Chặn
kín các hẻm nhỏ để thu vé, Hội An quyết “không cho chúng nó thoát”!
An Vui -
Saigon Nhỏ
15 tháng 5, 2023
Ngày đầu tiên Hội An kiểm soát vé ra vào phố cổ Hội
An, truyền thông trong nước tường thuật chính quyền thành phố đã tăng thêm hai
quầy bán vé và tăng gấp đôi số nhân viên để kiểm soát lối ra vào.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/0/15.5.23_Anh-5.jpg
Quầy bán vé mới lập tại bến xe số 332, Lý Thường Kiệt, phục vụ bán vé cho
khách đi theo đoàn – Ảnh: VnExpress
Chưa thấy tiền vô, đã thấy tốn kém bộn rồi!
Với hai quầy vé mới lập tại bến xe số 332, đường
Lý Thường Kiệt, và bến xe Thanh Hà, cách trung tâm phố cổ hơn 1 km (0.2 miles),
TP.Hội An có tổng cộng 12 quầy bán vé vào phố cổ Hội An.
VnExpress ngày 15 Tháng Năm
2023 tường thuật: Các xe hơi 15 chỗ từ ngày 15 Tháng Năm bị cấm vào trung tâm,
trong đó có những xe chở du khách, có hướng dẫn viên và cờ hiệu. Khi đổ khách
xuống bến xe thì có sẵn hai quầy bán vé và có sẵn 10 xe điện túc trực.
Vì mua xong vé, không muốn lội bộ vào phố cổ
thì họ phải thuê chỗ ngồi trên xe điện, với giá 10,000 đồng/dưới 3km ($0.43/dưới
1.8 miles) và 40,000 đồng/dưới 7km ($1.7/dưới 4.3 miles), tối thiểu 5 người một
chuyến.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/05/15.5.23_Anh-6-780x528.jpg
Xe điện đậu ở bãi 322 đường Lý Thường Kiệt, để đưa du khách vào phố cổ, với
giá 10,000 đồng – 40,000 đồng/người, tùy thuộc chặng đường ngắn hay dài – Ảnh:
VnExpress
Tất cả du khách có mua vé vào phố cổ sẽ được
đưa đến con đường chính của phố, không đi qua các con hẻm. Ngoài du khách theo
đoàn, xe điện đưa khách vào phố cổ cũng phục vụ luôn khách lẻ. Quả là biết… tận
thu!
Tính toán như thế thật “chu đáo”, vì Hội An
quyết không bỏ sót bất kỳ du khách nào, nhưng chưa hết.
Theo Tiền Phong, hiện 22 con hẻm
(lớn/nhỏ) ra vào phố cổ đều bố trí lực lượng dân phòng, bảo vệ và kiểm soát
viên, có cả bản đồ để hướng dẫn du khách không đi lối này mà phải… đi ra ngoài
đến quầy mua vé! Chỉ có người dân địa phương và người vào phố cổ không có mục
đích du lịch mới được ra vào tự do các con hẻm này.
Sài Gòn Giải Phóng cho
biết trong 22 con hẻm thì phường Minh An có 17 hẻm, còn phường Cẩm Phô có 5 hẻm.
Mỗi hẻm đều bố trí ít nhất hai người túc trực.
VnExpress mô tả trên đường
Phan Châu Trinh, có 5 con hẻm được lắp đặt bảng với nội dung: “Du khách vui
lòng đến quầy gần nhất để được hướng dẫn và phục vụ tham quan phố cổ”, đồng thời
có người túc trực… canh cửa.
Trao đổi với truyền thông trong nước, ông Nguyễn
Văn Lanh, phó chủ tịch TP.Hội An, cho biết: “So với trước đây, lực lượng hướng
dẫn, kiểm soát, quản lý vé tăng lên gần gấp đôi. Vì lần này tổ chức phục vụ du
khách chu đáo, khắc phục những nhược điểm nên tăng cường con người, như phường
Minh An trước đây có 20 nhân viên đội quy tắc đô thị nay tăng cường lên 40 người”.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/05/15.5.23_Anh-8-780x585.jpg
TP.Hội An phải tăng gấp đôi số nhân viên để đủ
người đứng kiểm soát tại lối ra vào các hẻm dẫn đến phố cổ – Ảnh: Tiền Phong
Tăng cường quầy bán vé và tăng cường nhân lực
nhân danh “phục vụ du khách chu đáo” nhưng thực chất là để các khách đoàn không
thể “trốn” việc mua vé, còn khách lẻ cũng dễ gì trốn… nếu họ đi qua những con hẻm
mà không chứng minh được là họ vào phố cổ chỉ để ăn uống và chụp hình?
Ngán ngẩm quá, một phố cổ bé tí mà quầy vé và người
canh gác quá nhiều, nhiều bạn đọc VnExpress cho biết sẽ loại Hội
An khỏi danh sách các điểm muốn đến. Bạn đọc Nam Nguyen Thanh bình
luận: “Tăng thu được bao nhiêu thì đưa vào chi phí nhân công lập trạm canh gác
hết bao nhiêu rồi, giải quyết công ăn việc làm cho lao động thất nghiệp Hội An
chưa chắc đủ, nói gì đến bổ sung cho quĩ bảo tồn phố cổ Hội An?”
Thôi thì, nếu không đủ tiền nộp ngân sách thì
cũng an ủi là người Hội An giờ đây được nhà cầm quyền tạo công ăn việc làm là…
soát vé và canh gác!
No comments:
Post a Comment