Trung
Quốc bình luận về sức mạnh quân sự của Phần Lan và Thụy Điển
Hoàn Cầu Thời Báo
Nguyễn
Hải Hoành, biên dịch
27/05/2022
Trang mạng
Thời báo Hoàn Cầu ngày 24/5 xuất bản bài bình luận về sức mạnh quân sự của Phần
Lan và Thụy Điển, hai quốc gia trung lập muốn gia nhập NATO. Nội dung tóm lược
như sau:
Ngày 22/5,
Bộ Ngoại giao Nga đưa ra cảnh báo: Phần Lan và Thụy Điển xin gia nhập NATO sẽ
làm cho vùng Bắc cực trở thành “vũ đài quốc tế” của các hành động quân sự. Bộ
trưởng Quốc phòng Nga Shoigu cho biết, quân đội Nga sẽ thành lập 12 đơn vị mới
tại quân khu miền Tây nhằm đối phó với sự thay đổi tình hình do việc Phần Lan
và Thụy Điển gia nhập NATO. Điều đó làm cho dư luận quốc tế hiếu kỳ đặt câu hỏi:
Rốt cuộc hai quốc gia Bắc Âu bình thường chẳng có gì nổi trội này tiềm ẩn một sức
mạnh quân sự như thế nào để đến mức Nga phải căng thẳng như vậy?
Thụy Điển: Tiềm lực chiến tranh sánh ngang với
các cường quốc truyền thống
Mặc dầu Phần
Lan và Thụy Điển đều là quốc gia trung lập nhưng trong một thời gian dài trước
đây do chịu ảnh hưởng từ “sự xâm lược của Liên Xô” họ đều áp dụng chính sách
“trung lập có vũ trang”, chưa bao giờ coi nhẹ việc xây dựng quân đội.
Có khả năng cung cấp nhiều binh sĩ
Thụy Điển
là nước đông dân nhất trong số 5 nước Bắc Âu, có khoảng 10 triệu dân, hiện có đội
quân 23,6 nghìn binh sĩ, tỷ lệ như thế chưa phải là cao. Nhưng trong hai trận
Thế chiến đã qua, sở dĩ Thụy Điển có thể giữ được độc lập, chủ yếu là do bản
thân họ có một lực lượng phòng vệ khả quan khiến các đối thủ phải cân nhắc kỹ
trước khi xâm lược nước này. Thụy Điển tiếp tục thi hành chính sách ấy cho tới
thời kỳ Chiến tranh Lạnh, thậm chí ngay cả sau Chiến tranh Lạnh.
Để đối phó
với sự đe dọa từ Liên Xô, trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Thụy Điển đều áp
dụng chế độ nghĩa vụ quân sự với quy mô lớn. Toàn bộ nam giới Thụy Điển phù hợp
điều kiện đều phải tiếp nhận sự huấn luyện quân sự chính quy nghiêm khắc. Vào
thời cao điểm, 85% nam giới cả nước đều phải vào quân đội. Ngoài ra nước này
xây dựng rất nhiều công trình quân sự tiêu chuẩn cao. Ví dụ phần lớn hệ thống
đường cao tốc ở Thụy Điển, nhất là ở vùng Trung Bắc bộ, đều xây dựng theo tiêu
chuẩn có thể để máy bay chiến đấu cất cánh và hạ cánh. Tại vùng ven biển, họ lợi
dụng kết cấu đồi núi thiên nhiên làm vật che chắn để xây dựng nhiều công trình
quân sự có thể dùng làm chỗ ẩn giấu tàu ngầm, tàu chiến, thậm chí máy bay chiến
đấu.
Sau Chiến
tranh Lạnh, quân đội Thụy Điển giảm biên chế với quy mô lớn, từ năm 2020 bỏ chế
độ nghĩa vụ quân sự. Nhưng sau khi Nga đưa quân vào Crimea (2014), Thụy Điển cảm
thấy bất an, vấn đề thiếu binh sĩ ngày càng trở nên nổi bật. Theo số liệu của Bộ
Quốc phòng Thụy Điển, số lượng tân binh Thụy Điển chiêu mộ năm 2016 thiếu 1000
người so với dự định, lực lượng hậu bị lại càng thiếu nhiều, tới 7000 người. Xuất
phát từ tình hình thực tế, năm 2017 Chính phủ Thụy Điển tuyên bố phục hồi chế độ
gọi nhập ngũ. Nhờ đó tuy Thụy Điển hiện chỉ có 23,6 nghìn lính quân dịch và
31,3 nghìn quân dự bị, nhưng vẫn bảo lưu được rất nhiều người ở độ tuổi thích hợp
đã tiếp nhận huấn luyện quân sự chính quy. Dư luận phỏng đoán, khi cần thiết,
Thụy Điển có thể huy động được 100 nghìn binh sĩ.
Có năng lực công nghiệp quốc phòng
hoàn bị
Ngoài khả
năng cung cấp một lượng lớn binh sĩ ra, nếu vào NATO Thụy Điển sẽ đem lại cho tổ
chức này một tiềm lực công nghiệp quốc phòng khả quan. Thụy Điển là một trong số
ít quốc gia châu Âu có hệ thống công nghiệp quốc phòng hoàn chỉnh, dù là Hải-Lục-Không
quân họ đều có thể làm được, thậm chí có những trang thiết bị nổi danh toàn cầu.
Trong thời kỳ từ thập niên 50 đến 70 thế kỷ 20, Thụy Điển từng bí mật nghiên cứu
làm vũ khí hạt nhân – từ đó suy ra có thể thấy công nghiệp hiện đại của họ có
năng lực rất mạnh.
Trong lĩnh
vực trang thiết bị không quân, Thụy Điển là một trong số ít quốc gia trên toàn
cầu có thể tự mình nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu hiện đại. Máy bay
“Gripen” do Tập đoàn Saab thiết kế chế tạo, sau cải tiến đã trở thành loại chiến
đấu cơ hiện đại có tính năng “Thế hệ 4+”, có năng lực hành trình siêu âm hữu hạn,
được trang bị radar điều khiển hỏa lực, cùng với các máy bay chiến đấu “Gust”
và “Typhoon”, nó được gọi là “ba nhà vô địch của châu Âu”. Ngoài ra, Thụy Điển
còn là một trong số ít quốc gia có khả năng nghiên cứu chế tạo máy bay cảnh giới
sớm [early warning aircraft]. Công ty Hệ thống Vi ba Ericsson của Thụy Điển từng
làm được máy bay cảnh giới sớm “Ericsson eye” thuộc loại máy bay nổi tiếng toàn
cầu.
Về hải
quân, Thụy Điển lập nhiều kỷ lục thế giới. Đầu thập niên 1990, Thụy Điển đầu
tiên chế tạo được tàu hộ vệ tàng hình cấp “Visby”. Đây là ứng dụng thực dụng sớm
nhất công nghệ radar tàng hình vào tàu chiến. Hải quân Thụy Điển tự nhận không
đủ sức làm tàu chiến loại lớn để triển khai tranh giành quyền kiểm soát biển,
thế nhưng họ lại có thể lợi dụng địa hình eo biển ngoắt ngoéo phức tạp của mình
để đánh du kích. Tàu hộ vệ cấp Visby có thiết kế cực đơn giản và sử dụng nhiều
vật liệu tổng hợp sợi carbon; thiết kế đặc biệt của con tàu này khiến hải quân
thế giới “lác mắt”. Tàu ngầm cấp “Gotland” của hải quân Thụy Điển mở đầu cho sự
ra đời loại tàu ngầm “Không phụ thuộc vào lực đẩy không khí (AIP)”. Nó sử dụng
động cơ Stirling, nhờ thế tuy là tàu ngầm loại bình thường nhưng lại có thể hoạt
động như tàu ngầm hạt nhân, có khả năng liên tục lặn dưới nước mấy ngày liền
không cần nổi lên để nạp điện.
Trong lĩnh
vực lục quân, công ty Bofoss của Thụy Điển nổi tiếng về hỏa pháo tính năng cao.
Trong Thế chiến 2, pháo cao xạ Bofoss 40mm có tính năng vượt trội, thậm chí các
bên giao chiến đều bắt chước sản xuất loại pháo này. Hiện nay không ít nước vẫn
còn dùng sản phẩm phỏng chế pháo Bofoss. Ngoài ra, tên lửa chống tăng NLAW đang
trổ tài trong cuộc xung đột Nga-Ukraine hiện nay, thực ra là do Thụy Điển cùng
Anh quốc liên kết nghiên cứu chế tạo. Mới đây Thụy Điển viện trợ Ukraine pháo tự
hành “Archer” 155mm lại càng xứng danh là “Vua của các loại lựu pháo bắn
nhanh”.
Tiềm ẩn năng lực chiến tranh lớn
Theo “Báo
cáo cân bằng quân lực toàn cầu” do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế London xuất
bản, lục quân Thụy Điển được trang bị 121 xe tăng chủ lực “Leopard 2A5”, 354 xe
chiến đấu bộ binh loại CV90, và hơn 1200 xe bọc thép; không quân Thụy Điển có
207 máy bay quân sự, gồm 71 chiến đấu cơ “Eagle lion” C, sau đây còn dự kiến
thay bằng loại “Eagle lion” E tiên tiến hơn; hải quân Thụy Điển có 2 tàu hộ vệ
cấp “Gothenburg”, 5 tàu hộ vệ cấp “Visby” và 3 tàu ngầm cấp “Gotland”.’
Nếu Thụy
Điển vào NATO thì xét về quy mô và trang bị của bộ đội hiện có, Thụy Điển xếp
vào hạng Top 10 trong các nước NATO. Nhưng cơ sở công nghiệp lớn mạnh của Thụy
Điển ẩn giấu một tiềm lực chiến tranh vượt xa những số liệu trên giấy. Riêng từ
góc nhìn này có thể thấy sức mạnh quân sự tổng hợp của Thụy Điển ngang hàng với
các cường quốc quân sự truyền thống như Anh, Pháp, Đức.
.
Phần Lan: Trang bị quân đội hiện có vượt qua
phần lớn các nước NATO
So với
năng lực công nghiệp quốc phòng hùng mạnh của Thụy Điển thì năng lực của Phần
Lan có vẻ yếu hơn nhiều. Nhưng do nhiều năm qua thi hành chính sách tăng cường
quốc phòng, Phần Lan có năng lực huy động quân đội, số lượng và tính năng trang
bị quân đội hiện có vẫn mạnh hơn rất nhiều so với phần lớn các quốc gia NATO.
Phần Lan
có 5,5 triệu dân, nhưng tổng quân lực của họ không thua kém Thụy Điển bao
nhiêu, có khoảng 23 nghìn binh sĩ. Khác với Thụy Điển là nước nhiều năm không
có chiến tranh, hồi thập niên 1920, Phần Lan từng trải qua cuộc chiến tàn khốc
Liên Xô-Phần Lan. Chiến tranh bi thảm đã dạy cho Phần Lan bài học cho đến nay vẫn
còn ảnh hưởng sâu sắc tới công cuộc xây dựng quốc phòng của mình. Do Phần Lan
và Nga có đường biên giới chung dài 1340 km, nước này cực kỳ coi trọng việc xây
dựng lục quân. Hiện nay lục quân Phần Lan có hơn 1700 khẩu lựu pháo và 100 giàn
pháo hỏa tiễn, xứng đáng được gọi là một trong những lực lượng pháo binh đáng sợ
nhất toàn châu Âu. Ngay cả sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, trong tình hình
quân đội các nước châu Âu đều giảm quân số thì Phần Lan vẫn duy trì một lực lượng
bộ đội dự bị đông đảo “không thích nghi thời thế”. Trạng thái sẵn sàng chiến đấu
cao độ của Phần Lan trong thời kỳ đầu dịch COVID-19 hoành hành đã để lại ấn tượng
sâu sắc cho thế giới: “Người ta kinh ngạc phát hiện Phần Lan giữ lại được toàn
bộ vật dụng y tế quốc gia trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nhờ thế đã phát huy
tác dụng to lớn trong việc khống chế tình trạng hoảng loạn thời kỳ đầu nạn dịch.”
Luật pháp
Phần Lan quy định, tất cả nam giới trên 18 tuổi nước này đều phải làm nghĩa vụ
quân sự từ nửa năm cho đến một năm, sau đó họ được chuyển sang trạng thái dự bị.
Trong thời gian đó lực lượng dự bị hàng năm phải tham gia huấn luyện quân sự nhằm
duy trì được kỹ năng tác chiến. Báo cáo đánh giá của NATO cho biết, dựa vào sự
huấn luyện dự bị như vậy, Phần Lan trong một thời gian ngắn có thể huy động được
280 nghìn binh sĩ, “Đó là một đội quân tương đối lớn của châu Âu hiện đại”.
Lục quân
Phần Lan hiện có khoảng 100 xe tăng chủ lực “Leopard 2A4” và 100 chiếc “Leopard
2A6” do Đức sản xuất, 102 xe chiến đấu bộ binh “CV90” do Thụy Điển chế tạo và
110 xe chiến đấu bộ binh “BMP-2” do Liên Xô sản xuất. Ngoài ra còn có hơn 800
xe bọc thép các loại. Theo số liệu chính thức của NATO, quân đội Anh xếp hạng
thứ 10 về số xe tăng hiện có (227 xe), Ý xếp thứ 11 có 200 xe tăng. Nếu xét tới
hai nước Rumania và Bulgaria có xếp hạng cao hơn, nhưng phần lớn xe tăng của họ
đều đã lỗi thời, thì việc Phần Lan vào NATO sẽ làm cho lực lượng xe bọc thép nước
này có sức chiến đấu thực tế được xếp hạng cao hơn vài bậc.
Phần Lan
có ưu thế nổi bật về pháo binh. Ngay từ thập niên 1990, Phần Lan đã trang bị 54
khẩu lựu pháo kiểu 155K98, trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Âu trang bị 52 khẩu
lựu pháo bánh xích cỡ nòng 155 mm. Năm ngoái Phần Lan lại mua của Hàn Quốc một
loạt lựu pháo tự hành kiểu K9, làm cho tổng số trang bị pháo loại này lên tới
58 khẩu. Ngoài ra Phần Lan còn mua từ Mỹ hệ thống hỏa tiễn nhiều nòng kiểu M270
phiên bản đã nâng cấp, có khả năng phóng tên lửa đạn đạo chiến thuật lục quân
(ATACMS), tầm bắn xa nhất tới 300 km.
Hiện nay
không quân Phần Lan có 160 máy bay quân sự. Trong bảng xếp hạng số lượng máy
bay quân sự các nước NATO, con số 160 đủ để Phần Lan được xếp hạng thứ 11. Máy
bay chiến đấu chủ lực của không quân Phần Lan gồm 55 chiến đấu cơ F/A-18C/D
“Bumblebee” do Mỹ chế tạo. Do tính năng của các máy bay này đang dần già hóa,
tháng 12/2021 Phần Lan quyết định chi 11,3 tỷ USD mua 64 chiến đấu cơ tàng hình
kiểu F-35A của Mỹ, làm cho Phần Lan trở thành một trong số các nước có lực lượng
không quân mạnh nhất châu Âu.
Hải quân
Phần Lan có thực lực yếu hơn không quân, chỉ có một ít tàu cao tốc có vũ trang
và tàu rải thủy lôi. Trên thực tế, lực lượng trên biển chưa đủ mạnh là nhược điểm
chung của quân đội hai nước Phần Lan và Thụy Điển, họ không đủ sức phòng vệ tuyến
bờ biển khá dài. Nhưng về phía Nga, Hạm đội Baltic của họ cũng là hạm đội yếu
nhất trong số 4 hạm đội của hải quân Nga, chỉ có một ít tàu tên lửa hộ vệ. Nếu
Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO thì hầu như toàn bộ biển Baltic sẽ bị NATO
bao vây, hải quân NATO sẽ tạo ra ưu thế áp đảo đối với hạm đội Baltic của Nga.
Ngoài ra, vì căn cứ chủ yếu của hạm đội Baltic này đặt tại quân cảng Karangstad
ở St. Petersburg và vùng đất ngoại thuộc Kaliningrad, các địa điểm này sẽ đứng
trước nguy cơ bị Phần Lan và Thụy Điển chia tách mà không có cách nào chi viện
lẫn nhau được.
-------------------------------
Nguyễn
Hải Hoành biên dịch từ nguồn tiếng Trung của tác giả Thần Dương và Mã Tuấn (Thời
báo Hoàn cầu) “武装中立”却未放松军备建设,要“入约”的芬兰和瑞典隐藏军力有多强,2022-05-24.
No comments:
Post a Comment