Điều
không thể lý giải về…Tư bản
07/05/2023
https://thuymyrfi.blogspot.com/2023/05/hieu-minh-ieu-khong-ly-giai-vetu-ban.html
Nhân chuyện Chủ tịch
nước mình sang dự lễ đăng quang Vua Charles III bên London, mình băn khoăn từ
thời xưa, Marx, Engel, Lenin từng lên án bọn vua quan bóc lột, rồi tư bản thối
tha. Thế rồi mọi thứ thay đổi, dân ta đi khắp nơi, kể cả sang tư bản.
Cách mạng tháng 10 (1917), chủ nghĩa cộng sản đã lan truyền, kéo theo
hơn một nửa nhân loại mơ ước về một trái đất không còn cảnh người bóc lột người,
thế giới đại đồng. Nhưng từ giấc mơ đến hiện thực, nhân loại cần 70 năm để
chiêm nghiệm. Chủ nghĩa tư bản thối tha nhưng hàng hóa thì không
Thời trẻ tôi được học trong trường, chủ nghĩa tư bản bóc lột người, đưa
lợi nhuận lên hàng đầu, giữa họ không có tình người.
Từng ở xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ lúc sinh ra, bên xã hội chủ nghĩa
Ba Lan 7 năm, 3 năm cộng sản Bulgaria và 12 năm ở tư bản đế quốc cả Mỹ lẫn Anh,
nhưng tới nay 70 tuổi, tôi không hiểu lắm về tư bản.
Du học Ba Lan những năm 1970-1977, đám sinh viên nghèo từ các nước xã hội
chủ nghĩa như Nga, Tiệp, Cuba, Cộng hòa Dân chủ Đức, Hungary, Việt Nam và Lào,
nhìn sinh viên Ả Rập, Palestine, Tây Đức, Pháp với những đồng đô la xanh, quần
Levis, nước hoa Cologne, mà thèm thuồng.
Sau này khi hiểu chút về cuộc đời, tôi nhận ra, dù đến từ tư bản, những
sinh viên này cũng nghèo, bởi cha mẹ hay chính phủ chỉ trợ cấp một phần học bổng,
đủ cho họ ăn ở.
Do chênh lệch tỉ giá giữa đồng nội tệ zloty và đô la quá lớn, nên sinh
viên tư bản sống một cuộc đời đế vương trong khu ký túc xá. Gái gẩm, rượu
whisky, thuốc lá Marlboro, Pall Mall đỏ chói, quần áo mốt thời thượng. Sự phân
biệt của chủ nghĩa xã hội tươi đẹp “không có gì” và chủ nghĩa tư bản thực dụng
xa hoa có thể thấy ngay trong đám sinh viên.
Thời đó, giấc mơ của sinh viên Ba Lan là sang các nước tư bản để lao động
phổ thông, kiếm tiền trong dịp ba tháng hè. Sang Tây Đức hái táo, thu hoạch
nho, đi London làm chạy bàn, đến Tây Ban Nha chẳng hiểu…làm gì.
Sinh viên Việt đi lao động trong nhà máy, công xưởng, làm cỏ khoai tây,
giúp nông dân Ba Lan. Nhưng sứ quán cũng cấm, chỉ cho vài tuần, vì bọn trẻ mải
kiếm tiền quên học. Được vài nghìn zloty (khoảng vài trăm USD) trong kỳ hè đã
là ghê lắm.
Tôi quen bạn Ba Lan sang Tây Đức, hỏi, sang đó làm nghề gì mà ra tiền,
họ nháy mắt “bí mật quân sự”.
Sinh viên Ba Lan đồn thổi, sang London thu thập những đồng 10 zloty kim
loại sẽ có lợi. Sau mới biết, đồng 10 zloty này có thể cho vào máy tự động mua
vé tầu điện, đồ ăn, tương đương với 1 pound (bảng Anh). Một bảng Anh lúc đó ăn
cỡ 20-25 zloty (tôi không nhớ lắm), một cách đổi tiền rất lời cho cánh du lịch
kèm lao động ít tiền.
Mỗi lần đi lao động tư bản về lại giầu hơn, quần bò, máy cạo râu, bút
Parker, mua đồ cũ với giá vài đô, mang về Ba Lan cũng dùng được tốt chán, có
khi bán lại giá gấp đôi gấp ba.
Nhìn cu cậu nào vừa đi lao động tư bản về là biết ngay. Đồng hồ Rolex,
thắt lưng mạ vàng, từ cái mũ Coca Cola đến cái áo phông quảng cáo Marlboro. Sau
này sang phương tây tôi mới biết, đôi khi Rolex là đồ rởm, mấy cái áo, cái mũ
có được là do hãng phát không ở một triển lãm nào đó.
Chả hiểu sao tôi thích đồ tư bản từ hồi đó và các cụ gọi là thoái hóa
biến chất.
Hoàng tử Louis 5 tuổi
trẻ nhất, con của hoàng tử William, đang ngáp trong lễ đăng quang. Có lẽ cu cậu
đã chán chủ nghĩa tư bản.
HIỆU MINH 07.05.2023
Publié par Thụy My RFI à 21:40
No comments:
Post a Comment