Vụ
án Lê Thị Dung: Công tố viên bác bỏ cả thực tế lịch sử!
10/05/2023
https://baotiengdan.com/2023/05/10/vu-an-le-thi-dung-cong-to-vien-bac-bo-ca-thuc-te-lich-su/
Thú thật, làm một công dân đòi hỏi công lý cho
bà Dung, tôi hoàn toàn mất hứng khi biết bà từng ngồi ghế Hội đồng thẩm phán của
Tòa án nhân dân huyện Hưng Nguyên, tức cùng hội cùng thuyền với bà Thẩm phán
đang xét xử bị can, lại chính là bà Dung. Nếu cách xét xử các vụ án trước đó
cũng giống như cách đã xét xử bà Dung thì đúng là… oan oan tương báo!
Nhưng việc nào ra việc nấy. Nhân cái lý lẽ của
công tố viên Viện Kiểm sát bác bỏ lời bà Dung tố trước tòa rằng bà bị bức cung,
thấy cần viết thêm về vấn đề tố tụng ở đây.
“Trong phần tự bào chữa sau khi cả 2 luật
sư của mình đều đã bị tòa đuổi ra khỏi phòng xét xử, cô giáo Lê Thị Dung khẳng
định: bản thân bị bức cung trong suốt thời gian điều tra.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Hưng Nguyên,
ông Nguyễn Phi Thăng lập luận để bác bỏ, rằng: ‘Trong giai đoạn điều tra, truy
tố và xét xử tại phiên tòa này, bị cáo chưa khi nào thừa nhận hành vi phạm tội
của mình, luôn kêu mình bị oan, vì vậy ý kiến của bị cáo cho rằng mình bị bức
cung, dụ dỗ, dọa nạt là không có căn cứ’.”
(Trích từ trang Thái Hạo)
Thái Hạo có phản biện hay bằng cách lật ngược
vấn đề: “Ô hay! Lập luận gì kỳ vậy, thưa ông Nguyễn Phi Thăng? Chẳng có cái
logic nào rằng chỉ khi bị cáo nhận tội thì mới chứng tỏ y bị bức cung. Nếu nói
như ông, thì chả lẽ từ xưa đến nay, tất cả những bị cáo đã từng nhận tội trong
các phiên xét xử của tòa án Hưng Nguyên đều là do bị bức cung cả ư?“
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/05/1-12.png
Thái Hạo – Một lập luận kỳ quặc
Chắc chắn
công tố viên không thể trả lời được phản biện này, vì nếu mở mồm ra bác bỏ thì
chẳng khác gì gậy ông đập lưng ông!
Tôi chỉ nói thêm rằng, lập
luận của công tố viên Nguyễn Phi Thăng không phải là lập luận “rất ngô nghê” mà
có vấn đề về tư tưởng, đạo đức.
“Bức cung” là gì, ắt công tố viên Nguyễn Phi
Thăng phải biết, vì được ghi rõ trong Luật Tố tụng: “Bức cung là hành vi của
người có trách nhiệm lấy lời khai trong hoạt động tư pháp đã sử dụng những thủ
đoạn khác nhau cưỡng ép người bị lấy lời khai phải khai sai những điều họ biết”.
“Thủ đoạn mà người bức cung sử dụng để cưỡng ép người bị lấy lời khai phải khai
sai sự thật có thể là: đe dọa sẽ dùng nhục hình; đe dọa sẽ xử nặng; đe dọa sẽ bắt
giam, sẽ xét xử người thân thích“.
Rõ ràng nội dung “bức cung” được xác định
trong luật không liên quan đến căn cứ bị can nhận tội hay không nhận tội.
Đó là xét theo luật định.
Còn xét theo thực tế lịch
sử – mà nói điều này, không biết công tố viên Nguyễn Phi Thăng đã được học môn
lịch sử chưa? – thì lập luận của công tố viên Nguyễn Phi Thăng là kiểu lập luận
bác bỏ thực tế, bác bỏ lịch sử.
Thực tế, đối với những nhà tù tàn bạo, tất cả
các tù nhân đều bị bức cung, mà thủ đoạn là những cuộc tra tấn tàn bạo, bất luận
tù nhân nhận tội hay không nhận tội. Càng không nhận tội, càng bị bức cung và bị
tra tấn dã man. Lịch sử nhân loại từng ghi nhận như vậy!
Chí ít, Nguyễn Phi Thăng là một đảng viên cộng
sản cũng phải biết, rằng các chiến sĩ cộng sản kiên trung, trong đó có Hồ Chí
Minh, từng bị bức cung và bị hành hạ như thế nào, trong khi từ nhật ký, hồi ký
của tù nhân và từ các trang lịch sử đều ghi nhận không ai “nhận tội”. Cụ Hồ còn
mỉa mai trong Nhật ký trong tù: “Tội trung với nước với dân à?”
Chẳng nhẽ, công tố viên Nguyễn Phi Thăng sẽ
bác bỏ các trang nhật ký, hồi ký và lịch sử Đảng bằng lập luận: Những Lý Tự Trọng,
Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Hồng Phong, Nguyễn Đức Thuận, Nguyễn Văn Trỗi… kể cả Hồ
Chí Minh tố nhà tù thực dân, đế quốc, quân phiệt “bức cung” bằng những thủ đoạn
tàn bạo là “không có căn cứ”, vì những chiến sĩ cộng sản này không nhận tội?
Bác bỏ thực tế là vi phạm
luật tố tụng. Bác bỏ lịch sử của chính đảng mà ông là đảng viên, tội còn to hơn
đấy!
***
Một trang lấy lại từ Thái Hạo. Tôi chỉ bình luận
theo thông tin của Thái Hạo. Nếu thông tin này sai, Thái Hạo phải chịu trách
nhiệm!
.
No comments:
Post a Comment