Thượng
đỉnh Mỹ - ASEAN: Mỹ vẫn còn nhiều điều phải làm
Bình luận của Hoàng Minh
2022.05.22
Tổng thống Mỹ Joe Biden chụp hình cùng lãnh đạo các
nước trong khối ASEAN ở Nhà Trắng hôm 12/5/2022. AFP
Hội nghị cấp
cao đặc biệt Mỹ-ASEAN tại Washington vừa qua đã đánh dấu sự khởi động của một
"kỷ nguyên mới" trong mối quan hệ giữa Mỹ và khối 10 quốc gia này.
Theo nhận
định của giới phân tích, hai bên đã đi thêm một bước mang tính biểu tượng, đó
là trong “Tuyên bố tầm nhìn” chung gồm 28 điểm được công bố sau hội nghị,
Mỹ và ASEAN đã cam kết nâng cấp quan hệ từ quan hệ đối tác chiến lược lên “quan
hệ đối tác chiến lược toàn diện” vào tháng 11 tới. Tổng thống Biden còn thông
báo rằng chính quyền của ông sẽ cung cấp 150 triệu USD cho ASEAN để giải quyết
các vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng, an ninh, ứng phó với đại dịch và năng
lượng sạch. Đồng thời, Mỹ cũng cam kết triển khai tàu cảnh sát biển tới khu vực
này trong tương lai để giúp tăng cường an ninh hàng hải. Bên cạnh đó, Tổng thống
Biden thông báo đề cử ông Yohannes Abraham, Chánh văn phòng Hội đồng An ninh Quốc
gia Mỹ, làm đại sứ Mỹ tại ASEAN - một vị trí đã bị bỏ trống kể từ thời kỳ đầu của
chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump.
VIDEO :
Tổng thống Mỹ
hứa tài trợ 150 triệu USD cho ASEAN #shorts
https://www.youtube.com/watch?v=MS5EFFe9Frw
Vai trò quan trọng của ASEAN
Thời điểm
diễn ra Hội nghị thượng đỉnh này là quan trọng vì một số lý do; Đầu tiên, nó diễn
ra vài ngày trước chuyến thăm của TT Biden đến Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong đó,
Trung Quốc được xem là vấn đề chính trong chương trình nghị sự của chuyến công
du này. Tại Tokyo, ông Biden sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo của nhóm Bộ tứ.
Thứ hai, Hội
nghị thượng đỉnh diễn ra trong bối cảnh cuộc Khủng hoảng Ukraine và hệ lụy của
cuộc khủng hoảng đã nhận được sự quan tâm trong suốt quá trình diễn ra cuộc họp.
Trong bài
phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã đề cập đến tầm
quan trọng của ASEAN trong bối cảnh Ấn Độ Dương. Ông Biden cho biết: “Vị
trí trung tâm của ASEAN là trọng tâm trong chiến lược của chính quyền tôi trong
việc theo đuổi tương lai mà tất cả chúng ta đều muốn thấy. Ấn Độ Dương là một Ấn
Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở, ổn định và thịnh vượng, đồng thời
kiên cường và an toàn. Đó là điều mà tất cả chúng ta đang tìm kiếm." (1)
ASEAN cần gì ở Mỹ?
Ông Joshua
Kurlantzick, một thành viên cấp cao về Đông Nam Á tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại
CFR Mỹ, nhận định khối ASEAN mong muốn thấy Mỹ đưa ra được một khuôn khổ hợp
tác kinh tế với với một số nhượng bộ giành cho các nước Đông Nam Á và "một
chiến lược rõ ràng hơn đối với an ninh khu vực…”. (2)
Joanne Lin
- chuyên gia tại Trung Tâm Nghiên cứu ASEAN thuộc viên Đông Nam Á Yusof
Ishak, Singapore - cho rằng "ASEAN có thể muốn thấy sự hậu thuẫn nhiều
hơn từ phía Mỹ đối với các cơ chế do ASEAN lãnh đạo, thay vì đối với các nhóm
nhỏ như QUAD và AUKUS". Theo chuyên gia này, khối Đông Nam Á rất cần đến sự
ủng hộ của Mỹ chẳng hạn như đối với chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của
ASEAN, công bố vào năm 2019. (3)
Một trong
những điểm cốt lõi mà giới phân tích ghi nhận là khối Đông Nam Á không muốn bị
Mỹ dồn vào thế bị buộc phải chọn lựa giữa Washington và Bắc Kinh. Chuyên gia về
Đông Nam Á Brian Harding, thuộc Viện Nghiên cứu Hòa bình Mỹ (USIP), ngày 9/5 nhận
định: "Các nước ASEAN hết sức cảnh giác trước thực tế rằng quan hệ giữa Mỹ
và Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng đối với chính họ. Bất chấp sự đa dạng,
ASEAN đều muốn có một nước Mỹ hiện diện và gắn bó ở Đông Nam Á để cân bằng với
sức ảnh hưởng có thể trở thành thống trị của Trung Quốc” (4). Thế nhưng, theo ông Harding, điều họ không muốn là buộc
phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc.
Tuy nhiên,
một điều quan trọng sự gần gũi của Đông Nam Á với Trung Quốc và sự phụ thuộc lẫn
nhau về kinh tế. Sự gần gũi này khiến các quốc gia ASEAN không muốn cắt đứt
quan hệ kinh tế với Trung Quốc, đồng thời khiến Đông Nam Á trở thành một khu vực
có tầm quan trọng tương đối đối với Bắc Kinh so với Washington. Thế nhưng, khoản
tiền 150 triệu USD mà Mỹ cam kết là một con số tương đối nhỏ so với số tiền mà
Mỹ đã cam kết trong quá khứ dành cho khu vực này. Chỉ riêng Trung Quốc, vào
tháng 11/2021, Bắc Kinh đã cam kết hỗ trợ phát triển 1,5 tỷ USD cho ASEAN trong
vòng ba năm để chống lại các tác động kinh tế và y tế cộng đồng mà đại dịch
COVID-19 gây ra, đồng thời, Trung Quốc đã dành hàng tỷ USD tài trợ cho cơ sở hạ
tầng trong khuôn khổ Sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI).
Bà Joanne
Lin, chuyên gia hàng đầu của Trung tâm nghiên cứu ASEAN thuộc Viện ISEAS
Yusof-Ishak (Singapore), cũng cho rằng tuyên bố tầm nhìn chung được đưa ra vào
cuối hội nghị đã nhấn mạnh cam kết nâng tầm hợp tác giữa ASEAN và Mỹ lên Quan hệ
Đối tác Chiến lược Toàn diện vào tháng 11 (5). Tuy nhiên, nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời: Mỹ sẽ mở
rộng những hình thức sáng kiến kinh tế nào đối với một khu vực đang cố gắng phục
hồi từ đại dịch COVID-19, và thoát khỏi hậu quả của cuộc xung đột Nga-Ukraine
như thế nào? Và liệu IPEF có đủ thực chất để bù đắp cho việc Mỹ rút khỏi Hiệp định
Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) năm 2017 hay không? (6)
VIDEO :
Toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Mỹ
https://www.youtube.com/watch?v=JpuXngApXnA
Các vấn đề Biển Đông và Mekong
Hai vấn đề
quan trọng liên quan mật thiết đến lợi ích của Việt Nam là vấn đề Biển Đông và
vấn đề Mekông cũng là những vấn đề được đặt ra trong kỳ họp thượng đỉnh lần
này.
Trong bài
phát biểu tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), Thủ tướng Phạm
Minh Chính đề cập đến cách tiếp cận của Việt Nam về vấn đề Biển Đông: “Việt
Nam sẵn sàng tham gia đối thoại và hợp tác để giải quyết những khác biệt và
tranh chấp. Vì vậy, Việt Nam đang góp phần hướng tới hòa bình, ổn định và phát
triển. Đồng thời, Việt Nam cố gắng đảm bảo cân bằng lợi ích và giải quyết thỏa
đáng các mối quan tâm của các đối tác, quốc gia và cộng đồng quốc tế khác
nhau…” (7)
Trong
Tuyên bố chung Mỹ - ASEAN (8), có năm đoạn trong tuyên bố này được
dành để thúc đẩy hợp tác hàng hải. Phần này tập trung vào UNCLOS, hòa bình, an
ninh và ổn định của Biển Đông, cũng như quyền tự do hàng hải và hàng không và
các hoạt động sử dụng hợp pháp các vùng biển. Nội dung nhấn mạnh sự cần thiết
phải duy trì và thúc đẩy một môi trường có lợi cho Bộ Quy tắc ứng xử của các
bên ở Biển Đông (COC). Tuy nhiên, không có biện pháp cụ thể nào được đề cập về
cách tạo ra một môi trường thuận lợi cho các vấn đề nêu trên.
Đối với vấn
đề Mekong, Giáo sư Bilahari Kausikan lập luận rằng việc Washington quá tập
trung vào vấn đề tranh chấp ở Biển Đông với Trung Quốc nên đã bỏ qua tầm quan
trọng của vấn đề cạnh tranh của những nước ở lưu vực sông Mekong (9). Vị giáo sư giải thích rằng nếu không có vai trò lớn hơn
của Mỹ, thì việc Trung Quốc xây dựng các con đập dọc theo thượng nguồn sông
Mekong sẽ đem lại cho Bắc Kinh khả năng kiểm soát đối với năm thành viên ASEAN
thuộc lưu vực sông này. Chuyên gia này nói: "Những con đập mà Trung Quốc
đã và đang tiếp tục xây dựng trên thượng nguồn sông Mekong, chảy qua năm quốc
gia thành viên lục địa ASEAN, không chỉ gây ra một nguy cơ sinh thái to lớn mà
cùng với các tuyến đường sắt và đường cao tốc Bắc-Nam, có thể tạo ra tình thế
phụ thuộc vào Bắc Kinh. Khi đó, điều này sẽ tái định hình vị trí địa lý chiến
lược của Đông Nam Á". (10)
Theo đề xuất
của giáo sư, Mỹ cần có cách tiếp cận chiến lược đối với những nước thuộc lưu vực
sông Mekong và đặt vấn đề này trong tầm nhìn chính sách rộng lớn hơn của
Washington đối với Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương thay vì chỉ đưa ra những chính
sách mang tính chắp vá liên quan đến những vấn đề kỹ thuật hoặc môi trường.
Kết luận
Hội nghị
Thượng đỉnh ASEAN - Mỹ đã có những dấu ấn nhất định, trong đó điều quan trọng
đó chính là tín hiệu mà Mỹ muốn thể hiện với ASEAN và thế giới việc Mỹ coi trọng
và không bỏ quên ASEAN, cho dù đang vướng vào cuộc chiến ở Ukraine.
Thực chất
là Mỹ muốn lôi kéo ASEAN thoát ra khỏi ảnh hưởng sâu đậm của Trung Quốc, tuy
nhiên, ASEAN không muốn vướng vào chiến tranh Mỹ - Trung, mà muốn nhân cơ hội
này để phát triển kinh tế của từng quốc gia, mà Trung Quốc, mặc dù khiến nhiều
quốc gia lo ngại về an ninh, nhưng lại đang có quan hệ kinh tế rất chặt chẽ ở
khu vực Đông Nam Á này.
Mỹ rất muốn
kéo ASEAN trở lại vòng ảnh hưởng của mình, nhưng kế hoạch phát triển kinh tế với
TPP đã bị Trump khước từ. Chính vì vậy, trong Chiến lược Ấn Độ Dương
- Thái Bình Dương được ban hành hồi tháng 2, Mỹ đã muốn xây dựng Khuôn khổ kinh
tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF), để có thể đưa ASEAN quay lại với “vòng
tay” của mình. Tuy nhiên, IPEF vẫn bị coi là quá sơ sài, thiếu rất nhiều chi tiết
để cho nó có thể hoạt động hiệu quả.
Các kế hoạch
cho vấn đề Biển Đông và Mekông vẫn còn rất nhiều thứ phải bàn, nếu Mỹ thực chất
muốn đưa ASEAN trở lại “vòng tay” của mình.
________________
Tham
khảo:
2. https://www.cnbc.com/2022/05/12/biden-will-host-asean-summit-at-the-white-house-.html
3. https://www.cnbc.com/2022/05/12/biden-will-host-asean-summit-at-the-white-house-.html
4. https://www.usip.org/publications/2022/05/brian-harding-us-asean-summit
5. https://fulcrum.sg/us-asean-summit-the-audacity-of-trope/
9. https://eurasiantimes.com/us-needs-super-power-asean-by-its-side-to-challenge-china/
10. https://eurasiantimes.com/us-needs-super-power-asean-by-its-side-to-challenge-china/
-----------------------------------------------------------------
*
Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.
Tin, bài liên quan
·
Cuộc
chiến ở Ukraine chi phối Cấp cao Mỹ – ASEAN
·
Thượng
đỉnh Mỹ - ASEAN: Mỹ sẽ đưa ra những cam kết gì cho khu vực?
·
Ai
đã rải chông trên bước chân ngoại giao của Thủ tướng Phạm Minh Chính?
·
Hy
vọng gì cho Thượng đỉnh ASEAN - Mỹ?
·
Mỹ,
Pháp gia tăng quan hệ an ninh quốc phòng với Indonesia, bài học cho Việt Nam
No comments:
Post a Comment