Cái nhà hát quan họ Bắc Ninh mình thấy có mấy
vấn đề. Quan họ vốn không phải là loại hình biểu diễn trong một nhà hát quy mô
lớn. Đã là quan họ thì nên biểu diễn ở một không gian nhỏ, có thể có chi tiết
truyền thống. Chứ quan họ, chèo tuồng, rối nước… mà biểu diễn ở không gian lớn
kiểu nhà hát phương Tây (như đa số hiện nay) thì cũng như biểu diễn Opera ở sân
đình vậy.
Nói thật là biểu diễn quan họ cũng chả có được
dăm trăm khán giả mua vé đâu, giấy mời thì may ra. Thế nên chế ra nhà hát quan
họ chắc chủ yếu để giải quyết cái mục “Sự cần thiết phải đầu tư” trong thuyết
minh dự án. Đại khái hiểu là có cớ để lập dự án tiêu tiền ngân sách. Vì thế, lấy
cớ nhà hát quan họ để bố trí ghế kèm bàn kiểu Đồng Kỵ là không hợp lý. Cái này
chính mình cũng phải chém gió nhiều rồi, anh em trong nghề cả, nên không lạ!
Mình hiểu cái nhà hát này sẽ phải là nhà hát
đa năng, chơi tuốt từ Đàm Vĩnh Hưng tới Khánh Ly, Trọng Tấn, có khi lâu lâu
cũng có có giàn nhạc giao hưởng tham gia, có thể dùng cả để tổ chức hội nghị
này kia! Mà với tình hình dân trí về nghệ thuật ở Việt Nam, nhất là tỉnh lẻ, đầu
tư nhà hát thì nên là loại đa năng như vậy mới có hiệu quả sử dụng cao, đỡ lãng
phí ngân sách. Nếu chỉ biểu diễn quan họ thì một tháng chắc được một lần là nhiều,
rất lãng phí.
Cái nhà hát Đó ở Nha Trang cũng vậy, chém là
biểu diễn rối nước, nhưng chắc chắn là nó sẽ đa năng, chẳng qua chém vậy để lấy
ý cái Đó cho nó liên quan thôi. Chứ rối nước cái mô hình nó bé tẹo, biểu diễn ở
nhà hát to vậy thì phải phát ống nhòm?
Công trình
Nhà hát Đó nằm trong quần thể phức hợp nghỉ dưỡng – nghệ thuật – giải trí Vega
City Nha Trang. Ảnh: Báo Khánh Hoà
Khi nó đã là nhà hát đa năng, thì bố trí ghế Đồng
Kỵ lại có bàn nước (chắc thực tế không phải là để ly trà mà sẽ là Coca Cola hoặc
Starbuck coffee) là siêu lãng phí, về không gian chỗ ngồi, về vật liệu làm ghế
(nghe nói là gỗ gụ). Kiểu ghế có bàn này lẽ ra chỉ nên có ở một ô nhỏ cho khách
VIP, kiểu như ở sân vận động hay có, chứ để toàn bộ thế này thì khó mà lý luận
được về sự phù hợp về đầu tư.
Về hình thức ghế, thấy bên tư vấn bảo có cách
điệu rồi, nhưng mình thấy không đáng kể, vẫn cổ điển quá, tính sao chép cao. Ghế
dạng này không phù hợp với ghế nhà hát.
Về kiến trúc bên ngoài, mình thấy nó cũng khá
sáng tạo, khác biệt với các nhà hát khác, đẹp xấu thì còn tùy quan điểm thẩm mỹ.
Mình nghĩ là OK. Về công năng khác mình chưa rõ thế nào nên không bình luận.
Mình cho rằng vụ này chắc do ý kiến của chủ đầu
tư nhiều chứ Kiến trúc sư không có vai trò quyết định. Trong quá trình hành nghề,
mình nhận thấy dân/quan ở Bắc Ninh khá là bảo thủ. Rất khó tìm được kiến trúc
hiện đại ở Bắc Ninh, họ thích phào chỉ, kiểu Tân cổ điển hoặc Á Đông, rất khó
thuyết phục để xây một công trình thực sự hiện đại ở Bắc Ninh, nhất là công
trình văn hóa lại càng khó. Nói chung các địa phương càng có tính truyền thống,
lịch sử lâu đời, càng có xu hướng bảo thủ về kiến trúc. Các tỉnh đồng bằng Bắc
Bộ là hay bị thế nhất.
Nói chung, kiến trúc theo style gì hầu hết là
do ý chí của chủ đầu tư. Với công trình ngân sách thì chủ đầu tư thường có xu
hướng ba phải, chọn giải pháp an toàn, thỏa mãn thị hiếu đám đông (thường là tầm
thường) ở địa phương. Thế nên mình khá là nể người quyết định chọn style kiến
trúc của Bộ Công an, nhà Quốc hội và Trung tâm hội nghị Quốc gia, nó thoát ly
hoàn toàn với phong cách an toàn mà quan chức hay chọn. Nhà hát này có kiến
trúc đã khá mạnh dạn, nhưng nội thất (bàn ghế) kiểu này là khó chấp nhận. Chắc
để dễ thuyết phục chủ đầu tư chăng?
Hình :
https://www.facebook.com/photo/?fbid=2634396573379956&set=pcb.2634396726713274
https://www.facebook.com/photo?fbid=2634396616713285&set=pcb.2634396726713274
https://www.facebook.com/photo/?fbid=2634396663379947&set=pcb.2634396726713274
https://www.facebook.com/photo?fbid=2634396706713276&set=pcb.2634396726713274
No comments:
Post a Comment