Tại
sao Ukraina cố tình thông báo hoàn tất các chuẩn bị phản công ?
Đức Tâm - RFI
Đăng ngày: 01/05/2023 - 16:08
Bí mật và bất ngờ là hai trong số nhiều yếu tố quan
trọng quyết định sự thành bại của một hoạt động quân sự. Thế nhưng, từ nhiều
tháng nay, Ukraina thường xuyên công khai khẳng định đang hoàn tất các chuẩn bị
và chiến dịch phản công sẽ được tiến hành trong nay mai.
https://s.rfi.fr/media/display/24b929ba-bf40-11ec-acd2-005056bf8594/w:980/p:16x9/000_328A7AM.webp
Ảnh tư liệu: Tổng thống
Ukraina Volodymyr Zelensky trong cuộc họp báo tại Kiev, Ukraina, ngày
13/04/2022. AFP - SERGEI SUPINSKY
Trả lời phỏng vấn báo Pháp Le Figaro, ngày 28/04/2023, chuyên gia
Edouard Jolly, thuộc viện nghiên cứu chiến lược trường Quân sự (IRSEM), cho rằng,
trong thời đại chiến tranh thông tin, đây là một cách để đánh lừa kẻ thù.
Ukraina đang phải tranh thủ thời gian. Các đợt thông tin như vậy tạo nhịp
độ cho các hoạt động chuẩn bị, cho phép ban tham mưu tiếp tục quy tập các loại
vũ khí, phương tiện cần thiết để lên kế hoạch cho một cuộc phản công thực sự.
Cơ hội đối với Ukraina rất hiếm hoi, nếu lựa chọn chiến lược phản công trực tiếp,
ồ ạt thì Ukraina không được phép thất bại.
Yếu tố bất ngờ
Có thể gây bất ngờ cho kẻ thù bằng hai cách : cách thứ nhất là giữ
bí mật, im lặng, không cho kẻ thù biết ý định của mình. Cách thứ hai là liên tục
thông tin, làm cho kẻ thù « quen » với mối đe dọa bị phản công và phải
luôn luôn trong tình trạng báo động. Đây là cách mà Trung Quốc đang làm đối với
Đài Loan, đối thủ khó có thể phân biệt báo động về một cuộc tấn công thật hay
giả.
Thông tin tác chiến /thông tin chính trị
Từ tháng ba đến nay, chính quyền Kiev « phong tỏa » chặt chẽ
mọi thông tin về diễn tiến các chiến dịch quân sự, và thường xuyên nói về việc
chuẩn bị phản công.
Theo giới chuyên gia, cần phân biệt thông tin mang tính tác chiến và
thông tin với mục đích chính trị. Tại Ukraina, hai bên đều chuẩn bị tinh thần
là đối phương sẽ tấn công trong dịp xuân-hè. Chính vì vậy, mỗi bên đều giảm bớt
việc loan tải các thông tin mang tính chiến thuật, qua đó, hạn chế nguy cơ
thông tin bị tiết lộ, ý đồ của họ không bị phanh phui và vị trí đóng quân không
bị lộ. Mặt khác, từ khi Nga xâm lược Ukraina, hai bên liên tục áp dụng
chính sách thông tin mang tính chính trị.
Thông tin đối nội và đối ngoại
Đối với Ukraina, về mặt đối nội : Đó là làm cho người dân Ukraina
biết được rằng quân đội tiếp tục chiến đấu, qua đó tạo hy vọng giành lại những
vùng lãnh thổ bị Nga chiếm đóng.
Đối với bên ngoài, Ukraina muốn cho phương Tây thấy là rõ ràng họ đang
chuẩn bị một cuộc phản công mang tính quyết định đối với kết cục cuộc chiến và
việc chuyển giao vũ khí cho Kiev trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Cần chuẩn bị kỹ cho cuộc phản công
Cả hai bên đều mơ ước có thể tiến hành một cuộc phản công, nhưng gặp
nhiều khó khăn do thiệt hại nặng nề về nhân mạng và vật chất và cả hai bên đều
không muốn mạo hiểm gây thêm các tổn thất. Ukraina không thể có nguồn nhân lực
vô tận, còn Nga khó có thể huy động thêm binh lính nếu chế độ không áp dụng các
biện pháp cứng rắn.
Trong khi chờ đợi, Nga chỉ tiến quân một cách chậm rãi tại một số điểm
trên chiến trường. Phía Ukraina áp dụng chiến lược tránh trực tiếp đối đầu để tập
trung tấn công một số mục tiêu ở hậu phương của đối phương, như các cơ sở hậu cần,
kho dầu, súng đạn…Đây là chiến lược của kẻ yếu chống lại kẻ mạnh chiếm đóng, với
mục đích ngăn cản đối phương chiến đấu.
Hiện nay, Nga đã củng cố chiến tuyến dài 800 cây số và nếu Ukraina tiến
hành một cuộc tấn công trên quy mô lớn thì phải dàn trải quân trên một diện rộng.
Có một hệ quả khác của việc Ukraina chuẩn bị tấn công : một phần
vũ khí phương Tây cung cấp cho Ukaina có thể rơi vào tay quân Nga. Cho tới nay,
quân đội Ukraina sử dụng chủ yếu các vũ khí có từ thời Liên Xô. Nếu có được một
số vũ khí hạng nhẹ do phương Tây sản xuất, Nga sẽ đem dùng trong các cuộc xung
đột vũ trang ở những nơi khác nhằm thao túng thông tin, ví dụ cáo buộc Ukraina
chuyển giao vũ khí đến những nơi này.
Như vậy, Ukraina lại phải đối mặt với một thách thức bổ sung : Hạn
chế để cho vũ khí rơi vào tay kẻ thù, càng ít càng tốt. Vì cho đến nay, đối với
cả Nga và Ukraina, một phần ba số vũ khí bỏ lại trên chiến trường rơi vào tay kẻ
thù.
No comments:
Post a Comment