Wednesday, May 18, 2022

SỰ ẢO DIỆU CỦA LƯỠI PUTIN (Đoàn Bảo Châu)

 



Sự ảo diệu của lưỡi Putin  

Đoàn Bảo Châu

17-5-2022  08:57   

https://www.facebook.com/DoanBaoChau21165/posts/pfbid03481uMHPW5AoAxUXk1Kh6Rz8aUbDD4VBcrFC9wBPkkAPxV56jAXysCqNSY8Frgsm3l

 

Liên Xô đã ký Hiệp ước Molotov-Ribbentrop với người Đức vào đầu chiến tranh thế giới thứ hai, hai bên đồng ý để Liên Xô lấy lại Phần Lan. Mấy chục năm trước, Phần Lan thuộc quyền kiểm soát của Nga. Ngày 30 tháng 11 năm 1939, Liên Xô tấn công Phần Lan trong Cuộc chiến Mùa đông.

 

Phần Lan là một trong những nước có văn hoá Viking, với niềm tin đàn ông chỉ được lên thiên đường khi chết ở chiến trận, chính vì vậy mà thời cổ đại, đàn ông Viking sẽ rất buồn khi phải chết ở nhà bên cạnh vợ con, họ sẽ nằn nì để được ra trận, khi ăn một mũi kiếm của kẻ thù, họ sẽ ngã xuống mỉm cười mãn nguyện và tin rằng tối nay sẽ được ăn tối cùng thần Odin ở trên Vahala (thiên đường của người Viking).

 

Có thể niềm tin ấy không tồn tại vào thế chiến thứ 2 nhưng tinh thần chiến binh của họ chắc hẳn vẫn rất mạnh mẽ bởi truyền thống đánh đấm này. Chính vì vậy mà Nga (Liên Xô) phải mất hơn hai tháng mới chiến thắng được họ sau khi đã tổn thất khá nặng nề. Phần Lan đã phải đồng ý mất 9% đất cho Nga (Liên Xô) sau cuộc chiến này.

 

Mấy hôm trước, phản đối về việc Phần Lan gia nhập Nato, Putin nói với Sauli Niinisto, tổng thống Phần Lan là việc bỏ chính sách trung lập quân sự truyền thống nước này sẽ là một sai lầm vì không có mối đe dọa nào đối với an ninh của Phần Lan và sự thay đổi như vậy trong chính sách đối ngoại của Phần Lan có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ Nga-Phần Lan, vốn đã được xây dựng trên tinh thần láng giềng và quan hệ đối tác tốt đẹp trong nhiều năm và cùng có lợi.

 

Nhưng là một nước có trải nghiệm xấu với gã láng giềng to xác và xấu tính, đặc biệt sau khi Nga tấn công Ukraine thì người Phần Lan đã có một ý thức và ý chí mạnh mẽ trong việc bảo vệ đất nước khỏi những nguy cơ từ ngoại bang hơn bao giờ hết.

 

Một đặc điểm nổi bật của Phần Lan là hệ thống hầm trú ẩn của họ trong trường hợp có chiến tranh, kể cả chiến tranh hạt nhân.

 

Bài học về việc Mỹ ném bom hạt nhân xuống Hiroshima và Nagasaki vào tháng 8 năm 1945 và sống cạnh một siêu cường về hạt nhân như Nga đã khiến người Phần Lan nỗ lực trong việc tìm ra một giải pháp đề phòng thảm hoạ tương tự.

 

Trong khi nhiều quốc gia cũng tìm cách có được vũ khí hạt nhân để cân bằng sức mạnh với các siêu cường thì Phần Lan chọn cách làm riêng, họ cho rằng hiệu quả hơn khi cố gắng bảo vệ dân số khỏi các mối đe dọa bên ngoài thông qua việc tạo ra rất nhiều các hầm trú ẩn khổng lồ. Chính điều này đã khiến Phần Lan được coi là một trong những quốc gia bất khả xâm phạm nhất trên trái đất.

 

Vào năm 1958. Phần Lan đã thông qua Đạo luật Phòng thủ Dân sự. Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm tạo ra những hầm trú ẩn ở những khu vực có nguy cơ cao và họ đã xây dựng được trên khắp Phần Lan 54,000 hầm trú ẩn với sức chứa tới 4,4 triệu người. Trong khi dân số của Phần Lan chỉ 5,5 triệu.

 

Nhiều hầm trú ẩn (boongke) này được xây dựng trong núi đá, được trang bị giường, thức ăn, hệ thống vệ sinh và bệnh viện. Ngày nay công chúng có thể tiếp cận một phần của các boongke như trung tâm vui chơi dành cho trẻ em.

 

Riêng ở Helsiki đã có tới 500 hầm, có thể cung cấp thực phẩm và các vật dụng cần thiết.

 

Đây là một chi phí khổng lồ, tốn nhiều tỷ USD. Theo luật ở Phần Lan thì bất kỳ tòa nhà nào lớn hơn 1200 M2 đều phải tạo ra một nơi trú ẩn.

 

Cùng với xây dựng hệ thống hầm trú ẩn khổng lồ thì Phần Lan cũng rất quan tâm tới quân sự.

 

Phần Lan có quy định tất cả nam giới phải thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc phi quân sự trong độ tuổi từ 18 đến 29, lúc nào công dân Phần Lan cũng được đào tạo và sẵn sàng bảo vệ đất nước của họ. Theo chỉ số Hỏa lực Toàn cầu, Phần Lan có Nhân sự Dự bị khoảng 900.000 người, xếp thứ tư trên toàn cầu về chỉ số này.

 

Đáp ứng điều này để đảm bảo rằng họ có thể đáp ứng khả năng phòng thủ chống lại sự xâm lược của ngoại bang bất kì lúc nào. Phần Lan lại có khả năng phòng thủ khá ấn tượng. Họ có 700 pháo, 700 súng cối hạng nặng và 100 bệ phóng tên lửa, mang lại cho họ khả năng pháo binh lớn nhất ở Tây Âu.

 

Lực lượng Phòng vệ Phần Lan có con số khá khiêm tốn là 12.000 quân tại ngũ nhưng bởi đàn ông được đào tạo về quân sự rất bài bản và nghiêm túc nên lúc nào họ cũng có khoảng 280.000 lính dự bị có khả năng chiến đấu trong thời chiến.

Nền tảng của khả năng quân sự của Phần Lan nằm ở các đơn vị pháo binh và súng cối hạng nặng cực kỳ mạnh mẽ của nước này.

 

Phần Lan có lực lượng pháo binh lớn nhất châu Âu đồng thuận với số lượng khổng lồ 1.500 khẩu được báo cáo sẽ hoạt động vào năm 2022, bao gồm 700 khẩu pháo, 700 súng cối hạng nặng và 100 hệ thống phóng tên lửa.

 

Quân đội Phần Lan cũng có 115 khẩu pháo tự hành, mà lực lượng vũ trang Ukraine đã cho thấy là cực kỳ hiệu quả để chống lại quân xâm lược Nga.

 

Pháo binh Phần Lan cũng có đạn chống tăng BONUS, có tầm bắn lên đến 35km (22 dặm) và được trang bị bộ cảm biến riêng cho phép nó chủ động tìm kiếm các mục tiêu bọc thép.

 

Có lẽ chính bởi sự sẵn sàng đối phó với ngoại bang của nước này, cùng với sự thể hiện kém cỏi của Nga trong cuộc chiến ở Ukraine mà Putin vỗ về Phần Lan là không có mối đe doạ với an ninh nào. Nhưng lưỡi con người vốn không xương và đặc biệt là lưỡi của Putin lại càng uốn éo khó lường nên Phần Lan vẫn đang ráo riết xin gia nhập Nato.

 

Điều trớ trêu là một trong những cớ Putin tấn công Ukraine là không muốn Nato có biên giới sát với Nga và các lực lượng phò Putin ở Việt Nam cũng hót lại y như vậy. Vậy khi Phần Lan và Thuỵ Điển muốn gia nhập Nato thì Putin lại nói ngược lại.

 

Lưỡi của Putin quả là ảo diệu, chỉ khổ là các cháu Red Bull ở Việt Nam khó ăn khó nói sau phát biểu này. Các cháu nên viết thư cho bác Pu và nói bác định hướng trước cho, chứ bác đảo 180 độ thế các cháu khó theo lắm. Kkk!

 

Câu hỏi đặt ra là, Phần Lan có hầm thì chúng ta có gì?

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=10159738122418965&set=a.10150708808583965

Ông Putin : Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO không phải mối đe dọa với Nga

 

.

155 BÌNH LUẬN 





No comments: