Kêu
gọi tạm hoãn thi hành án đối với Nguyễn Văn Chưởng
15/08/2023
https://baotiengdan.com/2023/08/15/keu-goi-tam-hoan-thi-hanh-an-doi-voi-nguyen-van-chuong/
Với
những điểm mờ ám và vi phạm tố tụng đặc biệt nghiêm trọng tôi nêu dưới đây, thì
bất cứ ai dù không am hiểu lắm về luật pháp, cũng nhận thấy tử tù Nguyễn Văn Chưởng
bị oan. Tôi kêu gọi lãnh đạo các cơ quan chức năng hãy đọc kỹ và tham mưu cho
lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chỉ đạo tạm hoãn thi hành án đối với Nguyễn Văn Chưởng
để kiểm tra, làm rõ!
I- Chủ mưu dàn dựng và chỉ đạo lập chuyên án này là Đỗ Hữu Ca và Dương Tự
Trọng (hai người này đã bị quả báo như mọi người biết).
II- Nếu Chưởng không oan thì sao chưa thi hành án mà để kéo dài sang năm
thứ 17?
III- Trong quá trình khởi tố điều tra vụ án, CA Hải Phòng báo cáo Tổng cục
trưởng Cảnh sát Phạm Quý Ngọ, không rõ ông Phạm Quý Ngọ chỉ đạo ra sao (nội
dung này cần điều tra Đỗ Hữu Ca và Dương Tự Trọng để xác định trách nhiệm của từng
người/ông Ngọ thì đã chết năm 2014).
IV- Viện KSND tối cao cũng đã e ngại, thiếu tự tin khi Kháng nghị Hội đồng
Thẩm phán TAND TC xem xét Giám đốc thẩm theo hướng giảm hình phạt Tử hình xuống
Chung thân cho Chưởng.
V- Tháng 1/2014, Tổ Kiểm tra, xác minh của Ban Nội chính Trung ương do
tôi (Lê Văn Hòa là Tổ trưởng) báo cáo Trưởng ban Nội chính TW Nguyễn Bá Thanh
(có ông Nguyễn Sơn, Phó Chánh án Tòa án tối cao + Thứ trưởng BCA Lê Quý Vương
cùng nghe) là đơn kêu oan của Tử tù Nguyễn Văn Chưởng có cơ sở, Ban Nội chính
TW cần báo cáo, đề nghị Bộ Chính trị cho thành lập Đoàn Kiểm tra liên ngành để
kiểm tra làm rõ/ thì ngay sau cuộc họp, ông Nguyễn Bá Thanh chỉ đạo Tổ Công tác
của chúng tôi dừng nghiên cứu, đề xuất hướng xử lý về vụ án này mà không nói rõ
lý do (một năm sau ông Nguyễn Bá Thanh mắc bệnh rồi mất).
VI. VI PHẠM TỐ TỤNG ĐẶC BIỆT NGHIÊM TRỌNG:
1. CQĐT không tổ chức bảo vệ giữ nguyên hiện trường
vụ án.
Vụ giết người xảy ra hồi 21h30’ ngày 14/7/2007
(thời điểm đó khu vực hiện trường trời mưa), nhưng đến 15h30’ ngày 15/7/2007 mới
tổ chức khám nghiệm hiện trường.
2. Việc thu giữ, quản lý vật chứng của vụ án rất
tùy tiện.
Nhân chứng Phạm Hồng Quang, chiến sỹ CAP Đông
Hải 2 (người đầu tiên có mặt tại hiện trường vụ án mạng), anh này đã đem áo
mưa, áo cảnh sát, dép… của nạn nhân Sinh gửi ở phòng bảo vệ Công ty New Hope;
còn điện thoại di động và khẩu súng K59 + 1 băng đạn còn 1 viên của nạn nhân Sinh
thì anh ta mang đi đâu không rõ, đến hơn 1h ngày 15/7/2007 mới được lập biên bản
thu giữ và đến 17h cùng ngày mới làm thủ tục niêm phong (BL: 517; 535).
3. Có nhiều uẩn khúc nhưng không được CQĐT làm
rõ.
– Tại hiện trường vụ án có một đôi dép cỡ 42
không được làm rõ là của ai (rất có thể là của kẻ chém nạn nhân, vì khi đi trực
nạn nhân Sinh đi giày màu đen).
– Hiện trường vụ án mạng có một khẩu trang màu
trắng kẻ xanh, nhưng cơ quan điều tra không làm rõ của ai (rất có thể là của kẻ
giết người đánh rơi khi bỏ chạy) (BL:698).
– Về khẩu súng K59 thu tại hiện trường vụ án mạng:
+ CQĐT không tổ chức giám định vân tay trên cò
súng và thân khẩu súng K59 (nên việc kết luận nạn nhân Sinh đã dùng khẩu súng
đó bắn 4 phát sau khi bị nhóm Chưởng chém là không có cơ sở).
+ Việc Thiếu tá Sinh sử dụng khẩu súng này là
không hợp pháp: Khẩu súng này vẫn thuộc sự quản lý của Công an huyện Cát Hải,
chưa làm thủ tục chuyển giao về Công an quận Hải An [Biên bản xác minh ngày
16/4/2008 / BL.690].
+ Giấy phép sử dụng súng đã hết hạn 2 năm rưỡi
(cấp ngày 25/1/2002 và chỉ có giá trị đến ngày 25/1/2005) [BL. 689].
– Việc nạn nhân Sinh đi dép hay đi giầy khi bị
chém cũng chưa được làm rõ: Hai nhân chứng Phạm Hồng Quang, Nguyễn Văn Phước
khai nạn nhân Sinh đi dép [BL. 517; 535]; nhân chứng Đặng Thái Sơn thì khai nạn
nhân Sinh đi giầy màu đen có dây [khai 2 lần: BL. 523, 524].
– CQĐT không thu được hung khí giết người,
nhưng cán bộ điều tra vẽ sẵn rồi đưa Nguyễn Văn Chưởng và Đỗ Văn Hoàng ký xác
nhận.
– Có người lạ bí ẩn đến gặp nạn nhân Sinh
trong lúc hấp hối tại hiện trường nhưng không được CQĐT làm rõ.
Tại BL.515, nhân chứng Phạm Hồng Quang (chiến
sỹ CAP Đông Hải 2) khai: Ngay sau khi nạn nhân Sinh bị bắn, anh Quang nhìn thấy
có một người lạ đi cùng Đặng Thái Sơn (chiến sỹ CAP Đông Hải 2) tới chỗ nạn
nhân Sinh đang nằm hôn mê tại hiện trường (nhưng CQĐT không làm rõ người lạ đó
là ai và đến với mục đích gì).
ĐẶC BIỆT, CHƯỞNG CÓ CHỨNG CỨ NGOẠI PHẠM, NHƯNG
KHÔNG ĐƯỢC ĐIỀU TRA LÀM RÕ.
– Nhiều nhân chứng xác nhận thời điểm xảy ra vụ
án, Chưởng có mặt ở quê Hải Dương nhưng không được điều tra, đối chất một cách
khách quan. Nguyễn Trọng Đoàn (em trai Chưởng) nộp các xác nhận ngoại phạm đó lại
bị CQĐT bắt khẩn cấp về tội “Che dấu tội phạm” và bị xử 2 năm tù về tội danh
này.
– Chưởng đã cung cấp bản kê các cuộc gọi đi, gọi
đến điện thoại của Chưởng (0974.863.087) trong thời điểm xảy ra vụ án và đề nghị
CQĐT khôi phục các cuộc điện thoại đó để xác định toạ độ các cuộc gọi, làm rõ
Chưởng có mặt hay không có mặt tại Hải Phòng khi xảy ra vụ án nhưng không được
cơ quan điều tra thực hiện, lại bị công an thu giữ điện thoại của Chưởng.
.
No comments:
Post a Comment