Phần
Lan và Thụy Điển chính thức nộp đơn xin gia nhập NATO
Phan Minh - RFI
Đăng
ngày: 18/05/2022 - 11:34
Phần
Lan và Thụy Điển hôm nay 18/05/2022 đã chính thức đệ đơn xin gia nhập Liên Minh
Bắc Đại Tây Dương (NATO) sau khi 95% các nghị sĩ Phần Lan đã bỏ phiếu ủng hộ việc
này tại Quốc hội vào hôm qua 17/05. Các cuộc tham vấn hiện đang được tiến hành
giữa các nước đồng minh nhằm dỡ bỏ sự phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ đối với việc hai
nước Bắc Âu gia nhập liên minh.
Đại
sứ Phần Lan bên cạnh NATO Klaus Korhonen (T), tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg
(G) và đại sứ Thụy Điển bên cạnh NATO Axel Wernhoff trong lễ nộp đơn gia nhập
Liên Minh, Bruxelles, Bỉ, ngày 18/05/2022. REUTERS - JOHANNA GERON
Từ Stockholm, thông tín viên Frédéric
Faux tường trình :
188 phiếu ủng hộ và chỉ tám phiếu chống. Quốc hội Phần Lan đã ồ ạt bỏ
phiếu ủng hộ việc gia nhập NATO. Ngay cả phe cực tả,
về lý thuyết là chống, đã bị chia rẽ trong hồ sơ này. Có một dấu hiệu cho thấy
đây là một bước ngoặt lịch sử, các cuộc tranh luận, hôm thứ
Hai, đã kéo dài hơn 14 tiếng. Việc Nga xâm lược
Ukraina đã được đề cập đến. Cuộc tranh luận cũng đề cập đến Chiến
tranh Mùa đông giữa Phần Lan và Liên Xô hồi Thế chiến thứ hai, lý do khiến quốc
gia Bắc Âu mất 10% lãnh thổ của mình.
Sự nhất
trí gần như toàn bộ này phản ánh quan điểm của công luận Phần Lan, với 76% người
dân muốn chấm dứt tình trạng phi liên kết. Việc này cũng phản ánh các hoạt động
ngoại giao dồn dập của tổng thống Sauli
Niinisto. Ông hiện đang có chuyến công du hai ngày ở Thụy Điển, quốc gia
láng giềng cũng muốn gia nhập NATO sớm nhất có thể. Ngay hôm nay, thứ Tư, cùng
với thủ tướng Thụy Điển Magdalena
Andersson, ông Niinisto đệ đơn xin gia nhập Liên Minh. Và hai nhà lãnh đạo
sẽ được tổng thống Mỹ Joe Biden tiếp vào thứ Năm.
Cũng trong
ngày hôm qua, trong một cuộc họp báo tại Berlin, thủ tướng Đức Olaf Scholz đã khẳng định, xin trích, "chúng
tôi sẽ tăng cường hợp tác quân sự, đặc biệt là ở khu vực biển Baltic thông qua
các cuộc tập trận chung".
----------------------------------------
CÁC
NỘI DUNG LIÊN QUAN
Tính
toán của Ankara đằng sau việc phản đối Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO
Tổng
thống Phần Lan thăm Thụy Điển thể hiện đoàn kết cùng gia nhập NATO
Phần
Lan - Thụy Điển tăng viện cho NATO
.
===========================================
.
Phần
Lan, Thụy Điển vào NATO : Có làm thay đổi gì cho 2 nước ?
Anh
Vũ -
RFI
Đăng
ngày: 18/05/2022 - 14:54
TV5 :
Tại sao hai nước Bắc Âu lại xin gia nhập NATO vào giữa lúc đang có chiến tranh
tại Ukraina ?
Cyrille
Bret :Yếu tố kích hoạt, như vừa nói, đó là cuộc xâm lược Ukraina do Nga phát động
hôm 24/02. Nhưng cũng còn là việc Nga là mối đe dọa đối với tất cả các quốc gia
không là thành viên của NATO, như trường hợp của Gruzia hay Moldavia.
Thụy Điển và Phần Lan đã có mối liên hệ với NATO qua hiệp định Đối tác vì
Hòa bình ( PPP), một chương trình hợp tác song phương giữa NATO và các đối tác
khu vực châu Âu – Đại Tây Dương. Việc gia nhập NATO của hai nước sẽ càng củng cố
thêm quan hệ đối tác đó. Hai nước vùng Baltic này nhận thấy chỉ có NATO là có đủ
khả mang lại cho họ sự « bảo hiểm chiến lược ».
TV5 :
Thụy Điển và Phần Lan vào NATO, điều này làm thay đổi gì cho hai nước ?
Cyrille
Bret : Nếu như đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển và Phần
Lan được chấp thuận, hai nước này sẽ được đặt dưới sự bảo vệ của điều 5 trong
Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. Tức là khi một nước thành viên của NATO bị xâm lược
thì toàn khối coi như cũng bị xâm lược. Một thỏa thuận như vậy tạo cho họ có
thêm sự bảo vệ an ninh so với hiệp định Đối tác vì Hòa bình. Đổi lại hai nước
cũng phải sẵn sàng tham chiến bên cạnh NATO, nếu một thành viên của khổi bị tấn
công.
Hai nước cũng sẽ phải đồng ý có nỗ lực về vấn đề vũ khí và đồng bộ hóa
các chuẩn mực kỹ thuật, tác chiến để có năng lực phục vụ liên kết với các
thành viên của NATO. Cụ thể, quân đội Phần Lan và Thụy Điển sẽ phải điểu
chỉnh toàn bộ khí tài, phương thức tác chiến, các quy định theo chuẩn của
NATO.
Thụy Điển và Phần Lan cũng sẽ phải đặt một số đơn vị quân đội quốc gia của
mình dưới sự chỉ huy của nước ngoài, giống như trường hợp của Pháp chẳng hạn. Một
số quân nhân Pháp vẫn đang phục vụ dưới sự chỉ huy của Mỹ, Séc hay Đan Mạch. Điều
này sẽ làm thay đổi cách thức tác chiến hay mua sắm thiết bị khí tài của các lực
lượng quân đội hai nước.
Hai nước sẽ bắt buộc phải dành ngân sách quốc phòng hàng năm là 2% GDP.
Ngoài ra Thụy Điển và Phần Lan sẽ phải tham gia vào tất cả các cuộc họp thượng
đỉnh, các hội nghị bộ trưởng và mọi cuộc họp liên quan đến điều phối quân sự.
TV5
: Hai nước sẽ phải tổ chức lại quân đội thế nào khi hội nhập với quân đội
của NATO ?
Cyrille
Bret : Trước hết cần phải chuyển đổi sang tiếng Anh các chỉ dẫn trong toàn
bộ hệ thống kỹ thuật, tác chiến và trao đổi để NATO có thể đặt tên hiệu cho một
số lĩnh vực tổ chức quân sự của các nước này. Công việc mang tính hành chính
này rất lớn. Cũng cần phải dự trù tiến hành rất nhiều các cuộc tập trận chung.
Các nước sẽ phải gửi sĩ quan hay hạ sĩ quan của mình đi học tại các cơ sở đào tạo
sĩ quan của NATO, phần lớn các cơ sở này nằm ở châu Âu. Nhưng trong việc này,
quân đội Thụy Điển và Phần Lan đã tham dự chủ yếu trong khôn khổ của hiệp định
PPP. Hai nước là thành viên của hiệp định từ năm 1994, vẫn đều đặn tham
gia tất cả các cuộc tập trận hải và không quân của NATO trên biển Baltic.
Không như Montenegro khi trở thành thành viên thứ 29 của NATO năm 2017
thì công việc tiến hành có khác. Gia nhập NATO, nước này cần phải có những nỗ lực
hiện đại hóa rất lớn, thực hiện rất phức tạp. Trong trường hợp của hai nước Bắc
Âu, quân đội của họ đã quen thực hiện tác chiến với NATO. Cuối cùng hai nước
vùng Baltic này sẽ phải chấp nhận một bất lợi là gia nhập khối nhưng không được
hưởng những thuận lợi chính, tức là được trợ giúp.
TV5 :
Trước đây việc hai nước không gia nhập NATO thì có lợi gì ?
Cyrille
Bret : Điều này là do truyền thống chính trị của hai
nước. năm 1812 Thụy Điển đã lựa chọn không tham gia bất cứ liên minh quân sự
nào trong thời bình và bất kỳ cuộc xung đột nào trong thời chiến. Vùng đất
Pomeranie thuộc Thụy Điển đã bị Napoléon xâm chiếm trong cùng năm đó. Về phía
Phần Lan, nước này đã chọn con đường trung lập để tránh phải chịu sự hăm dọa
chiến lược của Liên Xô sau hai cuộc chiến tranh chống lại đế chế Xô Viết.
Giữ trung lập giúp cho Thụy Điển trở thành một quốc gia cực kỳ phồn thịnh,
không phải chịu hậu quả của bất kỳ cuộc xung đột lớn nào trên thế giới. Phần
Lan thì đã giữ được để không bị Liên Xô tấn công.
TV5: Vậy
quyết định gia nhập NATO này chẳng phải đã phá vỡ sự cân bằng đó ?
Cyrille
Bret : Đây chính là những khía cạnh gây tranh luận. Quyết định
này được nhìn nhận ở Phần Lan và Thụy Điển như là viển vông và có thể gây
khiêu khích Nga. Nga đã có phản ứng với những nước này vì thông báo xin
gia nhập NATO hôm Chủ nhật. Nhưng việc gia nhập này theo hướng chiến lược
phân cực châu Âu của Mỹ. Từ giờ người ta sẽ ủng hộ hay chống Nga hoặc
ủng hộ hay chống NATO. Điều này làm cực đoan hóa lập trường chiến lược hiện nay
ở châu Âu và giúp cho sự trở lại châu Âu của NATO và Hoa Kỳ.
TV5 :
NATO mở rộng thêm sẽ có hậu quả gì cho nước Nga ?
Cyrille
Bret : Nếu việc gia nhập NATO của Phần Lan và Thụy Điển
hoàn tất, NATO có thể tạo được con đê chắn ở châu Âu. Chiến lược này của Mỹ nhằm
ngăn chặn sự mở rộng vùng ảnh hưởng Xô Viết. Điều này sẽ buộc Nga phải coi biên
giới với Phần Lan và không phận Baltic như là một đường biên giới mới với NATO.
Vì thế, Nga sẽ phải gia tăng nỗ lực quân sự thêm. Nhưng điều này khó thực hiện
vì họ đang tiến hành một cuộc chiến tranh quy mô lớn và đang là nạn nhân của
các trừng phạt.
-------------------------------
CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN
Thụy
Điển từ bỏ chính sách « không liên kết », muốn gia nhập NATO
Các
nước Bắc Âu tăng cường tiềm lực quân sự đề phòng nước Nga
Phần
Lan và Thụy Điển chính thức nộp đơn xin gia nhập NATO
No comments:
Post a Comment