08/05/2022
Tiêu đề
bài viết dựa theo nhận xét của nhà phân tích ngành công nghiệp quốc phòng
chuyên về tác chiến và là cựu sĩ quan trong Quân đội
Anh. Qua chiến tranh tại Iraq Mỹ phát hiện lỗi
thiết kế của xe tăng T.72, dựa vào yếu tố này, Mỹ chế tạo hỏa tiễn
Javelin chống lại xe tăng Nga, khiến nó trở thành "cỗ quan tài di động".
Ngoài ra, sau gần 2 tháng kể từ ngày Nga xâm lăng Ukraine, Trung Quốc
mới đây lên tiếng lo ngại việc Mỹ đã " lôi kéo " được khối NATO
trước là để chống Nga, sau sẽ là để chống Trung Quốc nhằm "làm tổn
hại đến vị thế đang lên của Trung Quốc trên thế giới"... Nhưng
trước hết liên quan đến cách cấu tạo xe tăng T.72 cũng như cách cấu tạo
và sử dụng hỏa tiễn chống tăng Javelin, phần tóm lược trình bày sau dựa vào các
bản văn của tổ chức nghiên cứu quân sự, của các cơ quan truyền thông tại nước
Anh và nước Mỹ về vấn đề này.
✪ THIẾT KẾ XE TĂNG T-72
Theo tổ chức
Military Today - Xe tăng chiến đấu chủ lực
T-72 Ural được sản xuất như một phương tiện thay thế rẻ hơn, nó được
đưa vào phục vụ trong quân đội Liên Xô vào năm 1973. Tổng cộng có 17.831 xe
tăng dòng T-72 đã được sản xuất tại Liên Xô cho đến năm 1990. Vào cuối những
năm 1990, Quân đội Nga được trang bị khoảng 9 000 xe tăng chiến đấu chủ lực
này. Đến năm 2020, chỉ có 2 034 xe tăng dòng T-72 thuộc tất cả các biến thể
được cho là còn hoạt động trong Quân đội Nga. Mặc dù một số lượng lớn những
chiếc xe tăng này đã được cất giữ trong kho. Hơn 10.000 xe tăng trong số
này đã được sản xuất theo hợp đồng ở Tiệp Khắc, Ấn Độ, Romania và Nam
Tư. T-72 đã được xuất khẩu đến khoảng 30 quốc gia.
T-72 được
bảo vệ bởi lớp vỏ bọc hỗn hợp. Một số nguồn tin cho rằng phía trước của
T-72 tương đương với 410 mm hỗn hợp thép (RHA). T-72 có thể chịu được
bất kỳ loại đạn 105 mm nào ở tầm bắn có khoảng cách 500 mét. Hãy nhớ rằng
xe tăng phương Tây thời kỳ này được trang bị đại bác 105 mm. Hỏa tiễn chống
tăng Dragon hoặc TOW không thể xuyên thủng lớp vỏ phía trước của xe
tăng T-72. Vỏ hai bên giúp bảo vệ chống lại IFV và đại bác từ
trực thăng. T-72 có hệ thống bảo vệ NBC (các mối đe dọa hạt
nhân < N >, sinh học < B > và hóa học < C >). Nội thất
được lót bằng lớp chống bức xạ, ngoài ra còn có thiết bị chữa cháy tự động.
Xe tăng
chiến đấu chủ lực này được trang bị đại bác nòng trơn 125 mm. Loại súng này bắn
các viên đạn pháo với vận tốc đầu nòng nhanh hơn nhiều so với các loại
súng đại bác 105 mm của phương Tây. Súng được trang bị bộ nạp tự động kiểu
băng chuyền . Tốc độ bắn tối đa lên tới 8 trái đạn mỗi phút. Nếu cần,
súng có thể được nạp bằng tay với tốc độ 1-2 trái đạn mỗi
phút. Tổng cộng có 39 viên đạn được trang bị cho súng đại bác chứa trong
khoang xe. Phạm vi bắn hiệu quả với đạn APFSDS là khoảng 2 000-3 000 mét
vào ban ngày và 850 -1300 mét vào ban đêm. Người Đức ước tính rằng T-72 của
Liên Xô có thể xuyên thủng mặt vỏ trước của xe tăng Leopard 2 ở cự ly
1500 mét và giáp trước của xe tăng Leopard 1 ở cự ly hơn 3.000 mét.
Ngoài súng
đại bác 125 mm, vũ khí trang bị thứ cấp bao gồm súng máy 7,62 mm và súng máy
12,7 mm, được lắp trên mui xe. Theo tiêu chuẩn phương Tây, xe tăng này có
khả năng nhìn ban đêm kém, đây là một nhược điểm nghiêm trọng. Xe có tổ
lái ba người, gồm chỉ huy, pháo thủ và tài xế.
T-72 được trang bị động cơ diesel V-46, công suất 780 mã lực. Nó
sử dụng sáu bánh xe lớn hơn xe tăng dòng T-55 và T-62. Xe tăng chiến đấu
chủ lực này được hoàn thiện với một lưỡi cày cố định và có thể đào rãnh trong
thời gian 12-40 phút, tùy thuộc vào loại mặt đất. Khi không sử dụng, lưỡi
cầy này cung cấp thêm lớp bảo vệ cho mặt trước của xe. Xe được trang bị bộ
phụ kiện lội nước sâu và có thể vượt chướng ngại vật nước sâu tới 5 mét.[1]
✪ VÌ SAO NGA MẤT NHIỀU XE
TĂNG TẠI CHIẾN TRƯỜNG UKRAINE?
Theo cơ
quan truyền thông BBC Luân Đôn (tiếng Anh) - Người ta cho rằng Nga đã mất hàng
trăm xe tăng trong vòng hai tháng xâm lược Ukraine. Các chuyên gia quân sự
đã đưa ra những thiệt hại về các loại vũ khí chống tăng tiên tiến mà các quốc
gia phương Tây đã cung cấp cho Ukraine và cách mà Nga đã sử dụng xe tăng của họ
kém hiệu qủa.
• Tổn
thất xe tăng của Nga lớn đến mức nào?
Lực lượng
vũ trang Ukraine cho biết Nga đã mất hơn 680 xe tăng. Trong khi đó, Oryx -
một blog quân sự và tình báo thống kê thiệt hại quân sự của Nga ở Ukraine dựa
trên các bức ảnh được gửi từ khu vực chiến sự - cho biết Nga đã mất hơn 460 xe
tăng và hơn 2.000 xe bọc thép khác. Theo Rand Corporation và IISS (Viện
Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế), Nga có tổng cộng khoảng 2.700 xe tăng chiến đấu
chủ lực vào thời điểm bắt đầu xung đột.
• Liệu vũ
khí chống tăng của phương Tây đạt hiệu quả cao?
Trước khi
bắt đầu xung đột Mỹ đã cung cấp cho Ukraine 2.000 hỏa tiễn chống tăng
Javelin, và sau đó đã gửi thêm ít nhất 2.000 hỏa tiễn. Nhà sản xuất
Lockheed Martin chế tạo để hỏa tiễn phát nổ trên nóc xe tăng, nơi được
xem là phần xe yếu nhất, theo nhà sản xuất Lockheed Martin. Rất nhiều xe
tăng Nga được trang bị giáp phản ứng nổ có tác dụng hấp thụ
tác động của hỏa tiễn
Hỏa tiễn
Javelins được gắn hai đầu đạn. Một cái thổi bay lớp giáp phản ứng nổ ,
và cái thứ hai xuyên qua khung bên dưới. Phía vương quốc Anh cũng đã gửi
ít nhất 3.600 hỏa tiễn .Vũ khí chống tăng hạng nhẹ thế hệ tiếp theo
(NLAW). Chúng cũng được thiết kế để phát nổ ngay đỉnh tháp pháo của
xe tăng. Nick Reynolds, nhà phân tích nghiên cứu về chiến tranh tại
Royal United Services Institute (RUSI) cho biết: “Javelin và NLAW rất mạnh. "Nếu
không có sự trợ giúp vũ khí chết người này, tình hình ở Ukraine sẽ rất
khác."
Mỹ
cung cấp cho Ukraine 100 máy bay không người lái chống tăng
Switchblade. Được gọi là máy bay không người lái "kamikaze",
chúng có thể di chuyển qua mục tiêu cách xa người điều khiển hàng dặm và sau đó
thả bom lên trên xe tăng, phá hủy nó.
• Chiến
thuật tác chiến của Nga kém hiệu quả ?
Ngày nay,
quân đội Nga hoạt động với việc thiết lập các Tiểu đoàn Chiến thuật (BTG), là các đơn vị chiến đấu khép kín gồm
xe tăng, bộ binh và pháo binh. Thành phần chính xác của các đơn vị này có
thể khác nhau, nhưng nhìn chung chúng bao gồm một số lượng lớn xe bọc thép
nhưng tương đối ít lính bộ binh hộ tống.
Phillips O'Brien, giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Đại học St Andrews, cho biết:
“Nga có tương đối ít quân để diều động, vì vậy Tiểu đoàn Chiến thuật
/ BTG là một cách nhằm tạo ra một đơn vị chiến đấu có nhiều sức mạnh. Ông
nói: "Chúng được thiết kế để tấn công nhanh với nhiều hỏa lực. Tuy nhiên,
chúng có rất ít sự bảo vệ của lính bộ binh để hộ tống chúng, và để đánh
trả nếu đoàn xe thiết giáp bị tấn công".
Giáo sư
O'Brien nói rằng việc thiếu các cuộc tuần tra trên không của Nga có nghĩa là
quân đội Ukraine đã rất dễ dàng phục kích các đoàn xe tăng Nga. Ông nói:
“Nga đã không có được ưu thế trên không khi bắt đầu cuộc xung đột, và vì vậy họ
không thể phát hiện các chuyển động của quân đội Ukraine. "Điều đó có
nghĩa là quân đội Ukraine đã có thể chọn lựa các vị trí hỏa lực tốt để phục
kích, và họ có thể gây ra rất nhiều thiệt hại cho quân đội Nga theo cách
này."
• Thiệt
hại nặng là do sự kém cỏi về hậu cần của Nga?
Theo số liệu
của Oryx, một nửa số xe tăng mà Nga bị mất, vì bị đối phương phá hủy hoặc
hư hại , đã bị tịch thu hoặc bị bỏ lại. Các chuyên gia cho rằng điều này
là do thất bại về hậu cần và sự kém cỏi của quân đội Nga. Giáo sư O'Brien
nói: “Bạn đã từng thấy những bức ảnh về những chiếc xe tăng Nga bị kéo đi bằng
máy kéo của nông dân Ukraine. Một số xe tăng đó đã bị bỏ lại vì hết nhiên
liệu. Đó là sự thất bại về mặt hậu cần. Một số bị mắc kẹt trong bùn đất mùa
xuân, vì lệnh xâm lăng từ cấp cao ban hành sai thời điểm
trong năm."
Nick
Reynolds của RUSI cho biết: “Lực lượng mặt đất của Nga bao gồm rất nhiều lính
quân dịch và lính mới". Nhiều xe tăng đã bị bỏ lại vì tài xế lái
xe yếu kém. Một số bị trượt khỏi cầu, một số khác bị lái xuống mương vì
khả năng lái chiến xa của lính mới thấp kém. Ngoài ra, " ý chí chiến đấu
cũng không cao, nên thông thường, những người lính này khi đụng trận là bỏ
chiến xa và chạy trốn. "[2]
✪ LÍNH UKRAINE BẮN BAY ĐẦU XE TĂNG NGA
New York Post - Xe thiết giáp của Nga mắc phải một lỗi
thiết kế khiến chúng dễ bị mất tháp pháo một khi bị tấn công trực diện, và lỗ hổng
kỹ thuật này được quân đội Ukraine lợi dụng để tiêu diệt quân địch.
Những chiếc xe tăng T.72 với tháp pháo bị tách rời khỏi thân xe, mà
nguyên nhân theo các chuyên gia quân sự gọi là hiệu ứng
"jack-in-the-box", sóng xung kích áp suất cao khiến các đạn
pháo trong khoang dự trữ phát nổ.
Sam
Bendett, cố vấn của nhóm nghiên cứu quốc phòng Trung tâm Phân tích Hải quân,
nói với CNN: “Những gì chúng ta đang chứng kiến với xe tăng Nga là về lỗi thiết
kế. Một khi cú bắn thành công … sẽ nhanh chóng đốt cháy đạn pháo dự trữ gây ra
một vụ nổ lớn, và tháp pháo bị nổ tung theo đúng nghĩa đen.” Không
giống như các xe tăng chiến đấu của phương Tây, nhiều xe tăng của quân đội Nga
có khoang chứa đạn ngay bên dưới tháp pháo, nối liền với một hệ thống nạp
đạn tự động nhằm tăng tốc độ nạp đạn cho khẩu đại bác.
Trang web
tin tức quân sự Task & Purpose đưa tin, các xe tăng kích cỡ nhỏ hơn so với
phương Tây, khiến đạn dược phát nổ dễ dàng gây ra phản ứng dây chuyền đến các
viên đạn pháo khác. Lớp thép ngăn bảo vệ trong khoang dự trữ đạn dược
cũng mỏng so với các đối tác của phương Tây. Các xe tăng hiện đại hơn của
Nga tuy được nâng cấp, nhưng chúng đều sử dụng các hệ thống nạp đạn và
khoang dự trữ đạn pháo tương tự. Nhà phân tích quốc phòng Nicholas
Drummond nói với CNN: “[Quân đội phương Tây] đều đã học được từ Chiến tranh
vùng Vịnh, chứng kiến những chiếc xe tăng bị bắn hạ trong thời gian này”.
[3]
✪ PHƯƠNG
TÂY ĐÃ BIẾT VỀ LỖ HỔNG THIẾT KẾ XE TĂNG T.72, NHƯNG NGA VẪN SỬ DỤNG
Ở UKRAINE
Phần trên
là bản tin của báo NY Post loan tải dựa theo bản văn của CNN News
(báo cánh hữu NY Post tóm lược bản tin của báo cánh tả CNN). Theo
CNN (tiếp nối phần trên) - Hàng trăm xe tăng của Nga được cho là đã bị
phá hủy kể từ khi Moscow mở cuộc tấn công vào Ukraine, theo Bộ trưởng Quốc
phòng Anh Ben Wallace hôm thứ Hai (24.4.2022) ước tính nó đã mất tới 580 chiếc.
( sau 60 ngày giao tranh) - Nicholas Drummond, một nhà phân tích ngành
công nghiệp quốc phòng chuyên về tác chiến và là một cựu sĩ quan Quân đội Anh,
cho biết thiết kế loại xe tăng này phạm khiếm khuyết gây chết người -
trong xe có hai người lính xạ thủ trong tháp pháo và người thứ ba
lái chiến xa . “Nếu không kịp thoát ra trong giây đầu tiên, sẽ
bị tử vong.”
• "Cỗ
quan tài di động"
Ông
Drummond cho biết, sự kiện đạn nổ trong khoang dự trữ đạn pháo tại hầu hết
các xe cơ giới bọc thép mà Nga đang sử dụng tại chiến trường
Ukraine. Ông đưa ra ví dụ về xe chiến đấu bộ binh BMD-4, thường có tới 3
người điều khiển và chở thêm 5 người lính. Ông cho biết BMD-4 là một
"cỗ quan tài di động" dễ "bị phá hủy" khi trúng hỏa
tiễn . Nhưng khiếm khuyết về thiết kế đối với các xe
tăng của Nga đã thu hút sự chú ý của quân đội phương Tây từ
cuộc chiến tại Iraq năm 1991 và 2003, khi đó một số lượng lớn xe tăng
T-72 bị phá hủy . Nga sản xuất xe tăng T.72 được quân
đội Iraq xử dụng - khi bị tấn công bằng các hỏa tiễn chống
tăng, tháp pháo bị nổ tung văng khỏi thân xe.
Hiện nay,
các xe tăng Nga đang sử dụng ở Ukraine đều có các lỗi thiết kế
tương tự, có hệ thống tự động tải đạn pháo. Khi dòng T-90 - phiên bản
kế tiếp của T-72 đi vào hoạt động năm 1992, tuy chiến xa Nga đã được
nâng cấp nhưng hệ thống nạp đạn của nó vẫn tương tự như phiên bản T.72, khiến
nó dễ trở thành cỗ quan tài , Drummond nói. T-80, một loại xe tăng
khác của Nga tham gia cuộc xâm lược Ukraine, cũng có hệ thống nạp đạn tương tự.
Theo Bendett,
tại Trung tâm An ninh của Mỹ cho biết, Nga đã chọn hệ thống này để tiết
kiệm không gian và mang lại cho xe tăng một cấu hình thấp hơn, chúng khó bị tấn
công hơn khi đụng trận. Sau cuộc chiến đầu tiên ở
Iraq quân đội Mỹ chế tạo xe chiến đấu bộ binh kiểu Stryker.
“Chiến xa có một tháp pháo nằm trên cùng, và tháp đó không đi vào khoang của tổ
lái. Nó hoàn toàn nằm trên đỉnh với tất cả đầu đạn nằm bên trong
tháp pháo đó, vì vậy, nếu tháp pháo bị va đập và nổ tung, tổ lái vẫn an
toàn bên dưới. Đó là một thiết kế rất thông minh. ”
Ông Drummond chia sẻ.
Các xe
tăng khác của phương Tây chẳng hạn như chiếc M1 Abrams được Mỹ
và một số quân đội đồng minh sử dụng, lớn hơn và không có băng chuyền. Trong
chiếc Abrams, thành viên thứ tư trong xe tăng lấy đạn pháo từ một khoang
kín và chuyển đạn đến khẩu súng để bắn. Khoang đó có một cánh cửa để các
thành viên tổ lái đóng mở giữa mỗi lần bắn đạn của xe tăng, nghĩa là nếu xe
tăng bị bắn trúng, chỉ có một quả đạn có khả năng phát nổ trong tháp pháo. “Một
cú bắn chính xác có thể làm hỏng xe tăng, nhưng không nhất thiết cả tổ lái xe bị
tử vong,” Bendett nói.
• Nga
khó thay thế tổ lái xe tăng
Không có
cách nào để dễ dàng biết có bao nhiêu xe tăng Nga đã bị phá hủy ở
Ukraine. Trang web theo dõi tình báo nguồn mở Oryx ngày 28/4 cho biết ít
nhất 300 xe tăng Nga đã bị phá hủy, 279 chiếc khác bị hư hại, bị bỏ rơi hoặc bị
tịch thu. Tuy nhiên, trang web chỉ tính các trường hợp có bằng chứng trực
quan, vì vậy thiệt hại của Nga có thể còn cao hơn nhiều.
Theo
Wallace, Bộ trưởng Quốc phòng Anh, đưa ra ước tính khoảng 580 xe tăng bị mất ,
ông cũng cho biết hơn 15.000 quân nhân Nga đã thiệt mạng sau 60 ngày giao
tranh. Thật khó để biết có bao nhiêu người trong số đó là tổ lái xe tăng,
nhưng điều không nghi ngờ là các tổ lái này không dễ thay thế.
Aleksi Roinila, một cựu chuyên viên xe tăng trong Lực lượng Phòng vệ Phần Lan,
cho biết: Huấn luyện một tổ lái xe tăng có thể mất tối thiểu vài tháng và
thậm chí 12 tháng được coi là nhanh. Và việc Nga thay thế hàng trăm tổ lái
xe tăng vào thời điểm này là một mệnh lệnh cấp bách - đặc biệt là khi những chiếc
xe tăng mà họ sẽ sử dụng lại có nhiều khiếm khuyêt về thiết kế.[4]
Phần trên
trình bày về đặc tính của xe tăng T.72, và về hỏa tiễn chống tăng Javelin do
nhà sản xuất Lockheed Martin tại Mỹ chế tạo, phần sau người viết giới
thiệu về đặc tính kỹ thuật và cách vận hành loại hỏa tiễn này. Đặc biệt chính phủ Mỹ
đã viện trợ hỏa tiễn Javelin cho Ukraine 4 năm trước khi cuộc xâm lăng của
Nga diễn ra.
✪ CHƯƠNG TRÌNH VIỆN TRỢ QUÂN SỰ MỸ TRANG BỊ TÊN LỬA
CHỐNG TĂNG JAVELIN CHO UKRAINE
Theo Radio
Audacy - Vào năm 2014, quân đội Nga đã xâm chiếm Crimea và chiếm các phần của
Donbas ở miền Đông Ukraine. Quân đội Hoa Kỳ ngay lập tức đã quan
tâm đến biến cố này. Từ sau cuộc xâm lược năm 2014, Văn phòng
Hợp tác Quốc phòng (Office of Defense Cooperation-ODC) bên cạnh Đại sứ quán Hoa
Kỳ đã cung cấp hàng trăm triệu đô la, và chương trình hỏa tiễn chống
tăng Javelin ở Ukraine có nguồn gốc từ thời kỳ này. Khi chiến sự vẫn tiếp
diễn ở miền Đông Ukraine, với việc quân ly khai do Nga hậu thuẫn tại Cộng
hòa Nhân dân Donetsk và Luhansk, và hàng ngày thường diễn ra các cuộc đọ
súng qua biên giới tại các khu vực tranh chấp. Cùng với việc xe tăng
T-72 của Nga quấy rối các vị trí của Ukraine, vì thế quân đội của họ đã gõ cửa
Đại sứ quán Mỹ để yêu cầu một trong những vũ khí chống tăng khét tiếng nhất của
Mỹ.
Javelin đã
được trang bị cho Quân đội Hoa Kỳ từ giữa những năm 1990, tuy nhiên, nó đã gây
tiếng vang lớn trong cuộc chiến tại Iraq năm 2003 khi Lực lượng Đặc nhiệm
số 3.giao tranh với một tiểu đoàn thiết giáp của đối phương. Đã có tổng
cộng 19 hỏa tiễn Javelin bắn vào các xe tải, xe thiết giáp và xe tăng T-55 của
đối phương. Trong số 19 hỏa tiễn được bắn đi, 17 hỏa tiễn trúng
đích.
Vào thời điểm người Ukraine yêu cầu được cung cấp Javelin, Quốc hội đã bắt
đầu trích quỹ trong Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) để giúp người Ukraine
chống lại Nga. NATO cùng với một số quốc gia khác chịu trách nhiệm tham
gia vào công cuộc huấn luyện cải tiến và hiện đại hóa quân đội
Ukraine. Các nỗ lực của ODC và NATO nhằm cải tổ quân đội Ukraine phần lớn đã
thành công, mặc dù các huấn luyện viên cảm thấy họ đang phải vật lộn chống lại
nền văn hóa quân sự thời hậu Xô Viết, theo quan chức Quân đội Mỹ quen thuộc với
các chương trình này chia sẻ.
Văn phòng
Hợp tác Quốc phòng (ODC) đã chuyển giao cho Ukraine hệ thống nhìn đêm, máy
bay chiến đấu và các máy liên lạc vô tuyến, cũng như các hệ thống radar chuyên
dụng. Nhưng yêu cầu về Javelins đã gây tranh cãi giữa Quân đội Hoa Kỳ và
các đồng minh NATO. “Cuộc tranh luận giữa hai chính quyền kéo dài 15 tháng
vì phía NATO lo ngại cung cấp vũ khí này sẽ chọc giận Putin,” quan chức
quân sự Hoa Kỳ nói với tổ chức Connecting vets.
• Thiết
kế của hỏa tiễn Javelin
Hỏa tiễn
FGM-148 Javelin bao gồm hai thành phần riêng biệt, Bộ phận phóng chỉ huy có thể
tái sử dụng (Command Launch Unit/CLU) và ống phóng chứa chính tên lửa. CLU
bao gồm một phần thân có vị trí cho ban ngày, ống ngắm nhiệt, báng cầm tay,
ngăn chứa pin, cơ chế bắn và giao diện thực sự gắn CLU vào bệ phóng.
Khi bắn Javelin, người dùng lắp pin 5590 vào CLU để cung cấp năng lượng cho nó
và đặt ống phóng về phía họ. CLU được lật ngược và kết hợp đầu nối giao diện
tròn ở đầu CLU với các móc kim loại trên ống phóng. Sau khi chốt
đúng vị trí, toàn bộ hệ thống sẽ được xoay và nâng lên vai của người
lính. Nắp đầu phía trước trên ống phóng được tháo ra và nắp ống kính trên
CLU được hạ xuống.
Javelin có
thể được bắn từ tư thế ngồi, quỳ hoặc đứng. Với một số địa hình khó khăn,
nó có thể được bắn từ tư thế nằm sấp. Người lính nhìn vào kính ngắm của
CLU và bắt đầu xác định các mục tiêu trên chiến trường. Với tầm bắn tối đa
chính thức là 2.000 mét, hệ thống ngắm giúp người lính xác định mục tiêu vào
ban đêm nhìn xuyên qua khói và sương mù. Chế độ mặc định của hỏa tiễn
Javelin là bắn ở chế độ tấn công phủ đầu, tấn công vào đầu xe, hoặc bắn hạ trực
thăng của đối phương. Khi đã chốt vào một mục tiêu, với chế độ thích hợp
được chọn, người lính bóp cò trên báng súng để bắn hỏa tiễn.
Sau khi rời ống phóng, cánh nhỏ thiết kế xòe ra giúp ổn định khi bộ phận dẫn đường
hướng đến xe bọc thép của đối phương. Đầu dẫn hướng hỏa tiễn tiếp tục
phóng đến xe thiết giáp của đối phương - còn hỏa tiễn vẫn duy trì độ cao
cho đến khi cánh điều khiển bay lượn xuống phía xe, tấn công từ phía trên
xe tăng. Javelin có thể được sử dụng bởi một người lính, nhưng những người
khác sẽ cần thiết để mang theo các ống phóng hỏa tiễn dự phòng, với mỗi ống nặng
khoảng 35 pound. Những người lính này tham gia vào đơn vị bộ
binh để cung cấp khả năng chống thiết giáp, nhưng có thể hoạt động tốt nhất khi
một số đội Javelin được tập hợp lại để tạo thành một đội sát thủ chống
tăng cung cấp hỏa lực hỗ trợ lẫn nhau trên chiến trường.
• Chuyển
giao Javalne cho Ukraine
Vào năm 2015 và 2016, các quan chức tranh cãi vì lo ngại rằng một
khi trao cho quân đội Ukraine hỏa tiễn Javelin nó có thể
kích động một cuộc xâm lược khác của Nga. Sau cùng, một thỏa thuận đã được
ký kết mà họ gọi đó là viện trợ phòng thủ, với điều kiện tiên quyết là người
Ukraine chỉ có thể sử dụng nó nếu đối phương khai hỏa trước. Các hỏa tiễn
được cất giữ trong một cơ sở an toàn và chỉ được lấy ra trong trường hợp khẩn cấp.
Lô hàng
Javelins đầu tiên đến vào năm 2018, các hệ thống vũ khí cùng với khối huấn luyện
và bảo trì (được gọi là Phương pháp tiếp cận trọn gói) được thực hiện . Phía
quan chức quân sự Hoa Kỳ phàn nàn về sự chậm trễ vì đề nghị từ năm 2016, nhưng
“phải mất 18 tháng để được phê duyệt" cho việc chuyển giao hoả tiễn và còn
chậm chân trong việc huấn luyện . Khóa đào tạo ban đầu đã được thực hiện bởi
nhà thầu Lockheed trước khi chương trình đào tạo được Tổ chức Quản lý Đào tạo Hỗ
trợ An ninh (SATMO) tiếp quản .
Chương trình đào tạo này đã hoạt động một cách bí mật. Vào
thời gian cộng đồng tình báo ghi nhận việc quân đội Nga tiến sát biên giới
Ukraine, do đó bắt đầu từ mùa hè năm 2021 các hỏa tiễn Javelins đã
được đưa ra khỏi cơ sở lưu trữ và được cấp cho các đơn vị quân đội
Ukraine. [5]
✪ MỸ GIA TĂNG SỨC ÉP LÊN NGA ĐỒNG THỜI TIẾP TỤC NÉM
BÙN VÀO TRUNG QUỐC.
Cũng liên
quan đến cuộc chiến tại Ukraine, tờ Hoàn Cầu Thời Báo (Global Times) khuynh hướng
diều hâu, phụ bản của tờ Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng Sản
Trung Quốc, ngày 21.4.2022 bày tỏ sự lo ngại việc Mỹ “lôi kéo” NATO chống
Trung Quốc… - Mỹ và các đồng minh đã sử dụng mọi cách, từ việc tổ chức cuộc
bàn vòng vo trong phiên họp của Nhóm 20 với các nền kinh tế lớn, đến
việc tung ra các biện pháp trừng phạt tài chính mới, nhằm gia tăng sức ép lên
Nga, đồng thời tiếp tục ném bùn vào Trung Quốc - while continuing to throw mud
at China.
Các nhà kinh tế giải thích hành động của Mỹ là một chiến thuật để chuyển sự chú
ý của người dân từ việc chi phí sinh hoạt tăng cao chuyển sang "kẻ thù tưởng
tượng" là Nga và bất kỳ quốc gia nào khác thể hiện mức độ thân thiện
với Nga. Nó cũng phản ánh ý định của Mỹ nhằm lôi kéo châu Âu về phía mình
chống lại Trung Quốc trong "chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương"
bằng cách coi Trung Quốc như một "nước trợ giúp cho Nga", họ
nói.
"Mục
đích ban đầu của G20 là giải quyết các cuộc khủng hoảng. Nhưng giờ đây nó đang
trở thành một sân khấu thể hiện tâm lý Chiến tranh Lạnh. Mỹ đang
phá hủy các nguyên tắc cơ bản của cơ chế G20", Dong Shaopeng, chuyên gia cố
vấn của Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc chia sẻ ý kiến với Thời
báo Hoàn cầu hôm thứ Năm .
Diao
Daming, phó giáo sư tại Đại học Nhân dân Trung Quốc ở Bắc Kinh, nói với Thời
báo Hoàn cầu hôm thứ Năm (21.4.2022) rằng kể từ khi bắt đầu cuộc xung
đột Nga-Ukraine, Mỹ đã có hai yêu cầu chính đối với Trung Quốc - hợp tác với Mỹ
trong việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga. và cắt đứt thương
mại với Nga - cả hai điều này đều không thể đạt được.
Ông Dong
cũng nói rằng Mỹ không quan tâm đến những gì Trung Quốc nói cũng như lập trường thực
tế của Trung Quốc về vấn đề Ukraine. Ông nói: “Mỹ chỉ có một mục tiêu
về Trung Quốc, đó là làm tổn hại đến vị thế đang lên của Trung Quốc trên thế giới.[6]
Trước ngày
Nga xâm lăng Ukraine, phía Trung quốc lên tiếng rằng Mỹ muốn ..."
gắn kết nội bộ của khối nhằm ràng buộc châu Âu - vốn đã có một số dấu hiệu họ
muốn xa lánh Washington"- « VB ngày 15.4.2022.». Nhưng
khi cuộc chiến diễn ra sau 57 ngày, đã không có " dấu
hiệu họ muốn xa lánh Washington" xảy ra, ngược
lại qua cuộc chiến Nga xâm lăng Ukraine đã tạo cơ hội
cho Mỹ và NATO đoàn kết hơn để chống Nga. Vì sự kiện này phía Trung Quốc lại
kêu ca rằng , qua cuộc chiến Ukraine, Mỹ “lôi kéo” NATO để chống Trung Quốc:
« Nó cũng phản ánh ý định của Mỹ nhằm lôi kéo châu Âu về phía mình chống
lại Trung Quốc trong "chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương" bằng
cách coi Trung Quốc như một "nước trợ giúp của
Nga"». Phải chăng qua cuộc chiến tại Ukraine, kết qủa
là Mỹ đã “lôi kéo” được các thành viên trong khối NATO đoàn kết để
cùng chống Nga, khiến Trung Quốc lo ngại trước việc Mỹ sẽ lại thực
hiện được việc " lôi kéo " khối NATO để cùng chống Trung Quốc?
-- Đào
Văn
Nguồn:
[1]
Trang web Military: T-72 Main battle tank
[2]
BBC News: Why
is Russia losing so many tanks?
[3]
New York Post: Ukraine decapitating Russian tanks due to design flaw:
[4]
CNN News:Russia's tanks in Ukraine have a 'jack-in-the-box' design flaw.
And the West has known about it since the Gulf war
[5]
Radio Audacy: The U.S. military program to arm Ukraine with Javelin anti-tank
missiles
[6]
Hoàn Cầu TB-TQ: ‘Cold
War’ antagonism into G20 to corner Russia, ups pressure against neutrality of
China
No comments:
Post a Comment