TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN HƯNG
NGUYÊN CHẮC CHẮN ĐÃ KHÔNG “THỈNH THỊ ÁN”
Nếu các cơ quan tố tụng đã áp dụng sai luật
như ý kiến của một số chuyên gia; Và, do bị cáo nhận thức rằng, việc nhận định
mức tiết dạy [chỉ khoảng 350.000 VND/tháng] dành cho chức danh Bí thư Chi bộ là
đúng tinh thần Thông tư 28/2008 của Bộ GDĐT]. Thì, Thanh tra Bộ Giáo dục vẫn
nên vào cuộc dù “theo đúng quy trình”, vụ án đã khởi tố thì thanh tra không vào
nữa.
Rõ ràng, đã có sự hiểu luật khác nhau giữa cán
bộ trong ngành giáo dục và người của các cơ quan tố tụng nên việc một cơ quan của
Bộ đứng ra giải thích Thông tư 28/2008 là cần thiết.
Trước hết, nên thay đổi biện pháp ngăn chặn, để cô giáo Lê Thị Dung tại ngoại [án chưa có hiệu
lực pháp luật và cô Dung hoàn toàn không gây nguy hiểm cho xã hội]. Đồng thời,
tòa phúc thẩm nên trưng cầu giám định từ Thanh tra Bộ Giáo dục. Kết luận của
Thanh tra về cách hiểu tách bạch 2 khoản chi [theo Quy định 169/2008 của Ban Bí
thư và theo Thông tư 28/2008 của Bộ GDĐT] của cô Dung là đúng hay sai rất cần
thiết cho phiên tòa phúc thẩm.
Hẳn nhiều người vẫn còn nhớ những sai phạm ở trường Đại học Luật TPHCM: chỉ
trong 4 năm, trường này đã bỏ ngoài sổ sách những khoản thu của học viên với số
tiền lên tới 29 tỷ VND. Điều đáng nói là, vụ việc chỉ được phóng viên báo Pháp
Luật phát hiện, dù trước đó trường đã từng được kiểm toán. Năm 2019, Thanh tra
Bộ Giáo dục biết rõ sai phạm này nhưng thay vì chuyển ngay hồ sơ sang cơ quan
điều tra đã [có giấu hiệu “che giấu tội phạm” khi] cho Trường xử lý nội bộ. Những
người chịu trách nhiệm hoặc hạ cánh [như bà Mai Hồng Quỳ] hoặc an toàn như cháu
bà, thủ quỹ Mai Quốc Thu Trang, hoặc chỉ bị “khiển trách” rồi được bổ nhiệm lên
làm quản lý (như một cô cháu khác).
Không cần so với mức án 3 năm dành cho ông “Tuấn
Tim” [dù sai phạm của ông Tuấn lên tới hàng chục tỷ và phần “lại quả” mà ông Tuấn
khai nhận trong một thương vụ cũng lớn hơn rất nhiều số tiền cô Dung nhận trong
10 năm], chỉ so hai vụ việc nói trên trong ngành Giáo dục đã thấy sự bất bình đẳng
trước cách hiểu pháp luật và trước cách áp dụng pháp luật của các cơ quan tố tụng
với một bên là giám đốc một Trung tâm Giáo dục cấp huyện, bà Lê Thị Dung; một
bên là Hiệu trưởng một trung tâm dạy luật cho nhiều nhà lãnh đạo quốc gia, bà
Mai Hồng Quỳ.
Tôi tin, tòa án nhân dân huyện Hưng Nguyên đã
không “thỉnh thị án” nên bản án dành cho cô Lê Thị Dung mới máy móc và thiếu vắng
công lý như thế. Việc không thỉnh thị án là rất đáng hoan nghênh và là một bước
tiến trong tố tụng. Cho dù những người hiểu biết rất bất bình với án sơ thẩm,
công lý vẫn còn cơ hội. Một khi không đưa “đường lối xét xử” cho tòa huyện, các
tòa trên sẽ có một “hành lang pháp lý” đủ rộng để đưa ra phán quyết “độc lập,
chỉ tuân theo pháp luật”.
=============================================
XEM THÊM
Nghi vấn sai phạm tài chính tại ĐH Luật TP.HCM
.
Khởi tố, không khởi tố, quyết
định mức án có phải căn cứ theo luật?
No comments:
Post a Comment