Liệu Việt Nam có đón Tổng
thống Joe Biden để tạo niềm tin chiến lược với Hoa Kỳ?
BBC News Tiếng Việt
25 tháng 8 năm 2023
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-66612964
Theo công bố ngày 22/8 của Tòa Bạch Ốc, Tổng thống
Joe Biden sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm G20 vào tháng tới tại New Delhi,
Ấn Độ.
Vậy là có vẻ như Hoa Kỳ chưa xác nhận tin TT
Biden ghé thăm VN trong thông cáo này.
Một số cơ quan truyền thông quốc tế
(Politico, Reuters) trước đó đưa tin từ Hoa Kỳ rằng, Tổng thống Joe Biden dự kiến
thăm Hà Nội vào trung tuần tháng 9 này.
Câu hỏi về khả năng ông Biden thăm Hà Nội,
nâng cấp quan hệ lên "Đối tác chiến lược" có
lẽ vẫn là "đề tài mở" của truyền
thông Việt Nam lẫn thế giới những ngày tới.
Trả lời phỏng vấn với nhà báo Nguyễn Giang của
BBC News Tiếng Việt ở London, Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, nhà nghiên cứu Chính trị
học, nguyên là Đại sứ Việt Nam ở Hà Lan, tin rằng dù chưa có xác nhận chính
thức, khó có nhân tố đột xuất nào khác có thể "hủy ngang" chuyến thăm
Việt Nam của nhà lãnh đạo Hoa Kỳ.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/6E6D/production/_130896282_gettyimages-479793552.jpg
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và ông Joe Biden khi
đó là Phó Tổng thống Mỹ tại Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 7/7/2015 tại Washington
TQ vừa kêu gọi VN 'giữ vững
lý tưởng cộng sản', vừa gấp rút quân sự hóa đảo Tri Tôn
Trung Quốc gây hấn trên
Biển Đông và động thái của Thủ tướng Chính
Người sưu tập bản đồ cổ
TQ để chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của VN
Biden 'sắp ký thỏa thuận
đối tác chiến lược với Việt Nam trong nỗ lực chống lại Trung Quốc'
TS. Đinh Hoàng Thắng: Ngoại trừ tình huống bùng nổ trên Biển Đông, hoặc Trung Quốc dọa công
khai hay ngấm ngầm, như đóng cửa toàn phần biên giới với Việt Nam, việc ông
Biden thăm Hà Nội xem ra không đơn giản là chuyện bỏ sang một bên mà được.
Thứ nhất, ông Biden hôm mới đây vừa tuyên bố với cử tri Mỹ rằng ông sắp đi
Việt Nam.
Cụ thể, ông nói: "Tôi không nói đùa đâu
nhé (I am not joking)… Chúng ta đã có Phillipnes và sắp tới đây, sẽ có thêm cả
Việt Nam lẫn Campuchia…" Nguyên văn lời ông Biden nói: "có thêm cả Việt
Nam lẫn Campuchia cũng đang muốn trở thành một phần trong sự kết nối với chúng
ta" (tức Hoa Kỳ).
Thứ hai, chính phủ Việt Nam tuy chưa hồi đáp
các tuyên bố này của TT Biden, nhưng cũng chưa có phát ngôn chính thức nào bác
bỏ và thứ ba, tôi cho là quan trọng, đó là từ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc,
chưa thấy hiện ra lời lẽ gì "khét lẹt" đối với Hà Nội.
.
BBC: Vì sao sau khi truyền thông quốc tế trích
lời Tổng thống Biden thậm chí đã ba bốn lần nhắc tới chuyến thăm của ông tới
Việt Nam mà báo chí và các nhà lãnh đạo VN không có phản ứng gì công khai,
theo ông?
TS Đinh Hoàng Thắng:Tôi nghĩ Việt Nam đang ở trong một tình huống khá tế nhị. Mới đây nhất,
Phó TTg VN Trần Lưu Quang vừa sang Trung Quốc và ông đã được nghe các "huấn
dụ" của "đồng chí cựu - tân Ngoại trưởng Vương Nghị". Vương Ngoại
trưởng đề cập tới "các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao" Trung - Việt
thời gian tới.
Với thời gian, Việt Nam ngày càng hiểu sâu
chính sách củaTrung Quốc, nhưng cả hai đều hành động vì quyền lợi của mỗi nước.
"Những dặn dò" của ông Vương Nghị liên quan đến "bảo vệ an ninh
chế độ và các thể chế…" được ông Trần Lưu Quangđáp lại một cách phải đạo
chứ không hề là những ràng buộc về chính sách.
Và chưa hết, TT Nga Putin cũng vừa "đánh
tiếng" muốn đến thăm Việt Nam sau chuyến công du Hà Nội của Tổng thống Biden.
Chúng ta hãy chờ xem "nền ngoại giao cây tre" của VN sẽ như thế nào.
.
BBC: Những sự kiện này nếu xảy ra, có vẻ như
không còn nằm trong công thức xưa nay về sự kiên định ý thức hệ, ông giải
thích điều này thế nào?
TS Đinh Hoàng Thắng: Tôi nghĩ, VN đang tiệm cận đến một "tipping point"(điểm tới hạn).
Lợi ích quốc gia - lợi ích dân tộc đang đặt ra cho lãnh đạo hiện nay trước sự lựa
chọn, thật ra thì không khó nhưng cũng không đơn giản…
Một mặt, dễ thấy là những lôi kéo, nhắn nhủ của
lãnh đạo Nga và Trung Quốc có xuất phát từ lợi ích của người dân VN đâu! Họ chỉ
xuất phát từ "các cuộc đấu đá" giữa họ với Mỹ và phương Tây và muốn
"đẩy" VN vào thế lưỡng nan ấy. Mặt khác,để lựa chọn, dứt khoát lãnh đạo
VN phải chọn bảo vệ lợi ích sát sườn của cả trăm triệu dân VN chứ. Ở đây đâu phải
chuyện "bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn?"
Tuy nhiên, các bài học ôn lại từ lịch sử cũng
cho thấy, đôi khi xuất hiện những tình huống nguy hiểm, không đơn giản cho các
nước nhỏ và vừa như Việt Nam.
Xin nhắc lại, năm 1979 Đặng tấn công VN vì VN
xóa sổ Khmer Đỏ của TQ ở CH Kampuchea Dân chủ và ký hiệp định hợp tác toàn diện
với Liên Xô. Chiến tranh Trung - Việt sau đó còn dai dẳng hàng chục năm, kéo
theo bao hệ lụy. Có những mặt còn nặng nề và "tai biến" hơn cả các
"cuộc trường kỳ kháng chiến" trước đó. TQ đã đẩy VN vào các bẫy
giương sẵn mà không biết, khiến đất nước bị "chảy máu" suốt hàng chục
năm. Kinh tế tiêu điều, nội bộ lủng củng. "Tránh được vỏ dưa lại gặp vỏ dừa".
Vừa thoát được chiến tranh thì lại rơi vào "bẫy" Thành Đô…
.
BBC: Việt Nam hay tự coi mình là nhỏ nhưng
trên thế giới người ta lại cho rằng Việt Nam là quốc gia đang trên đà
trở thành một nền kinh tế đáng kể, thậm chí thành "cường quốc tầm
trung" ở châu Á, ông nghĩ sao?
TS Đinh Hoàng Thắng: Theo một vài tiêu chí do LHQ đặt ra thì VN có thể nghĩ đến khả năng ấy,
nhưng các cuộc bàn thảo chỉ mới diễn ra trong khuôn khổ giới học giả. Cho đến
khi biến được thành chương trình hành động quốc gia thì chắc còn mất thời gian.
Thay đổi tư duy là một quá trình, hiện nay VN đang phải đối phó với quá nhiều
vấn đề. Cả đối nội lẫn đối ngoại… Các vụ đại án trong nước đang làm hủy hoại
hình ảnh đất nước. Việc định hình lại tư thế quốc gia trước hết cần tư duy đột
phá của lãnh đạo.
.
BBC: Về khả năng Hà Nội và Washington không
chỉ nâng cấp "Đối tác chiến lược Việt - Mỹ" mà thậm chí ông Biden còn
nói tới khả năng vượt cấp, nâng hẳn lên "Đối tác chiến lược toàn diện"
ngang tầm với Trung Quốc và LB Nga thì ông nghĩ có cao hay không trong mùa thu
này?
TS Đinh Hoàng Thắng: Về nước Mỹ, câu chuyện nhiều phần có liên quan đến các cuộc vận động
tái tranh cử của TT Biden. Ông ấy muốn cho cử tri Mỹ thấy tương lai tươi sáng
trong đại chiến lược "răn đe tích hợp" của Hoa Kỳ, ứng phó với chính
sách bành trướng của TQ trên Biển Đông, cũng như trong không gian FOIP (Ấn Thái
Dương tự do và rộng mở). Trên thực tế, các chiến lược gia cỡ như Điều phối viên
ANQG Campbell hay Cố vấn ANQG Sullivan có nhằm đến vị trí của Singpore, Việt
Nam, Thái Lan… trong chiến lược "xoay trục" lớn của Mỹ và phương Tây.
Vì thế, "Đối tác chiến lược Việt - Mỹ" đã xuất hiện như một đòi hỏikhách
quan.
Về phía VN, đây là lúc VN có cơ hội để tách dần
khỏi "gọng kìm lịch sử" Trung Quốc. Nhưng từ cơ hội ấy đến khi thiết
lập được một "lòng tin chiến lược" trên thực tế với Hoa Kỳ, bằng các
bước đi thực chất, rồi tới các hiệp định, các hiệp ước thìcũng chưa thể xảy ra
trong thời gian trước mắt.
.
BBC: Những nhân tố bên ngoài nào có thể đẩy
nhanh tiến trình này?
TS Đinh Hoàng Thắng: Diễn tiến cuộc chiến ở Ukraine, tình hình căng thẳng xung quanh eo biển
Đài Loan và mới đây nhất là Philippines kiên quyết "quay xe" khỏi lập
trường của Trung Quốc trên Biển Đông cho chúng ta nhiều điều phải suy nghĩ. Về
bang giao Việt - Mỹ, tôi nghĩ chặng đường từ khi có "cú hích chiến lược"
cho đến khi kiến tạo được "lòng tin chiến lược" giữa hai nước, vẫn
còn cần thời gian. Khoảng cách ấy là bao xa khó nói trước.Đừng quên, Thái Lan -
Hoa Kỳ có 180 năm quan hệ. Hiệp ước An ninh Phillipnes - Hoa Kỳ đã 65 tuổi. Thế
mà lòng tin chiến lược giữa họ với nhau, nhiều lúc vẫn còn "xao xuyến".
Con đường trước mắt của quan hệ Việt - Mỹ có thể hình dung rõ hơn sau chuyến
thăm tới đây của Tổng thống Biden nếu ông tới Hà Nội.
No comments:
Post a Comment