài trợ đã góp phần
vào thành công của việc thông qua luật Khí hậu Mỹ IRA, 370 tỉ đô la, khi tổ chức
liên tục các cuộc biểu tình kéo dài nhiều tháng, ngăn chặn xe riêng, tàu thủy của
thượng nghị sĩ đảng Dân Chủ Joe Manchin, người chống lại dự luật. Quỹ đã chi
khoảng 200.000 đô la cho các hoạt động phản kháng.
Climate
Emergency Fund được thành lập năm 2019, với hai đồng sáng lập khác là Rory
Kennedy, một người cháu của cố tổng thống Kennedy, và Aileen Getty, cháu của tỉ
phú dầu mỏ danh tiếng J. Paul Getty. Trong hội đồng quản lý Quỹ cũng có Adam
McKay, đạo diễn bộ phim ‘‘Don't Look Up’’ (2021). Bộ phim viễn tưởng nổi tiếng,
được phát hành qua mạng Netflix, lên án giới cầm quyền một xứ sở hùng mạnh, đã
nhắm mắt trước đe dọa hủy diệt nhãn tiền của Sao chổi, bất chấp các cảnh báo. Bộ
phim nhắc đến thế giới đương đại chúng ta.
-------------------------
Các nội
dung liên quan
‘‘Kiểm
tra sức khỏe định kỳ’’: Bệnh tình Trái đất trầm trọng hơn trong năm 2022
Đổ
sốt cà chua vào tranh Van Gogh để đòi Anh ngừng dự án dầu khí mới
Đức:
Giới tranh đấu bảo vệ khí hậu chống mở rộng mỏ than
No comments:
Post a Comment