VỤ
MẤT SÁCH CỔ TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM : CHỨNG CỨ CHỈ ĐẠO LÀM BẢN FAKE
Năm 2022, Viện Nghiên cứu Hán Nôm tổng kiểm kê kho sách từ 5/5 đến 5/7
thì kết thúc. Hai ngày sau, kết quả chưa công bố, chỉ vài người biết rõ việc mất
sách, thì Viện trưởng Nguyễn Tuấn Cường đã bí mật chỉ đạo làm “Phó bản”.
29 cuốn sách đã mất đều đã có bản photocopy và nhiều cuốn có cả bản scan
(đã số hóa). Thế thì tại sao lại phải làm “Phó bản”? Mà các bản sách cổ này có
ai được mượn ra khỏi kho đâu mà phải xoắn vậy? (Chỉ trong trường hợp đặc biệt,
có đơn gửi Viện trưởng mới được cho xem bản gốc).
Phó bản được làm như thế nào?
https://www.facebook.com/photo/?fbid=3063378203965130&set=a.1567029753599990
Phó bản này được làm như sau: Dùng file scan để in ra giấy Dó. Đóng thành
tập theo đúng lối sách cổ. Bìa bằng giấy cậy như sách cổ.
Vì chi phí in trên giấy Dó rất cao (do giấy Dó đắt tiền, khi in thường bị
cuộn, hỏng), tiền đóng quyển cũng không ít, nên số tiền 29 cuốn sách cổ đã mất
(sau tìm thấy 4 cuốn) lên tới vài chục triệu. Nên có chỉ đạo tất cả những anh
chị em trong Phòng Bảo Quản (Kho sách cổ) phải đóng tiền để chi trả khoản này,
và có nhờ kế toán của cơ quan tính tiền giúp.
Việc làm “Phó bản” đã được bàn bạc trong Hội đồng Kiểm kê, rồi bàn ra đến
Chi bộ, nhưng đều vấp phải sự phản đối của anh chị em. Phó Viện trưởng Vương Thị
Hường phản đối quyết liệt, và nói rằng: “Khi mất sách thì việc đầu tiên là
phải đi tìm chứ không phải để “giải quyết hậu quả” theo kiểu này. Nếu các anh
chị còn nói đến tiền tiền như thế này (tức là góp nhau làm bản Fake) thì tôi sẽ
ra khỏi phòng họp”.
Nhiều anh em phản đối, nói nguyên tắc của kho là: Mất, thì chỗ đó để trống,
chứ không thể để sách fake lên giá được. Thế là việc này chưa thực hiện được.
Còn Viện trưởng có chỉ đạo “làm Phó bản” hay không thì xem tấm hình sau,
có chữ ký của Tiến sĩ Vũ Thị Lan Anh, Phó trưởng phòng Bảo quản, và là người hiện
giữ chìa khoá kho sách cổ.
Trên đây là những thông tin công khai tại cuộc họp
cơ quan sáng hôm qua 9/5/2023.
.
No comments:
Post a Comment