Chính sách phân biệt lý lịch đang
giết chết dân tộc
Thứ
Sáu, 08/18/2023 - 12:19 — VietTuSaiGon
https://www.rfavietnam.com/node/7740
Tại
sao lúc này, hình ảnh công an trở nên xấu xa, tệ hại đến vậy? Từ việc bắt trộm
dê, bắt cóc tống tiền, buôn lậu, buôn ma túy, đánh người, hành hung, giết người
trong chốn tạm giam rồi tráo bằng cớ, ép cung, ăn vạ... tất cả có đủ. Vì đâu?
Xin thưa, chính cái chủ trương xét lý lịch, hay nói khác đi là chính sách ưu
tiên đỏ, chính sách lý lịch đang giết chết đảng Cộng sản, mà sâu xa hơn là đang
giết chết dân tộc này.
Vì
sao chính sách xét lý lịch giết chết đảng Cộng sản? Vì sao chính sách này giết
chết dân tộc?
Ở
những năm đầu sau 1975, sau khi thống nhất hai miền đất nước, người Cộng sản đã
quyết liệt triệt tiêu mọi thành phần có liên quan đến chính thể Việt Nam Cộng
Hòa, một phần đẩy vào trại cải tạo, một phần đẩy lên vùng kinh tế mới, phần
khác đẩy ra biển bằng cách tạo luồng vượt biển để rồi nhấn chìm bằng súng... Có
hàng ngàn kiểu trù dập, giết tróc, nhưng không thể giết hết một nửa đất nước,
một nửa dân tộc này được, chính vì vậy, chính sách phân biệt lý lịch ra đời như
một cách để thanh lọc kĩ hơn về phía “bên kia”.
Theo
thời gian, chính sách phân biệt lý lịch có giảm dần mức độ sát máu của nó, từ
chỗ trù dập người có lý lịch bên kia, đến chỗ không trù dập nặng nề như trước
nhưng lợi dụng chất xám, sức lao động của họ và ưu tiên quyền phát triển cho
các “thái tử đảng”. Thế nhưng ngay sau khi chính sách phân biệt lý lịch ra đời
thì cũng phát sinh thêm một loại người ngay trong lòng chế độ Cộng sản, đó là
“cò chế độ”.
Loại
cò chế độ này đông vô kể, chúng đã làm giàu trên lý lịch của người khác, là một
bọn dịch vụ đen chuyên đi làm thủ tục, giấy tờ để khai người có công “cách
mạng”, người được hưởng chính sách nhà nước. Song hành với khai lý lịch, kỳ
thực là đánh tráo lý lịch, bọn người này còn đánh tráo lý lịch cho cả những
người từng là sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, để những kẻ tự đổi màu, được
đánh tráo này lên nắm các chức nhỏ ở địa phương, ví dụ như Đội trưởng đội sản
xuất nông nghiệp, kế toán hợp tác xã nông nghiệp, Chủ nhiệm hợp tác xã... Có
một số trường hợp đặc biệt còn nhảy lên làm đến chức Trưởng phòng giáo dục
huyện và Hiệu trưởng trường trung học cơ sở.
Đây
là kẽ hở của chính sách này, cho nên đến thời điểm hiện nay, việc tin rằng
những “thái tử đảng” là Cộng sản ròng e rằng hơi ngây thơ và vô nghĩa. Đó là
chưa muốn nói đến trường hợp cò chế độ đã phát triển lên một cấp bậc mới, họ
trở thành các cò ngành, cò hành lang của đảng.
Trong
các ngành hiện nay tại Việt Nam, ngành công an là một ngành có chính sách xét
lý lịch nặng nề nhất, chí ít phải ba đời theo đảng Cộng sản và không có dây mơ
rễ má gì với chế độ cũ mới được tuyển chọn vào ngành. Thế nhưng đến lúc này,
nhìn lại ngành công an, không hiếm, nếu không muốn nói là rất nhiều công an vốn
dĩ chẳng có đời nào làm Cộng sản cả. Có nhiều trường hợp cha là lính Quốc Gia
vẫn đang ngồi ghế Trưởng công an xã, có bằng cấp an ninh chính qui và mang hàm
đến Thiếu tá. Nói như vậy để thấy sự bất cập và vô nghĩa của chính sách xét lý
lịch đảng trước trò chơi tiền bạc thời này.
Vô
hình trung, thứ chính sách xét lý lịch này trở nên ngờ ngệch và tạo cơ hội cho
những kẻ biết làm ăn, biết mánh khóe. Hơn nữa, nó tạo ra một thứ quyền lực
ngành cho công an, dù muốn hay không thì bất kỳ công an nào cũng ngầm hiểu rằng
họ đang là “thái tử đảng thứ thiệt” và giả sử họ chạy chọt để vào ngành thì họ
cũng tự mặc định họ là thái tử đảng thứ thiệt, họ có quyền tham vọng, có quyền
đè bẹp kẻ khác nhân danh công bộc và sự “hi sinh thầm lặng của ngành”.
Chính
vì tâm lý này, bất kỳ công an nào cũng tự thấy sự quan trọng của họ trong hệ
thống bảo vệ đảng, họ tự cho mình cái quyền được định đoạt người khác vì dù sao
đi nữa, gia tộc, dòng họ của họ đã từng cống hiến cho đảng nhiều nhất, hi sinh
cho đảng nhiều nhất và họ là người được hưởng thụ.
Thứ
tâm lý hưởng thụ đặc trưng của ngành, cộng với cuộc tranh đua bẩn thỉu để vào
ngành trước đó, vừa phải tốn kém tiền bạc với con số không nhỏ đã thúc giục họ
thu về, thu hồi vốn bằng mọi giá. Thế nên mới có chuyện công an ăn tàn bạo,
cảnh sát giao thông bâu bám gạt nước xe khách để ăn vạ, cảnh sát giao thông ăn
vạ dân, xin bánh mì đểu, tiêu chuẩn mỗi ngày đứng đường phải được bao nhiêu
biên lai phạt, phải xin đểu được bao nhiêu... Tất cả những thứ ấy đến cuối năm,
lại chia chác bằng hình thức tiền quà Tết cho toàn cơ quan.
Chính
vì vậy mà cảnh sát giao thông được ưu ái nhất trong toàn ngành và những loại
công an, cảnh sát khác phải đi kiếm ăn bằng nhiều cách, từ bảo kê nhà hàng,
khách sạn, karaoke cho đến buôn ma túy, bắn trộm dê... Gần đây nhất là cả bắt
cóc, tống tiền.
Sở
dĩ ngành công an trở nên hư hỏng và tệ mạt như vậy là bởi vì chính sách xét lý
lịch đang tồn tại và họ tự biết họ là hạt gạo trên sàng của chính sách này. Và,
đâu riêng gì ngành công an trở nên hư hỏng, hầu như bất kỳ cán bộ nhà nước nào
cũng bẩn thỉu và tệ mạt bởi họ cũng ý thức được cái quyền lực (ngầm hiểu) của
một đảng viên Cộng sản, họ thỏa sức vơ vét và bất chấp, bởi họ cũng thừa sức
biết rằng một mình ông Tổng Trọng chẳng thể soi ra lý lịch của họ, và ngay cả
bộ sậu bên cạnh Nguyễn Phú Trọng cũng có lý lịch bất minh không kém. Điều này
giống như đã hỏng từ trên nóc hỏng xuống và khi mưa giọt thì không thể biết cụ
thể chỗ nào là giọt nhiều nước nhất nữa rồi, nhà mục ruỗng, bệ rạc.
Nhưng,
sự hỏng hóc, bê tha và thối nát sinh ra từ chính sách xét lý lịch này không
những làm hỏng đảng Cộng sản mà còn làm hỏng cả dân tộc Việt Nam này mặc dù
đảng Cộng sản không thể đánh đồng với dân tộc. Bởi vì chính sách phân biệt này
đã loại bỏ một con số quá lớn chất xám, trí tuệ và nhiệt huyết ra khỏi hệ thống
điều hành đất nước, thậm chí loại bỏ ra khỏi hệ thống kinh tế đất nước. Điều
này một mặt dẫn đến cừu thù không thể hóa giải trong nội bộ dân tộc, một mặt
dẫn đến tình trạng phá hoại và phản động trước dân tộc.
Khi
nội bộ một dân tộc bị chia thành hai phái thù địch rất rõ ràng thông qua phân
biệt lý lịch nhưng sự lợi dụng tối đa vẫn luôn được cân nhắc và sử dụng một
cách hiệu quả trong hành xử của kẻ nắm quyền, đất nước bị xâu xé bởi nạn trộm
cắp tài nguyên, tham nhũng, tham ô, hối lộ, phản động, bán bí mật quốc gia...
thì sẽ có một cuộc cạnh tranh không lành mạnh, nếu không muốn nói là cạnh tranh
mang tội ác giữa các thành phần xã hội nhằm vinh thân phì gia và trả thù.
Hiện
trạng của đất nước ngày hôm nay chỉ mới là một phần nổi của tảng băng trôi tội
ác do chính sách xét lý lịch và phân biệt lý lịch mang lại. Và nó chỉ chấm dứt
khi các nhóm lợi ích đảng cáo chung, hay nói khác đi là nó chỉ chấm dứt khi
cuộc cách mạng khác hình thành. Hoặc giả, nó chỉ chấm dứt khi đảng Cộng sản xóa
bỏ chính sách xét lý lịch để tránh nguy cơ diệt vong dân tộc và cứu chính họ.
Nhưng nghe ra, hi vọng này mong manh quá!
No comments:
Post a Comment