Sunday, May 21, 2023

TỔNG THỐNG MỸ MỞ ĐƯỜNG CHO VIỆC CUNG CẤP F-16 CHO UKRAINE (RFI)

 



Tổng thống Mỹ mở đường cho việc cung cấp F-16 cho Ukraina

Thanh Phương  -  RFI

Đăng ngày: 20/05/2023 - 10:49

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20230520-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-m%E1%BB%B9-m%E1%BB%9F-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-cho-vi%E1%BB%87c-cung-c%E1%BA%A5p-f-16-cho-ukraina

 

Có thể nói đây là một bước ngoặt quan trọng về sự yểm trợ của phương Tây đối với Ukraina trong cuộc chiến chống Nga: Tại thượng đỉnh G7 ở Hiroshima (Nhật Bản), hôm qua, 19/05/2023, tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố kể từ nay sẵn sàng cho phép các nước khác cung cấp cho Ukraina loại chiến đấu cơ F-16 do Mỹ sản xuất. 

 

https://s.rfi.fr/media/display/0d92d702-f6eb-11ed-8aca-005056a90284/w:980/p:16x9/AP23139795126149.webp

Ảnh tư liệu: Chiến đấu cơ Mỹ F-16 bay biểu diễn tại một căn cứ không quân của Ấn Độ ngày 24/02/2019. AP - Aijaz Rahi

 

Theo lời cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng Jake Sullivan, được hãng tin AFP trích dẫn, tổng thống Biden cũng ủng hộ một sáng kiến chung nhằm huấn luyện các phi công Ukraina sử dụng những loại chiến đấu cơ thế hệ thứ tư, trong đó có F-16 của Mỹ.

 

Ngay sau thông báo của tổng thống Biden, bộ Quốc Phòng Đan Mạch hôm qua thông báo nước này sẽ tham gia vào việc huấn luyện các phi công Ukraina lái chiến đấu cơ F-16.

 

Trong thời gian qua, áp lực lên tổng thống Mỹ ngày càng tăng, đòi ông phải bật đèn xanh cho việc cấp các chiến đấu cơ F-16 cho Ukraina từ những nước đang có các phi cơ này. Việc giao F-16 cho các nước thứ ba phải có sự chấp thuận của Washington, cụ thể là của bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, do cần phải bảo vệ công nghệ quân sự của Mỹ. 

 

Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky ngay lập tức hoan nghênh quyết định nói trên của tổng thống Biden, một quyết định mà ông cho là mang tính “lịch sử”. Theo lời cố vấn an ninh quốc gia Sullivan, tổng thống Biden rất nôn nóng gặp đồng nhiệm Ukraina để thảo luận về việc thực hiện kế hoạch này trong cuộc gặp vào ngày mai ở Hiroshima bên lề thượng đỉnh nhóm G7. 

 

Bay từ Ả Rập Xê Út trên một chiếc máy bay của Cộng Hòa Pháp, ông Zelensky đã đến Hiroshima hôm nay để dự thượng đỉnh G7. Ngoài tổng thống Mỹ Biden, tổng thống Ukraina có các cuộc gặp song phương với tổng thống Pháp Emmanuel Macron và thủ tướng Nhật Fumio Kishida.

 

Trên mạng Twitter hôm nay, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vừa cho biết ông cũng đã gặp tổng thống Zelensky tại Hiroshima. Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa lãnh đạo hai nước kể từ khi Nga mở cuộc chiến tranh xâm lược Ukraina. 

 

Trong bản thông cáo chung hôm nay, các lãnh đạo G7 đã kêu gọi Trung Quốc "gây áp lực lên Nga để nước này ngừng cuộc xâm lăng Ukraina", đồng thời khẳng định muốn duy trì các quan hệ "mang tính xây dựng và ổn định" với Bắc Kinh. Các lãnh đạo G7 nhân dịp này nhắc lại là họ vẫn chống mọi hành động "quân sự hóa" của Trung Quốc ở vùng châu Á-Thái Bình Dương.

 

----------------------------

CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN

ĐIỂM BÁO

Zelensky thăm 4 nước G7 : Thêm vũ khí để tiết kiệm xương máu cho Ukraina

UKRAINA - ANH - VŨ KHÍ

Công du châu Âu, tổng thống Volodymyr Zelensky được đồng minh ồ ạt cấp thêm vũ khí

PHÁP - UKRAINA

Pháp hứa cung cấp thêm xe thiết giáp và xe tăng hạng nhẹ cho Ukraina

 

.

======================================================

.

.

Mỹ ủng hộ đồng minh cung cấp chiến đấu cơ F-16 cho Ukraine

Jonathan Beale, phóng viên quốc phòng, và James Gregory

BBC News

20 tháng 5 năm 2023

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cy6vwgdy08zo

 

Mỹ cho biết sẽ chấp thuận để các đồng minh phương Tây cung cấp cho Ukraine các chiến đấu cơ tiên tiến, bao gồm cả những chiếc F-16 do Mỹ sản xuất.

 

Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan cho biết Tổng thống Joe Biden đã "thông báo cho những người đồng cấp G7" về quyết định này tại hội nghị thượng đỉnh của khối ở Nhật Bản hôm 19/5.

 

Ông Sullivan cho biết quân đội Mỹ cũng sẽ huấn luyện các phi công của Kyiv cách sử dụng máy bay chiến đấu.

 

Ukraine từ lâu đã chờ đợi các chiến đấu cơ tiên tiến và Tổng thống Volodymyr Zelensky ca ngợi động thái này là một "quyết định lịch sử".

 

Lãnh đạo G7 bàn kế hoạch tăng trừng phạt Nga trong ám ảnh di sản hạt nhân Hiroshima

Ukraine: Cuộc phản công có thể thay đổi cục diện chiến tranh?

Nga tấn công tên lửa lần thứ chín vào Kyiv trong tháng này

 

Về mặt pháp lý, Mỹ phải chấp thuận việc tái xuất khẩu các thiết bị mà các đồng minh đã mua và động thái này sẽ dọn đường cho các quốc gia khác gửi kho F-16 hiện có của họ tới Ukraine.

 

“Trong vài tháng qua, chúng tôi cùng các đồng minh và đối tác của mình đã thực sự tập trung vào việc cung cấp cho Ukraine hệ thống vũ khí và huấn luyện quân đội cần thiết để tiến hành các chiến dịch phản công vào mùa xuân và mùa hè này,” ông Sullivan nói với các phóng viên ở Hiroshima. "Chúng tôi đã cung cấp những gì chúng tôi đã hứa."

 

"Bây giờ chúng tôi đã chuyển sang thảo luận về việc cải thiện lực lượng không quân Ukraine như một phần trong cam kết lâu dài của chúng tôi về khả năng tự vệ của Ukraine. Trong khi khóa huấn luyện diễn ra trong những tháng tới đây, chúng tôi sẽ làm việc với các đồng minh để xác định thời điểm các máy bay sẽ được chuyển giao, ai sẽ giao, và số lượng bao nhiêu."

 

Ukraine đã nhiều lần vận động hành lang các đồng minh phương Tây cung cấp chiến đấu cơ để giúp nước này chống lại Nga. Trước thông báo chính thức vào hôm nay 20/5, Tổng thống Zelensky cho biết các máy bay chiến đấu sẽ "tăng cường sức mạnh trên không đáng kể cho quân đội của chúng ta", đồng thời nói thêm rằng ông mong muốn "thảo luận về việc triển khai thực tế" kế hoạch này tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima, nơi ông sẽ đến dự vào hôm nay.

 

Mỹ đã lưỡng lự về việc cung cấp cho Ukraine các máy bay chiến đấu hiện đại - ít nhất là trong thời gian tới. Thay vào đó, trọng tâm của Mỹ là viện trợ quân sự trên bộ.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/aa75/live/2cc030a0-f6c0-11ed-92cc-b3a9bf1f67e9.png

Ông Zelensky dự kiến sẽ tham gia cùng các nhà lãnh đạo G7 ở Nhật Bản

 

Các quan chức quân sự cấp cao của Mỹ từng trao đổi với BBC trước đây đã đặt câu hỏi liệu các máy bay chiến đấu do phương Tây cung cấp có làm thay đổi đáng kể cuộc xung đột hay không, khi phần lớn lực lượng không quân của Nga vẫn đang vật lộn để giành ưu thế trên không với mật độ dày đặc của các hệ thống phòng không trên mặt đất.

 

Và vào tháng 2, Tổng thống Biden đã nói với các phóng viên rằng ông "tạm thời loại trừ khả năng" gửi các chiến đấu cơ tiên tiến đến Ukraine.

 

Tuy nhiên, ông Sullivan trả lời báo giới rằng Mỹ đã cung cấp vũ khí cho Kyiv khi cần thiết trên chiến trường và quyết định bắt đầu cung cấp các máy bay chiến đấu tiên tiến cho Ukraine cho thấy cuộc xung đột đã bước sang một giai đoạn mới.

 

"Bây giờ chúng tôi đã cung cấp mọi thứ mà chúng tôi nói rằng chúng tôi sẽ cung cấp, vì vậy chúng tôi đặt Ukraine vào vị trí để đạt được bước tiến trên chiến trường thông qua cuộc phản công. Đã đến lúc phải nhìn vào tương lai và xem Ukraine sẽ cần gì để chống lại sự xâm lược của Nga," ông nói.

 

Mặc dù thay đổi trong chính sách của Mỹ là đáng kể, nhưng việc đào tạo phi công lái máy bay tiêm kích F-16 sẽ tốn nhiều thời gian. Ukraine hiện có nhiều phi công lái máy bay chiến đấu được đào tạo hơn so với máy bay thông thường. Nhưng ngay cả việc đào tạo phi công chiến đấu có kinh nghiệm để lái một chiếc máy bay mới cũng có thể mất tới bốn tháng.

 

Và sau đó các quốc gia sẽ cần phải đồng ý cung cấp máy bay chiến đấu. F-16 được sử dụng rộng rãi ở một số quốc gia châu Âu và Trung Đông cũng như Mỹ, nơi vẫn sản xuất loại máy bay này. Ai sẵn sàng cung cấp chiến đấu cơ là câu hỏi quan trọng tiếp theo.

 

Vương quốc Anh, Hà Lan, Bỉ và Đan Mạch cũng hoan nghênh động thái của Hoa Kỳ.

 

Thủ tướng Anh Rishi Sunak viết trên Twitter: "Nước Anh sẽ hợp tác với Mỹ, Hà Lan, Bỉ và Đan Mạch để cung cấp cho Ukraine năng lực không quân chiến đấu mà nước này cần."

 

Vương quốc Anh không có bất kỳ chiếc F-16 nào trong lực lượng không quân của mình.

 

Đan Mạch tuyên bố giờ đây họ cũng sẽ có thể hỗ trợ đào tạo phi công, nhưng không xác nhận liệu họ có gửi bất kỳ máy bay chiến đấu nào tới Ukraine hay không. Lực lượng không quân của Đan Mạch có 40 chiếc F-16, khoảng 30 trong số đó đang hoạt động.

 

Đầu tuần này, ông Sunak và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cho biết họ sẽ xây dựng một "liên minh quốc tế" để hỗ trợ máy bay chiến đấu cho Ukraine.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/ffd7/live/69df77c0-f6c0-11ed-92cc-b3a9bf1f67e9.png

Những nước viện trợ quân sự nhiều nhất cho Ukraine

 

Ông Sunak cho biết Vương quốc Anh sẽ thành lập một trường bay để đào tạo phi công Ukraine. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết Pháp sẵn sàng làm điều tương tự nhưng sẽ không cung cấp máy bay phản lực.

 

Một số ý kiến phản đối việc gửi chiến đấu cơ chơ Ukraine tập trung vào các vấn đề bảo trì, trong đó cựu quan chức Nato, Tiến sĩ Jamie Shea, nói rằng các thiết bị này hầu hết cần bảo trì sau mọi cuộc chiến.

 

Một số nước thành viên Nato cũng bày tỏ lo ngại rằng việc chuyển giao máy bay chiến đấu cho Ukraine sẽ bị coi là leo thang chiến tranh, có nguy cơ đối đầu trực tiếp với Nga.

 

Khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện, Ukraine được cho là có khoảng 120 máy bay có khả năng chiến đấu - chủ yếu bao gồm những chiếc MiG-29 và Su-27 cũ kỹ từ thời Xô Viết.

Nhưng các quan chức Ukraine nói rằng họ cần tới 200 chiến đấu cơ để đối đầu với sức mạnh không quân của Moscow - vốn được cho là lớn gấp 5 hoặc 6 lần của Kyiv.

 

Ông Zelensky chủ yếu kêu gọi các đồng minh gửi F-16. Được chế tạo lần đầu tiên vào những năm 1970, máy bay chiến đấu này có thể di chuyển với tốc độ gấp đôi vận tốc âm thanh và có thể tấn công các mục tiêu trên không hoặc trên mặt đất.

 

Mặc dù hiện đã có F-35 hiện đại hơn, nhưng F-16 vẫn được sử dụng rộng rãi. Các chuyên gia cho rằng các máy bay chiến đấu hiện đại như F-16 sẽ giúp Ukraine phản công sau lưng Nga.

 

Đầu năm nay, một số nước Đông Âu đã gửi tới Ukraine máy bay chiến đấu Mig thời Xô Viết.

 

 




No comments: