NỘI DUNG :
.
.
Nga tổ chức
Lễ Duyệt binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng
BBC News Tiếng Việt
.
Kiểm chứng các phát biểu của
Putin trong ngày Chiến Thắng 09/05
BBC News
.
.
=========
Nga tổ chức Lễ Duyệt binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng
BBC News Tiếng Việt
9 tháng 5, 2023
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cn011w57klwo
Ngày hôm nay, sự chú ý trên thế giới đổ dồn về
Moscow, với việc Nga kỷ niệm Ngày Chiến thắng - ngày lễ lớn đánh dấu chiến thắng
của Liên Xô trước Đức Quốc xã ngày 9/5/1945.
https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/40d1/live/f084dd60-ee5a-11ed-a142-ab0e42bfd9c3.jpg
Toàn cảnh
trước khan đài
Tổng thống Vladimir Putin có mặt tại buổi lễ.
Lễ duyệt binh chính ở Moscow là màn trình diễn
khổng lồ các thiết bị quân sự, với quân đội, xe tăng và tên lửa đạn đạo diễu hành
qua Quảng trường Đỏ.
Đây là lần đầu tiên kể từ 2020, tổng thống Nga
thành công trong việc thuyết phục một số lãnh đạo quốc tế cùng có mặt trên khán
đài với ông.
Hồi 2021, chỉ có Tổng thống Tajikistan tới, do
đại dịch Covid. Nhưng năm ngoái, chỉ có mình ông Putin có mặt, do các lãnh đạo
Trung Á cố giữ khoảng cách với Nga sau vụ xâm chiếm Ukraine.
Năm nay, toàn bộ các lãnh đạo Trung Á có mặt,
trong đó có ông Kassym-Jomart Tokayev của Kazakhstan, ông Alexander Lukashenko
của Belarus và thủ tướng Armenia.
https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/b366/live/3ab46950-ee5b-11ed-a142-ab0e42bfd9c3.jpg
Tổng thống
Nga Vladimir Putin năm nay đón Tổng thống KazakhstanKassym-Jomart Tokayev và Tổng
thống Uzbekistah Shavkat Mirziyoyev tại Moscow
Tại buổi diễu binh, ông Putin bắt đầu với bài
diễn văn chúc mừng quân đội Nga trong Ngày Chiến thắng, ngày dành cho "cha,
ông chúng ta".
Putin nói Nga muốn một tương lai hòa bình
Ông nói một cuộc chiến đang diễn ra ngay lúc
này, và nói Nga đang bảo vệ chủ quyền. Ông nói Nga muốn một "tương lai hòa
bình", nhưng ông cáo buộc Phương Tây đang gieo rắc những mầm mống
"thù hận và sợ hãi Nga".
"Mục tiêu của họ không có gì khác ngoài
việc muốn thấy sự sụp đổ của đất nước chúng ta," ông nói.
Ông nói ông tự hào về những người lĩnh đang
tham dự vào cái mà ông gọi là "chiến dịch quân sự đặc biệt" của Nga ở
Ukraine. Ông nói đất nước Nga, tương lai Nga phụ thuộc vào những người này.
Ông nói thêm rằng mọi người đang đoàn kết ủng
hộ "những anh hùng của chúng ta".
https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/a54d/live/17538ea0-ee5b-11ed-a142-ab0e42bfd9c3.jpg
TT Putin
Tuy nhiên, năm nay, buổi lễ phô trương nổi tiếng
thế giới đóng cửa với công chúng. Chính quyền Nga nói cần làm vậy vì những lo
ngại về an ninh.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cảnh
báo về "các cuộc tấn công khủng bố".
Ông nói: "Tất nhiên chúng tôi biết rằng
chế độ Kyiv đứng đằng sau một số vụ tấn công, hành động khủng bố như vậy, và họ
có kế hoạch tiếp tục chiến dịch của mình."
"Tất cả các cơ quan đặc nhiệm của chúng
tôi đang làm mọi thứ có thể để đảm bảo an ninh."
https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/73c1/live/64fd7440-ee5b-11ed-a142-ab0e42bfd9c3.jpg
Hình lễ duyệt binh
https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/28a2/live/4f87b890-ee5c-11ed-a142-ab0e42bfd9c3.jpg
Kyiv phủ nhận mọi liên quan đến các cuộc tấn
công bị cáo buộc ở Nga.
Tuy nhiên, người dân
Ukraine kỷ niệm Ngày châu Âu cùng với phần còn lại của châu Âu, nhằm thúc đẩy
hòa bình và thống nhất trên lục địa.
Tổng thống Zelensky đã công bố thay đổi ngày
chính thức của các sự kiện đánh dấu sự kết thúc của Thế chiến thứ hai, để tạo
khoảng cách xa hơn với Nga.
Ông cho biết ngày 8/5 sẽ
chính thức là Ngày Chiến thắng ở Ukraine, trong khi ngày 9/5 sẽ đánh dấu Ngày
Châu Âu. Sự thay đổi phải được sự chấp thuận của quốc hội.
Các quan chức Liên minh châu Âu đã hoan nghênh
động thái này và người đứng đầu Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen sẽ đến Kyiv
để đàm phán với Zelensky vào cuối ngày hôm nay.
=================
.
Kiểm chứng các phát biểu của Putin trong ngày Chiến Thắng 09/05
Reality Check
BBC News
10 tháng 5 2022
https://www.bbc.com/vietnamese/world-61389724
Tổng thống
Putin tại lễ duyệt binh ở Moscow vào hôm qua 09/05
Tổng thống Putin đã có bài phát biểu trong lễ duyệt
binh tại Moscow nhân dịp kỷ niệm chiến thắng của Hồng quân Liên Xô trước Đức Quốc
xã năm 1945, đồng thời đưa ra một số tuyên bố về Ukraine và Nato.
BBC đã kiểm chứng một số phát biểu của Putin.
“Kyiv tuyên bố có thể sở hữu vũ khí hạt
nhân”
Tổng thống
Putin đã nhiều lần nói rằng Ukraine có kế hoạch sở hữu vũ khí hạt nhân như một
cách biện minh cho cuộc xâm lược của Nga, mặc dù không có bằng chứng về việc
này.
Khi còn thuộc Liên Xô, Ukraine từng sở hữu vũ
khí hạt nhân, nhưng đã từ bỏ vào những năm 1990 để đổi lấy các đảm bảo an ninh
từ Mỹ, Anh và Nga.
Tổng thống Putin nói quân đội Nga 'đang chiến đấu vì an ninh và tương
lai Tổ quốc'
Ngày Chiến thắng 9/5: Mọi ánh mắt đổ dồn về Moscow và những gì Putin sẽ
làm tiếp theo
Nga bác bỏ kế hoạch chính thức tuyên chiến với Ukraine vào ngày 9 tháng
5
Năm ngoái, Đại sứ Ukraine tại Đức, Andriy
Melnyk, từng nói rằng nếu Ukraine không thể gia nhập Nato, nước này có thể phải
xem xét lại tình trạng phi hạt nhân hóa của mình.
"Hoặc chúng tôi là một phần của một liên
minh như Nato... hoặc chúng tôi có lựa chọn duy nhất - tự trang bị vũ khí quân
sự, và có thể suy nghĩ lại về tình trạng hạt nhân."
Tuy nhiên, chính phủ Ukraine không bày tỏ ý định
sở hữu vũ khí hạt nhân và một tài liệu chiến lược quân sự được công bố năm
ngoái cũng không đề cập đến vấn đề này.
Một máy bay
ném bom có khả năng mang vũ khí hạt nhân được tháo dỡ ở Ukraine
Một báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Bulletin of Atomic Scientists hồi tháng 3 nêu rằng ngay cả khi Ukraine muốn sở hữu vũ khí hạt nhân
thì nước này sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn về hậu cần và công nghệ
trong việc tạo ra vật liệu hạt nhân cấp vũ khí và có đủ phương tiện để lắp đặt
vũ khí hạt nhân.
Điều đó cũng có nghĩa là Ukraine vi phạm các
nghĩa vụ của mình theo Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân mà nước này tham
gia vào năm 1994. Hiệp ước này ngăn cấm các quốc gia không có vũ khí hạt nhân sở
hữu những vũ khí này.
Cơ
quan giám sát hạt nhân của Liên Hiệp Quốc, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế
(IAEA) cho biết họ không thấy dấu hiệu nào ở Ukraine "chuyển đổi vật liệu
hạt nhân, nhằm mục đích cho các hoạt động hòa bình, cho các mục đích
khác."
"Mọi dấu hiệu cho thấy rằng cuộc xung đột
với phe tân phát xít, phe Banderites ở Ukraine được Mỹ và những
đàn em của họ hậu thuẫn, sẽ không thể tránh được."
VIDEO :
https://www.bbc.com/vietnamese/world-61389724
Putin nói binh sĩ đang chiến đấu cho Đất mẹ
Nga tại Ukraine
Tổng thống
Putin thường xuyên tuyên bố sự hiện diện của phe tân phát xít ở Ukraine nhằm biện
minh cho cuộc xâm lược của Nga.
Tại cuộc bầu cử Quốc hội Ukraine gần đây nhất
vào năm 2019, tỷ lệ ủng hộ dành cho các ứng cử viên cực hữu chỉ là 2% - thấp
hơn nhiều so với nhiều nước Châu Âu khác.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky là người
Do Thái và có người thân chết trong nạn diệt chủng Holocaust.
Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2019 mà ông
Zelensky giành chiến thắng, ứng cử viên cực hữu chính chỉ giành được 1,6% số
phiếu bầu.
Nhưng có những nhóm cực hữu ở Ukraine - được
biết đến nhiều nhất là tiểu đoàn Azov - gồm những thành phần bày tỏ sự ủng hộ đối
với tư tưởng phát xít.
Azov được thành lập để chống lại lực lượng ly
khai do Nga hậu thuẫn, lực lượng chiếm giữ các khu vực ở miền đông Ukraine vào
năm 2014, sau đó được kết hợp như một đơn vị trong quân đội Ukraine.
Thuật ngữ "Banderites" dùng để chỉ
những người ủng hộ Stepan Bandera, người lãnh đạo theo chủ nghĩa dân tộc trong
Chiến tranh Thế giới lần 2, từng bày tỏ quan điểm bài Do Thái và đã có thời
gian hợp tác với Đức Quốc xã.
Stepan Bandera vẫn là một nhân vật gây nhiều
tranh cãi ở Ukraine, môt số người ca ngợi ông là một người theo chủ nghĩa dân tộc
yêu nước, những người khác lên án ông vì sự hậu thuẫn với phát xít.
.
"Nato đã phát động một đợt tăng cường
quân sự trên các vùng lãnh thổ tiếp giáp với chúng ta... Chúng ta đã thấy các
cơ sở hạ tầng quân sự đang được triển khai như thế nào, hàng trăm cố vấn nước
ngoài bắt đầu hoạt động như thế nào. Việc chuyển giao vũ khí tối tân từ các nước
Nato đã được triển khai thường xuyên."
Tổng thống Putin dường như đang đưa ra gợi ý rằng,
Nato không chỉ đang mở rộng ảnh hưởng của mình ở các nước Baltic, thành viên của
Nato - mà còn ở bên trong Ukraine, quốc gia không thuộc Nato.
Đúng là các đồng minh Nato đã hỗ trợ Ukraine về
trang thiết bị và huấn luyện kể từ năm 2014, đồng thời họ đã triển khai thêm lực
lượng tới một số quốc gia thành viên của Nato ở Đông Âu.
Nato đã tăng cường hỗ trợ Ukraine sau khi Nga
sáp nhập Crimea vào năm 2014, và người huấn luyện quân sự từ các quốc gia thành
viên Nato đã hiện diện tại nước này.
Mỹ có khoảng 150 huấn luyện viên quân sự ở
Ukraine (họ đã rút lui vào tháng 2 khi mối đe dọa về một cuộc xâm lược của Nga
ngày càng gia tăng), Anh có một con số tương tự tại một thời điểm, các quốc gia
khác có những sứ mệnh huấn luyện nhỏ hơn.
Binh sĩ Anh
và Ukraine trong một cuộc huấn luyện năm 2014
Mỹ và Anh đã cung cấp một số lượng có hạn vũ
khí chống tăng cho Ukraine trước khi chiến tranh bắt đầu, nhưng rõ ràng là đã
có nhiều đợt viện trợ quân sự hơn từ nước ngoài dành cho Ukraine nhằm đáp trả
cuộc xâm lược của Nga.
Nato nói rằng các đợt triển khai binh sĩ của họ
ở Đông Âu sau năm 2014 - bốn nhóm tác chiến ở các nước Baltic và Ba Lan - chỉ
lên tới 5.000 quân. "Trước khi Nga sáp nhập Crimea trái phép thì không có
lực lượng binh sĩ đồng minh nào ở khu vực phía đông của liên minh [Nato]"
- Nato cho biết.
Nato cũng nói rằng các hoạt động quân sự tiếp
theo của liên minh quân sự này ở Đông Âu là nhằm đáp trả việc Nga huy động binh
sĩ gần biên giới với Ukraine, vốn đã diễn ra trong nhiều tuần trước khi cuộc
xâm lược nổ ra vào cuối tháng Hai.
Khi đó, lực lượng binh sĩ Nga tập trung ước
tính từ 100.000 đến 190.000 quân.
No comments:
Post a Comment