Thỏa
thuận hợp nhất của VinFast với Black Spade bị “bơm” quá mức
RFA
2023.05.15
Hãng xe điện VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng
đang chật vật tìm cách niêm yết ở thị trường Mỹ mà bước mới nhất là sáp nhập với
Black Spade Acquisition Co. (Black Spade) – một công ty của tỷ phú sòng bài
Lawrence Ho với định giá giá trị doanh nghiệp khoảng 27 tỷ USD. Đây là mức giá
cao gấp 42 lần doanh thu năm 2022 của hãng và cao gấp bảy lần so với định giá của
hãng xe điện nổi tiếng của Mỹ là Tesla.
Hãng tin Reuters hôm 15/5
có bài viết về nỗ lực thâm nhập thị trường Mỹ của VinFast nhưng với một sức mạnh
sai.
Theo bài báo, VinFast – một
hãng đang làm ăn thua lỗ - đang rất cần tiền để phát triển nhưng thỏa thuận mới
với Black Spade được bơm lên và không giúp được gì nhiều cho VinFast.
Hôm 12/5 vừa qua, VinFast và Black Spade đã
công bố thỏa thuận sáp nhập doanh nghiệp. Sau sáp nhập, công ty hợp nhất sẽ có
giá trị doanh nghiệp khoảng 27 tỷ USD. Giá trị vốn chủ sở hữu là 23 tỷ USD,
chưa bao gồm số tiền sẽ quy đổi từ 169 triệu USD tiền mặt tín thác.
Theo Reuters, ngoài mức định
giá cao quá mức, điều thất vọng nhất từ thỏa thuận mới là số tiền nhỏ nhoi được
Black Spade bơm vào qua thỏa thuận SPAC là 169 triệu đô la với điều kiện là
không có nhà đầu tư nào rút ra.
SPAC là từ viết tắt của Special Purpose
Acquisition Company tức là Công ty mua lại mục đích đặc biệt. Công ty mua lại
có mục đích đặc biệt (SPAC), còn được gọi là “công ty séc trống”, là một công
ty vỏ bọc được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán với mục đích mua lại một
công ty tư nhân, do đó công khai nó mà không cần thông qua truyền thống.
Một số công ty nổi tiếng khác cùng từng đi
theo con đường SPAC để được niêm yết như hãng xe điện Lucid. Theo Reuters, khi
Lucid và các công ty khác được niêm yết qua thỏa thuận tương tự vào năm 2021, họ
nhận được thêm các khoản đầu tư tư nhân và công. Ví dụ Grab đã nhận được 4,5 tỷ
đô la khi hãng này được định giá gần 40 tỷ đô la.
VinFast dự định phát hành IPO tại Mỹ vào quý 4
năm 2022 nhưng sau đó đã phải hoãn lại đến năm 2023.
Hồi tháng 4 vừa qua, công ty mẹ của VinFast là
Vingroup và ông Phạm Nhật Vượng quyết định bơm 2,5 tỷ đô la cho VinFast, trong
đó ông Phạm Nhật Vượng hiến tặng một tỷ đô la, Vingroup tài trợ không hoàn lại
500 triệu đô la, đồng thời cho vay một tỷ đô la thời hạn tối đa năm năm.
VinFast được thành lập vào năm 2017 để sản xuất
xe hơi nhưng vào năm 2019 đã quyết định chuyển sang sản xuất hoàn toàn xe điện.
Vào tháng 11 năm ngoái, VinFast đã xuất khẩu
lô xe 999 chiếc đầu tiên sang Mỹ.
Ngay sau tin VinFast hợp
nhất với Black Spade để chuẩn bị niêm yết tại thị trường Mỹ, một loạt các trang
tin về xe tại Mỹ đã có các bài viết của những chuyên gia xe tại Mỹ “chê” xe
VinFast chất lượng quá kém.
No comments:
Post a Comment