Tiết lộ kinh hoàng về Tân Cương, tội ác diệt chủng man rợ của
Trung Quốc
Lê Tây Sơn -
Saigon Nhỏ
26 tháng 5, 2022
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/05/GettyImages-88874420.jpg
Cảnh
sát Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ tại Urumqi, thủ phủ Tân Cương (ảnh:
Guang Niu/Getty Images)
Những năm gần đây, chính quyền Trung Quốc bị
tố cáo đã giam giữ hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ trong các trại tập trung trá
hình. Hồ sơ Cảnh sát Tân Cương (The Xinjiang Police Files) mới rò rỉ có cả danh
tính và khuôn mặt của nhiều nạn nhân trong hệ thống giám sát tàn bạo này. Nó
cung cấp một cái nhìn chưa từng có đằng sau bức màn bí mật.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/05/GettyImages-1232342501.jpg
Một
cuộc biểu tình tại Washington DC lên án chính sách diệt chủng của Trung Quốc ở
Tân Cương (ảnh: Drew Angerer/Getty Images)
Bí mật được phơi bày
Ở độ tuổi
ngoài 50, một nam thanh niên ngồi trong “Ghế hổ” (một thiết bị tra tấn bằng
thép để ghim chặt tứ chi) chìa đôi tay bị trói cho một người phụ nữ mặc áo
khoác trắng trong phòng thí nghiệm. Người canh gác đứng đằng sau anh ta, nụ cười
nở trên môi. Một bức ảnh khác cho thấy một tù nhân ở trần từ lưng trở lên, với
những vết thương do nhục hình. Người đàn ông và người phụ nữ này bị giam trong
một trại cải tạo ở Tekes thuộc vùng Tây Bắc tỉnh Tân Cương, nơi phần lớn “cư
dân” là người Duy Ngô Nhĩ (Uyghur).
Trên giấy
tờ, họ mang quốc tịch Trung Quốc, một dân tộc thiểu số theo đạo Hồi. Tại quê
nhà Tân Cương, chính quyền đã xây dựng một hệ thống giám sát tàn bạo để kiểm
soát mọi khía cạnh trong cuộc sống hàng ngày của họ. Các nhà hoạt động nhân quyền
tin rằng hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ đang bị giam trong các trại cải tạo,
buộc phải học thuộc các bài hát cộng sản và phải chào cờ. Canada, Hà Lan và Hoa
Kỳ đã xếp chính sách cai trị của Trung Quốc ở Tân Cương vào “tội diệt chủng”.
Còn bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc gọi các trại tập trung là “đào tạo nghề
miễn phí” trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện!
Vi phạm
nhân quyền trắng trợn nhưng nguỵ tạo những lời nói dối và sai lệch là truyền thống
của các chế độ cộng sản. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn không cho các tổ chức nhân
quyền độc lập từ nước ngoài tiếp cận các “cơ sở đào tạo nghề miễn phí” này. Cao
ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc Michelle Bachelet đã yêu cầu được tiếp cận từ năm
2018 nhưng tuần này bà mới được phép. Cho đến bây giờ, thông tin duy nhất về những
gì thực sự diễn ra trong các trại tập trung đến từ số rất ít nhân chứng, những
người đầu tiên được rời trại và sau đó trốn thành công khỏi Trung Quốc.
***
Thứ Tư
25 Tháng Năm 2022, Tập Cận Bình đã nói chuyện qua video với Cao ủy Nhân quyền
LHQ Michelle Bachelet và nhắc bà rằng Trung Quốc chẳng có gì xấu hổ về nhân quyền
cả. Michelle Bachelet đến Trung Quốc ngày 23 Tháng Năm, trong chuyến công du
sáu ngày với lịch trình đến Tân Cương. Trung Quốc luôn phủ nhận sự tồn tại của
các trại giam ở Tân Cương, mãi đến năm 2018, Bắc Kinh mới nói rằng Trung Quốc lập
những “trung tâm dạy nghề” để khống chế “khủng bố, tình trạng đòi ly khai và thực
thi tôn giáo quá khích”. Năm 2019, lãnh đạo Tân Cương Shohrat Zakir nói rằng tất
cả “học viên” đã “tốt nghiệp”. Hôm Thứ Hai, ngay khi vừa đến Bắc Kinh, bà
Michelle Bachelet đã được Ngoại trưởng Vương Nghị “tặng” một quyển sách với những
“châm ngôn” của Tập Cận Bình về nhân quyền.
***
“Họ mở ra
cánh cửa nhìn vào một nhà nước cảnh sát có rất ít thông tin lọt ra bên ngoài.
Chúng tôi chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì giống như vậy” – phát biểu của
Adrian Zenz, nhà nhân chủng học Đức, người đầu tiên nhận được những thông tin
rò rỉ từ các trại giam người Duy Ngô Nhĩ. Thoạt đầu, Adrian Zenz chú ý đến các
thông báo gọi thầu trên mạng internet Trung Quốc để xây dựng các trại nghề mới.
Quan sát ngân sách chính quyền địa phương, ông nhận thấy việc chi tiêu cho các
trại nghề và các trung tâm cải huấn tăng vọt bất thường, một số tăng hơn
1,000%.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/05/h1-1280x854.jpg
Một
tên cảnh sát đứng canh trước một phòng giam tại trại Tekes (Xingjiang Police
Files)
Kết hợp
các hồ sơ hành chính công khai, Adrian Zenz chứng minh Tân Cương có lẽ đã trở
thành trại nuôi trẻ mồ côi lớn nhất thế giới. Lý do hàng trăm ngàn trẻ em được
giao cho nhà nước nuôi dưỡng vì cả cha lẫn mẹ chúng phải đi cải tạo trong các
trại. Cách nay hai năm, Adrian Zenz nhận được Danh sách Karakax (Karakax List).
Zenz nói: “Đây chắc chắn là một tội ác có hệ thống chống lại loài người. Mục
đích là đồng hóa dân tộc Duy Ngô Nhĩ, phá vỡ tinh thần của họ, buộc họ phục
tùng đảng và chính quyền”.
Hồ sơ Cảnh sát Tân Cương cung cấp gì?
Thông qua
Zenz, Hồ sơ Cảnh sát Tân Cương (Xinjiang Police Files) bị rò rỉ đã đến được một
tập đoàn truyền thông quốc tế gồm 14 đối tác – ở Đức, có đài truyền hình
Bayerischer Rundfunk (BR) và tờ báo DER SPIEGEL (hồ sơ này được DER SPIEGEL
đăng tải ngày 25 Tháng Năm 2022).
Các đối
tác quốc tế khác có cả Le Monde, BBC, USA Today, El País và Hiệp hội các nhà
báo điều tra quốc tế (ICIJ). Nhóm nghiên cứu quốc tế đã dành nhiều tuần để xác
minh tính xác thực của hồ sơ và dữ liệu trong đó. Ảnh chụp các trại tập trung
được đối chiếu với ảnh vệ tinh. Một số bức ảnh xác minh vị trí chính xác được
chụp bằng GPS. Các tài liệu và ảnh cá nhân trong hồ sơ được gửi đến các chuyên
gia pháp y nổi tiếng để kiểm tra. Các bài phát biểu và chỉ thị chính thức được
so sánh với những rò rỉ và tuyên bố trước đó của các quan chức Trung Quốc.
Cuối cùng,
một nhóm nhà báo từ DER SPIEGEL và BBC đã đến Thổ Nhĩ Kỳ và Hà Lan để gặp gỡ
thành viên gia đình của các tù nhân có tên và ảnh tìm thấy trong dữ liệu, mà hầu
hết là cư dân vùng Konasheher, nằm ở phía Nam thành phố Kashgar của Tân Cương.
Hàng trăm ngàn người được liệt kê với đầy đủ tên, ngày sinh và số ID.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/05/h2-1-1280x854.jpg
Một
“phạm nhân” ngồi trên “ghế hổ” (Xingjiang Police Files)
Hồ sơ Cảnh
sát Tân Cương cho thấy có hơn 22,000 người được cải tạo vào năm 2018, chiếm hơn
12% dân số trưởng thành. Họ phải mất ít nhất một năm để hoàn tất một chương
trình cải tạo, bắt đầu từ năm 2017. Có người mất nhiều thời gian hơn. Ít nhất một
trong những trại tập trung gần khu công nghiệp Konasheher có cả phòng biệt giam
được thể hiện trên sơ đồ trại trong Hồ sơ Cảnh sát Tân Cương. Theo hồ sơ, cứ 10
ngày các tù nhân được phép gọi video 10 phút với gia đình và được ghi âm. Nếu nội
dung cuộc trò truyện hoặc tâm trạng của tù nhân được đánh giá là “bất thường”,
các quản giáo sẽ thực hiện “những biện pháp thích hợp”. Do đó, hầu hết gia đình
không biết những gì người thân họ đang phải chịu đựng, kể cả án phạt thể hiện
trong các tệp dữ liệu Excel dài vô tận do các quan chức an ninh thành lập, đôi
khi có hình ảnh đính kèm.
Tháng Ba
2012, một người Duy Ngô Nhĩ (đang thụ án tù) và mẹ bị cáo buộc lén nghe đoạn
ghi âm kéo dài một giờ mà cha anh ta đã ghi trên điện thoại di động. Các quan
chức an ninh cho biết đoạn ghi âm nói về thuế tôn giáo, phụ nữ che mặt và đàn
ông để râu. Anh ta bị kết án 20 năm tù vào ngày 25 Tháng Mười Hai 2017 vì tội
“lên kế hoạch thực hiện một hành động khủng bố”. Hành vi phạm tội:
Khi mới 18
tuổi đã được huấn luyện hai tuần trong một phòng tập thể hình ở thủ phủ Urumqi
của Tân Cương. Ngày 28 Tháng Mười 2017, nạn nhân bị bắt và hai tháng sau bị kết
tội “lên kế hoạch cho một hành động khủng bố” với bản án 12 năm tù. Quá trình
phạm tội: Tháng Một 2002, khi mới bảy tuổi đã nhận được sự hướng dẫn tôn giáo bất
hợp pháp từ người cha; và Tháng Một 2004, học đạo Hồi từ một người đàn ông
khác. Từ 2016 đến 2017, đã sử dụng dịch vụ VPN trên điện thoại di động để né kiểm
duyệt.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/05/Screenshot-2022-05-26-102656.jpg
Trại
Tekes (Australian Strategic Policy Institute, 2020; Satellite image: Planet
Labs PBC; ảnh ngày 10 Tháng Năm 2022)
Trần Toàn Quốc (Chen Quanguo), tên đồ tể Tân
Cương và Tây Tạng
Hàng trăm
ngàn người Trung Quốc cũng làm thế mỗi ngày nhưng ở Tân Cương, cảnh sát thường
xuyên chặn người ngoài đường để kiểm tra điện thoại thông minh, kiểm tra dữ liệu
cá nhân và xem họ có cài ứng dụng “bất hợp pháp” nào không. Những người có ứng
dụng nhắn tin được mã hóa như WhatsApp trên điện thoại sẽ bị đưa vào trại tập
trung vì “ý đồ xấu”. Việc Tân Cương biến thành địa ngục đối với người Duy Ngô
Nhĩ là “công lớn” của Trần Toàn Quốc (Trần Quanguo), cựu bí thư Tân Cương
và hiện là uỷ viên Bộ Chính trị đầy quyền lực ở Bắc Kinh.
Từ năm
2016 đến 2021, tên đầu sỏ 66 tuổi này đứng đầu chính quyền Tân Cương. Ngay sau
khi hắn đến đây, mọi người dân bị buộc phải cài đặt ứng dụng giám sát trên điện
thoại thông minh của họ. Đàn ông không được phép để râu và các chợ thịt buộc phải
xích những con dao dùng chặt thịt lại với mã QR được dán trên lưỡi dao. Trước
khi Trần đến Tân Cương, hắn là bí thư đảng ủy ở Tây Tạng từ năm 2011 và cai trị
bằng nắm đấm sắt ở đó, nơi hàng chục ngàn đảng viên được gửi đến vùng nông
thôn, làng mạc, ngủ trong nhà các gia đình và cùng với các nhà sư để kiểm soát
và cải tạo họ. Các tu viện có chi bộ đảng và treo cờ Trung Quốc.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/05/GettyImages-1130037683.jpg
Tên
đồ tể Trần Toàn Quốc (ảnh: Andrea Verdelli/Getty Images)
Như ở Tây
Tạng, Trần đưa những người trung thành với đảng đến sống và ngủ trong nhà các
gia đình Duy Ngô Nhĩ và hoạt động như cán bộ tuyên giáo. Hồ sơ Cảnh sát Tân
Cương lần đầu tiên tiết lộ sự tàn bạo của các mệnh lệnh mà Trần đề ra cho cấp
dưới. Tài liệu bị rò rỉ cung cấp một cái nhìn về tư duy tàn nhẫn của các cơ
quan an ninh Trung Quốc. Trong một bài phát biểu vào mùa Hè năm 2018 (bản thảo
có trong hồ sơ), Trần ra lệnh cho thuộc cấp “không lơ là cảnh giác, tiếp tục cuộc
chiến chống những người ly khai, tăng cường an ninh cho các trại tập trung, nhà
tù và cho phép bắn chết những người tìm cách đào thoát hoặc tấn công nơi giam
giữ”.
“Tiền trảm,
hậu tấu!” – thông điệp của Trần nhấn mạnh. Trần cũng kích động tương tự trong một
bài phát biểu bí mật năm 2017. Lính canh được trang bị vũ khí mạnh. Một tệp
PowerPoint từ Hồ sơ Cảnh sát Tân Cương đánh dấu mật cho biết lực lượng an ninh
trong trại Tekes sử dụng súng trường tấn công QBZ-95, loại súng tiêu chuẩn được
cấp cho các binh sĩ trong Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa. Trần cũng yêu
cầu sử dụng vũ lực chống lại những dân thường “phản động”. Hắn ra lệnh cho cảnh
sát phải bắt giữ những người trở về từ nước ngoài ngay khi nhìn thấy và xử lý họ
như những tội phạm nghiêm trọng bằng cách còng tay, xích mắt cá chân và chụp
trùm mũ đen lên đầu.
Câu chuyện của Abdurahman Hasan
Vì công việc,
Abdurahman Hasan thường xuyên đến Cộng hoà Kyrgyzstan giáp giới từ Kashgar, nơi
anh sống cùng vợ và hai con, hiện sáu và bảy tuổi. Khi Trần đến Tân Cương, có lệnh
rằng những ai từng đi du lịch nước ngoài phải từ bỏ hộ chiếu. Abdurahman dự cảm
điều tồi tệ nên lập tức đi trốn. “Tôi đã mất cuộc sống hạnh phúc của tôi” – người
đàn ông 47 tuổi trả lời phỏng vấn vào đầu Tháng Năm tại một nhà hàng ở thị trấn
Alkmaar, Hà Lan, nơi anh sống cùng những người tị nạn khác.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/05/GettyImages-606021714.jpg
Toàn
bộ văn hóa và lịch sử Tân Cương đã bị tẩy xóa và được thay bằng “văn hóa” cộng
sản với sự tuân phục đảng một cách toàn diện (Kevin Frayer/Getty Images)
Anh không
biết gì về số phận vợ con mình nhưng dữ liệu từ Hồ sơ cảnh sát Tân Cương đã
cung cấp cho Abdurahman một số thông tin về họ, qua dự án mật gọi là Nền tảng
Hoạt động Chung Tích hợp (IJOP) được phát triển dưới sự bảo trợ của Trần
Toàn Quốc. IJOP về cơ bản là một cơ sở dữ liệu chứa mọi loại thông tin, từ việc
đến phòng tập thể hình khi nào và ở đâu, ai đó vừa ngừng hút thuốc hoặc uống rượu,
hoặc nhịn ăn trong tháng Ramadan. Dấu vân tay, quét mống mắt và dữ liệu DNA
cũng được thu thập. Với lý do khám sức khỏe miễn phí, nhà nước Trung Quốc đã
thu thập các mẫu gen của hầu hết người dân Tân Cương để giám sát.
Sử dụng tất
cả dữ liệu thu thập được, IJOP phát triển các thuật toán để phát hiện mức độ
nguy hiểm của một công dân theo thang điểm đề ra. Ít nhất 10,000 người trong Hồ
sơ Cảnh sát Tân Cương bị tập trung dựa trên các thuật toán này. Một trong số họ
là vợ của Abdurahman. Vào ngày 25 Tháng Sáu 2017, khi hệ thống đưa ra cảnh báo
lần đầu tiên về người vợ, các quan chức tạm để cô ta yên. Nhưng hai tháng sau,
ngày 24 Tháng Mười Hai 2017, cô bị kết án 16 năm tù vì tội kích động xung đột
và gây rối trật tự công cộng do tụ tập đông người. Số phận hiện tại của cô
không rõ.
Hiện nay,
bốn năm rưỡi trôi qua, một số trại cải tạo đã đóng cửa. Nhưng ảnh vệ tinh cho
thấy các trại tù mới được xây dựng ở những vùng núi và sa mạc hẻo lánh, khuất tầm
nhìn và khó tiếp cận. Các cơ sở khác biến thành “nhà máy sản xuất” với hàng rào
thép gai bị dỡ bỏ nên nhìn từ bên ngoài trông rất giống các nhà máy thông thường.
Cùng với sự che chắn kỹ hơn trước để đánh lừa thế giới, số lượng tù nhân dân
thường ở Tân Cương tiếp tục tăng.
No comments:
Post a Comment