100
tạp chí y khoa cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân ‘‘nhãn tiền’’
Trọng Thành - RFI
Đăng ngày: 03/08/2023 - 12:09
Khoảng 100 tạp chí y khoa, trong đó có
nhiều tạp chí hàng đầu thế giới, kêu gọi thế giới hành động khẩn cấp để loại trừ
vũ khí hạt nhân, với cảnh báo nguy cơ một thảm họa hạt nhân ‘‘đang ngày càng
trở nên nhãn tiền’’. Tuyên bố chung hiếm hoi của giới y khoa được đưa ra
trong bối cảnh điện Kremlin một lần nữa tung ra các lời lẽ đe dọa sử dụng vũ
khí hạt nhân, và Bắc Triều Tiên liên tiếp có các vũ thử tên lửa.
Ảnh minh họa : Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un
và bộ trưởng Quốc Phòng Nga Sergei Shoigu tham quan triển lãm vũ khí tại Bình
Nhưỡng. Ảnh do hãng thông tấn KCNA công bố hôm 27/07/2023. via REUTERS - KCNA
Bản tuyên bố chung hôm nay, 03/08/2023 nhấn mạnh: ‘‘Cho dù chỉ là một
cuộc chiến tranh hạt nhân hạn chế, với khoảng 250 vũ khí hạt nhân được sử dụng
trên tổng số 13.000 vũ khí hiện có, đã có thể giết hại 120 triệu người, làm rối
loạn khí hậu toàn cầu, gây nạn đói toàn cầu, đe dọa tính mạng của khoảng 2 tỉ
người’’, và ‘‘mọi hành động sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ đều là một thảm họa
với nhân loại’’.
Ông Chris Zielinski, Hiệp hội thế giới các nhà xuất bản y khoa, lưu
ý : ‘‘việc tất cả các tạp chí y khoa hàng đầu thông nhất về lời kêu gọi
này cho thấy tính chất hết sức cấp bách của cuộc khủng hoảng hạt nhân hiện tại’’.
Trong số các tạp chí y khoa hàng đầu tham gia có, BMJ, The Lancet, JAMA, New
England Journal of Medicine.
Theo AFP, tuyên bố của giới y khoa cũng được công bố đúng vào lúc đại diện
191 quốc gia, tham gia Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (TNP), họp tại
Vienna, từ ngày 31/07 dến 11/08. Đây là lần đầu tiên cộng đồng quốc tế nhóm họp
để chuẩn bị cho Hội nghị thứ 11, bàn về việc thực thi Hiệp ước không phổ biến
vũ khí hạt nhân (TNP), dự kiến tổ chức năm 2026.
Theo Yonhap, ngoại trưởng Pháp và Hàn Quốc phối hợp tổ chức một sự kiện
bên lề cuộc họp nói trên hôm nay, để đánh động quốc tế về nguy cơ hạt nhân Bắc
Triều Tiên. Hàn Quốc dự kiến cùng Pháp và một số đồng minh, như Mỹ, Nhật, ra một
tuyên bố chung về vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên.
TNP
bế tắc, đầu tư cho vũ khí hạt nhân gia tăng
Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, ra đời năm 1968, được coi là là
một trụ cột của an ninh thế giới, có mục tiêu ‘‘hướng đến giải trừ vũ khí hạt
nhân’’. Hiệp định TNP được toàn bộ cộng đồng quốc tế tham gia, trừ Ấn Độ,
Pakistan, Israel và Sudan. Bắc Triều Tiên rút khỏi TNP hồi năm 2003.
Hiệp định đang rơi vào bế tắc. Năm 2022, tại Hội nghị thứ 10 xem xét các
biện pháp thực thi TNP, họp ở New York, cộng đồng quốc tế đã không ra được
tuyên bố chung, do sự phản đối của Nga.
Trên thực tế, 9 quốc gia sở hữu vũ khí nguyên tử tiếp tục gia tăng đầu tư
cho vũ khí hủy diệt này. Theo ICAN (tức Phong trào quốc tế nhằm loại bỏ vũ khí
hạt nhân), chi phí cho vũ khí hạt nhân tăng liên tiếp trong 3 năm gần đây, với
tổng số hơn 82 tỉ đô la. Đứng đầu là Mỹ, với 43,7 tỉ đô la, tiếp theo là Trung
Quốc 11,7 tỉ và Nga 9,6 tỉ.
Phong trào ICAN là lực lượng hậu thuẫn cho ‘‘Hiệp ước cấm vũ khí hạt
nhân’’ (TIAN) của Liên Hiệp Quốc, chính thức có hiệu lực từ năm 2021. TIAN
được coi là một biện pháp bổ sung, nhằm thúc đẩy thực thi tôn chỉ giải trừ hạt
nhân của TNP.
----------------------------------
Các nội dung liên
quan
NGA
- UKRAINA - VŨ KHÍ HẠT NHÂN
Tổng
thống Nga Putin thông báo đã chuyển đầu đạn hạt nhân đến Belarus
Hoa
Kỳ công khai kho vũ khí hạt nhân, hối thúc Nga trở lại New Start
BẮC
TRIỀU TIÊN - VŨ KHÍ HẠT NHÂN
Giới
phân tích lo ngại học thuyết mới về hạt nhân của Bắc Triều Tiên
No comments:
Post a Comment