Thành
phố bị chiếm đóng Mariupol: nơi sợ hãi và nghi ngờ đang ngự trị
Cù
Tuấn biên dịch
Cuộc chiến ở Ukraine bây giờ là một cuộc chiến
tiêu hao. Những cuộc chiến như vậy cuối cùng không được quyết định trên chiến
trường mà là trong cuộc tranh đấu ý chí giữa các nhà lãnh đạo chính trị. Ai sẽ
phải chớp mắt trước: Matxcơva, hay Kiev, Washington và Brussels?
Mặc dù Tổng thống Nga Vladimir Putin cai trị
mà không có đối thủ, nhưng ông vẫn phải quản lý nhận thức của công chúng. Với
những chiến thắng vang dội trên chiến trường trở nên khó đạt tới hơn, ông Putin
đã huy động các nguồn lực to lớn để cố gắng xây dựng lại thành phố Mariupol bị
tàn phá — như một biểu tượng về lợi ích của sự chiếm đóng của Nga đối với những
cư dân còn ở lại Donetsk, và là bằng chứng về khả năng thành công của Nga đối với
công chúng ở Nga.
Chính vì lý do này mà Nga vẫn cho phép các nhà
báo được tới thành phố rất gần với chiến tuyến này.
Tôi đã nói chuyện với một phóng viên ảnh ở
Nga, người đã đến Mariupol vào tháng 3, phỏng vấn người dân ở đó và chia sẻ một
số bức ảnh với tôi. Nhà báo này đã bị Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) thẩm
vấn kỹ lưỡng trước khi được phép tới khu vực bị chiếm đóng nhưng khi đến đó anh
đã được phép đi lại mà không có người đi cùng. The Washington Post và tôi không
nêu danh tính nhà báo này vì lý do an toàn.
Lời kể của phóng viên ảnh này là một cái nhìn
hiếm hoi và khá đầy đủ về thực tế chiếm đóng của Nga. Các phương tiện quân sự bị
hạn chế, mặc dù có thể thấy lực lượng phòng không đang cố gắng ngăn chặn các cuộc
tấn công sắp tới của Ukraine vào ngoại ô thành phố, nơi có lẽ quân Nga đang
đóng quân. Tâm trạng khá u ám và căng thẳng, và mọi người thường nghi ngờ và lo
lắng. Tuy nhiên, một số cư dân đã chịu nói chuyện dù còn e ngại.
Chào mừng đến với Mariupol bị chiếm đóng. Trước
chiến tranh, đây là trung tâm công nghiệp trọng điểm của Ukraine, chuyên về luyện
kim và đóng tàu, với dân số 440.000 người. Thành phố này đã bị quân đội Nga chiếm
giữ sau trận chiến khốc liệt kéo dài một tháng rưỡi vào năm ngoái. Nhưng cuộc
chiến không kết thúc sau khi thành phố này thất thủ. Quân phòng thủ Ukraina đã
cầm cự trong mê cung và tầng hầm của khu liên hợp công nghiệp khổng lồ Azovstal
thêm năm tuần nữa.
Nhằm mục đích loại bỏ mọi dấu hiệu quá khứ
Ukraine của thành phố, việc tuyên truyền bắt đầu tại cổng thành phố, nơi tên
thành phố bằng chữ cái tiếng Ukraine được thay thế bằng chữ cái tiếng Nga.
Quảng trường nơi từng là đài tưởng niệm “những
người lính bảo vệ Ukraine” giờ đây đã được thay bằng bức tượng của Hoàng tử
Alexander Nevsky, người đánh bại các Hiệp sĩ Teutonic Công giáo vào thế kỷ 13.
Chiến thắng của Nevsky được tôn vinh ở nước Nga của Putin như một dấu hiệu báo
trước của cuộc đấu tranh hiện tại chống lại một phương Tây được cho là đang muốn
hủy hoại linh hồn của nước Nga, làm xói mòn các giá trị quốc gia và cuối cùng
là tiêu diệt chủ quyền của nước này.
Một phiên bản của nội dung tuyên truyền này đã
được gieo vào tâm trí của những người lính chiến đấu ở Ukraine bên phía Nga. “Mọi
người đều hiểu rằng đó là cuộc chiến giữa Nga chống lại châu Âu và nước Mỹ”, một
sĩ quan của đơn vị Kaskad (Cascade) từ Cộng hòa Nhân dân Donetsk bù nhìn (đã
“gia nhập” Nga vào mùa thu năm ngoái) nói với phóng viên ảnh. “Lợi ích của Mỹ
là tiếp tục cuộc chiến này, bởi vì họ kiếm được rất nhiều tiền từ đó. Mỹ đã đạt
được mục tiêu chính của mình - họ đã giành lấy các nguồn năng lượng của Nga và
bán chúng với giá cắt cổ”.
Ngày nay, ước tính có khoảng 150.000 người còn
lại trong thành phố. Hơn hai phần ba cư dân cũ hoặc đã bị giết hoặc đã chạy tới
các vùng Ukraine chưa bị Nga chiếm. Những người khác thì đã chuyển đến Nga. Nga
đã bị cáo buộc cưỡng bức ép họ di cư, và Putin gần đây đã tuyên bố rằng bất kỳ
ai từ chối hộ chiếu Nga sẽ bị trục xuất trong vòng một năm kể từ bây giờ. Tuy
nhiên, ngay cả trước khi có thông báo, đã có hàng dài người chờ lấy giấy tờ Nga
cho riêng mình. Nhiều công ty Nga đang yêu cầu ứng viên xuất trình giấy tờ do
Nga cấp thì mới được tuyển dụng. Hàng người đứng xếp hàng nhận lương hưu tại
bưu điện địa phương trông giống như việc xếp hàng mua thực phẩm thời kỳ Liên
Xô.
Xe tải thực phẩm cũng phải mang theo các thông
điệp tuyên truyền. Chúng có thể được sơn các màu khác nhau, nhưng khẩu hiệu chạy
dọc theo mái nhà của chúng luôn giống nhau: “Mariupol là của Nga. Chấm hết!"
Thông điệp này có thể là sự lặp lại có chủ ý của một cảnh tượng đã trở nên phổ
biến trên khắp nước Nga: Hơn 800 nhà hàng McDonald’s bị bỏ hoang đã được đổi
tên thành “Vkusno — i tochka,” nghĩa là “Ngon lành — chấm hết.”
Ở nước Nga của Putin, truyền hình vẫn là
phương tiện tuyên truyền chính. Ở Mariupol bị chiếm đóng, nó luôn hiện diện.
Các kênh khác nhau dành cho cư dân Mariupol, dĩ nhiên đều do nhà nước Nga kiểm
soát.
Hình mẫu cho Mariupol là Grozny, thủ đô của
Chechnya, nơi cũng đã trở thành đống đổ nát sau hai cuộc chiến tranh do Nga khởi
xướng vào những năm 1990 và thập kỷ đầu tiên của những năm 2000. Ramzan
Kadyrov, người lãnh đạo được Putin ủy nhiệm ở Chechnya, mà đã trở nên cực kỳ
giàu có và quyền lực nhờ những nỗ lực của Nga nhằm thiết lập lại quyền kiểm
soát ở đó, đã công khai nói rằng Mariupol sẽ tiếp bước Grozny.
Một imam (lãnh tụ tôn giáo) địa phương cho biết
người của Kadyrov đã liên hệ trực tiếp với họ, cung cấp sự hỗ trợ dường như
không giới hạn. “[Tự] chúng tôi có thể có đủ tiền để sơn băng ghế. Nhưng họ thậm
chí còn [đề nghị] thay thế đá nếu bị hư hỏng – nói chung là mọi thứ,” ông nói.
“Đá cẩm thạch được đưa tới từ Thổ Nhĩ Kỳ, được cắt ở Rostov và sau đó được vận
chuyển đến đây.”
Nhưng mặc dù có nỗ lực to lớn trong việc xây dựng
lại trung tâm thành phố, nhưng sự tàn phá mà cuộc chiến tranh của Putin gây ra
cho Mariupol không thể dễ dàng che giấu hoặc xây dựng lại. Khu dân cư tư nhân vẫn
còn là một đống đổ nát. Những tàn tích có mặt khắp nơi và mọi người đang tìm kiếm
đồ đạc trong bất cứ thứ gì còn sót lại trong nhà của họ. Dòng chữ “Mư eschyo
zhivy!” - "Chúng tôi vẫn còn sống!" — được vạch nguệch ngoạc trên cửa
của một ngôi nhà, nhưng các thi thể vẫn đang được kéo ra khỏi đống đổ nát, và
các nghĩa trang đầy những ngôi mộ tập thể. Những tấm bia mộ không có tên, chỉ
có những con số, đánh dấu những ngôi mộ của các gia đình bị đạn xe tăng hoặc
bom xóa sổ, khiến không ai có thể nhận dạng được những người đã chết.
Luda, một phụ nữ trung niên, đang tìm mộ con
trai mình cùng với anh trai của chồng. Cuối cùng họ cũng tìm thấy - con số 6453
được khắc trên một chiếc bàn gỗ. Con trai bà, Vadim Issaev, một sĩ quan cảnh
sát Ukraine 25 tuổi, đã chiến đấu chống lại quân Nga cho đến phút cuối cùng.
“Một cây thánh giá hoặc một bó hoa, chúng tôi
không thể mua thứ gì khác,” bà nói khi đặt vòng hoa lên mộ. “Con tôi chỉ được
chôn lại ở đây vào tháng Sáu. Khi khai quật lại thì thi thể của nó đã không còn
chân nữa. Và không còn da thịt nữa. Tôi đã nhìn thấy toàn bộ thi thể con tôi,
may nó không bị chôn quá sâu.”
Lena, 49 tuổi và chồng ngủ dưới tầng hầm trong
khi họ từ từ xây dựng lại phần nổi của ngôi nhà đã bị phá hủy. Lena đã viết một
bài thơ và đưa cho phóng viên ảnh xem. “Các bức tường của tầng hầm rung chuyển
vì các vụ nổ. Những ngọn nến lung linh tắt lịm. Bóng tối. Im lặng. Tôi nghĩ rằng
chúng tôi đã chết… Xin đừng phát điên vì đau đớn và sợ hãi! Tôi thốt lên một lời
cầu nguyện. Tôi cầu nguyện để sống sót trong địa ngục này.”
Lena đã cầu nguyện. Nhưng “sự hoang tàn và chết
chóc” vẫn còn vây quanh, bài thơ tiếp tục. Liệu bà có bao giờ được gặp lại con
gái mình, người đã chạy trốn về phía tây khi xe tăng Nga tiến đến? Hay đứa cháu
gái được sinh ra ngay sau đó? “Tôi không biết, tôi không biết, tôi không biết!”
bà Lena kết luận.
Nỗi kinh hoàng của cuộc chiến đã khiến nhiều
cư dân còn lại rất sợ hãi. Cảm giác bị phản bội và bị lãng quên gần như có thể
sờ thấy được.
Vladimir, 52 tuổi, một công nhân xây dựng, đặc
biệt tỏ ra cay đắng. “Những kẻ phát xít đang sinh sống ở Lviv [miền tây
Ukraine], chúng đang ngồi trong các nhà hàng và quán cà phê,” ông nói, sử dụng
một biến thể của biệt danh Putin dành cho những người Ukraine ủng hộ độc lập -
“bọn phát xít”. “Và ở đây, nơi 90 phần trăm dân cư đã bỏ phiếu [gia nhập] vào
Nga, mọi thứ trở thành đống đổ nát. Tôi bắt đầu trở nên chỉ trích nước Nga nhiều
hơn và có nhiều câu hỏi đặt ra”. Thời điểm ban đầu khi Vladimir chạy trốn khỏi
cuộc giao tranh, chỉ có một số ngôi nhà bị phá hủy. Khi anh trở lại, mọi thứ đã
bị san phẳng. "Đó là cách người Nga 'giải phóng' chúng tôi đấy."
“Thật kinh tởm khi xem tivi, trên đó mọi người
đều nói dối,” Alla Nikolaevna, 87 tuổi, nói khi thu dọn đồ đạc từ căn hộ cũ của
mình trước khi tòa nhà bị phá bỏ. “Và các tuyên truyền bằng tiếng Nga thì ở khắp
mọi nơi. Vâng, như một đàn bò --- ở khắp mọi nơi!”
Nhưng sau khi than thở về những điều kiện khủng
khiếp mà bà đã phải chịu đựng, Nikolaevna nói thêm rằng bà rất biết ơn các lực
lượng của cái gọi là Cộng hòa Nhân dân Donetsk. “Họ mang bánh mì, họ mang nước
đến cho chúng tôi.” Không rõ bao nhiêu phần trăm trong số này là niềm tin và
thiện cảm thực sự đối với Nga, và bao nhiêu phần trăm chỉ là sự thận trọng khi
nói xấu lực lượng chiếm đóng với một nhà báo.
Tuy nhiên, dù phải sống giữa sự dối trá, sợ
hãi và cái chết, một số người trẻ tuổi vẫn bất chấp. Vika, 15 tuổi, là học sinh
của một trong số ít trường học đã được xây dựng lại. Vika giải thích rằng
chương trình giảng dạy mới đã hoàn toàn bị Nga hóa. Các học sinh buộc phải học
và hát quốc ca Nga và quốc ca Cộng hòa Nhân dân Donetsk, đồng thời vẽ tranh gửi
cho những người lính ngoài mặt trận. Tuy nhiên, cô vẫn giương cờ Ukraine trên
đường phố. Một người bạn đã tặng lá cờ này cho cô nhân dịp sinh nhật.
Vài tháng trước đó, Vika đã vẫy cờ Ukraine ở
quảng trường chính của thành phố. Một người nào đó - một người Nga hay một người
Ukraine, Vika cũng không biết chắc - đã hét lên với cô rằng cô có thể bị bắn vì
đã có hành vi như vậy. Vika không cần nhắc nhở. “Tôi chỉ sợ nếu lính Nga chặn
tôi lại và kiểm tra túi của tôi, tôi sẽ bị bắn,” cô giải thích. “Mẹ tôi muốn
tôi giấu lá cờ đi, nhưng tôi luôn mang theo nó bên mình.”
Khi nhà báo đang chụp ảnh bức tượng Nevsky ở
phía trên, họ nhìn thấy một cô gái tuổi teen khác đang tung một con chim về
phía biểu tượng thiêng liêng này của Nga.
Hai ngày sau khi Tòa án Hình sự Quốc tế buộc tội
Putin tội ác chiến tranh và phát lệnh bắt giữ, tổng thống Nga đã đến Mariupol
trong vài giờ. Trong video ông Putin đã dừng lại ở “quận nhỏ Nevsky”, kiểm tra
một căn hộ mới và lắng nghe những người dân vô cùng biết ơn ở đó trong vài
phút.
Khi ông Putin rời đi, một giọng nói hầu như
không thể nghe được trên video vang lên từ xa: “Etơ vsio nhe-pravda!” - Tất cả
đều là dối trá!
Hình ảnh:
1: https://www.facebook.com/photo/?fbid=6439212722784020&set=pcb.6439228389449120
Quang cảnh khu liên hợp công nghiệp Azovstal ở
Mariupol.
2: https://www.facebook.com/photo?fbid=6439212772784015&set=pcb.6439228389449120
Những người lính Nga đi ngang qua một khu chợ.
3: https://www.facebook.com/photo?fbid=6439212709450688&set=pcb.6439228389449120
Một chiếc xe tải quân sự của Nga chạy ngang
qua một biển báo được sơn lại bằng màu cờ Nga ở lối vào thành phố.
4: https://www.facebook.com/photo?fbid=6439212776117348&set=pcb.6439228389449120
Bên trong khu liên hợp công nghiệp Azovstal bị
phá hủy.
5: https://www.facebook.com/photo?fbid=6439212876117338&set=pcb.6439228389449120
Đài tưởng niệm Alexander Nevsky thay thế đài
tưởng niệm binh lính Ukraine.
6: https://www.facebook.com/photo/?fbid=6439212956117330&set=pcb.6439228389449120
Lính Nga trước Nhà hát kịch Mariupol.
7: https://www.facebook.com/photo/?fbid=6439213032783989&set=pcb.6439228389449120
Mọi người đi ngang qua một chiếc xe bán đồ ăn
có ghi: “Mariupol - đây là nước Nga, chấm hết.”
8: https://www.facebook.com/photo/?fbid=6439213106117315&set=pcb.6439228389449120
Người xếp
hàng nhận lương hưu tại bưu điện, nơi chi trả lương hưu hoặc trợ cấp xã hội.
9: https://www.facebook.com/photo/?fbid=6439213112783981&set=pcb.6439228389449120
Bộ trưởng
Quốc phòng Nga Sergei Shoigu xuất hiện trên một chương trình truyền hình Nga.
10: https://www.facebook.com/photo/?fbid=6439213159450643&set=pcb.6439228389449120
Các khu
chung cư mới do Bộ Quốc phòng Nga xây dựng ở Mariupol.
11: https://www.facebook.com/photo/?fbid=6439213206117305&set=pcb.6439228389449120
Một nhà thờ Hồi giáo đang được Ramzan Kadyrov
khôi phục.
12: https://www.facebook.com/photo/?fbid=6439213252783967&set=pcb.6439228389449120
Anatoliy, trái, chơi đàn accordion hàng ngày ở
trung tâm thành phố trong khi Valeriy phân phát báo Nga. Evgeniy, ở giữa, bị mất
chân trong một trận pháo kích.
13: https://www.facebook.com/photo/?fbid=6439213289450630&set=pcb.6439228389449120
Những ngôi mộ tập thể tại một nghĩa trang bên
ngoài Mariupol. Các khu nhà chưa được dọn sạch, và xác chết vẫn thường xuyên được
tìm thấy dưới các đống đổ nát.
14: https://www.facebook.com/photo/?fbid=6439213359450623&set=pcb.6439228389449120
Lena, trong tầng hầm, nơi cô vẫn ngủ cùng chồng.
Cặp đôi này đã trốn trong tầng hầm trong suốt cuộc giao tranh.
15: https://www.facebook.com/photo/?fbid=6439213422783950&set=pcb.6439228389449120
Alla
Nikolaevna, 87 tuổi, đến căn hộ cũ của bà để thu dọn đồ đạc cá nhân cuối cùng
trước khi ngôi nhà của bà bị phá bỏ. Hầu hết đồ đạc của bà đã bị đốt cháy hoặc
bị đánh cắp.
16: https://www.facebook.com/photo/?fbid=6439213419450617&set=pcb.6439228389449120
Vladimir, 52 tuổi, cùng mẹ trong ngôi nhà bị
phá hủy mà họ đang dần dần cải tạo.
17: https://www.facebook.com/photo/?fbid=6439213486117277&set=pcb.6439228389449120
Vika, 15 tuổi, giương lá cờ Ukraine mà một người
bạn đã tặng cô nhân dịp sinh nhật.
18: https://www.facebook.com/photo/?fbid=6439213569450602&set=pcb.6439228389449120
Học sinh đi bộ về nhà sau giờ học bên cạnh một
nhà ga xe lửa bị phá hủy.
Bài gốc :
https://www.washingtonpost.com/.../mariupol-occupied.../
WASHINGTONPOST.COM
Opinion | See occupied Mariupol, where dread
and suspicion reign
Opinion | See occupied Mariupol, where dread and suspicion
reign
No comments:
Post a Comment