Wednesday, May 11, 2022

NỖ LỰC THỨC ĐẨY HỢP TÁC ĐA PHƯƠNG MEKONG NHÂN HỘI NGHỊ ĐẶC BIỆT HOA KỲ - ASEAN (VOA Tiếng Việt)

 



Nỗ lực thúc đẩy hợp tác đa phương Mekong nhân Hội nghị đặc biệt Hoa Kỳ-ASEAN

VOA Tiếng Việt

12/05/2022

https://www.voatiengviet.com/a/6567630.html

 

https://gdb.voanews.com/031a0000-0aff-0242-f8ed-08da33a8623f_cx9_cy5_cw82_w650_r1_s.png

Các chuyên gia tham dự hội nghị trực tuyến “Chủ nghĩa Đa phương Mekong và Hội nghị Cấp cao Đặc biệt Hoa Kỳ-ASEAN” do Trung tâm Stimson tổ chức vào ngày 9/5/2022.

 

Một hội nghị trực tuyến giữa các chuyên gia Hoa Kỳ và các quốc gia liên quan đến khu vực sông Mekong vừa được tổ chức ngay trước thềm Thượng đỉnh Hoa Kỳ - ASEAN nhằm thúc đẩy mối quan tâm và sự tham gia tích cực, hiệu quả hơn nữa của các quốc gia khi các vấn đề về Mekong đang ngày càng ảnh hướng đến an ninh và thịnh vượng trong khu vực.

 

Hội nghị trực tuyến mang tên “Chủ nghĩa Đa phương Mekong và Hội nghị Cấp cao Đặc biệt Hoa Kỳ-ASEAN” do Trung tâm Stimson, có trụ sở tại Washington, tổ chức hôm 9/5 có sự tham dự của Đại biện phái bộ Hoa Kỳ tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - Kate Rebholz, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Singapore - Bilahari Kausikan, và các chuyên gia nghiên cứu cấp cao về châu Á của Thái Lan, Việt Nam, Lào và Trung tâm Stimson.

 

Nội dung của hội nghị không chỉ bàn thảo về các vấn đề trên sông Mekong, mà quan trọng hơn là đưa ra cái nhìn toàn cảnh thu hút sự chú ý và đề xuất các cách thức mà ASEAN, với tư cách là một thể chế, có thể tương tác tốt hơn với khu vực, và cách thức mà Hoa Kỳ có thể tham gia hiệu quả hơn thông qua ASEAN nhằm cải thiện kết quả hợp tác trong khu vực giữa các nước thuộc tiểu vùng sông Mekong, theo lời Giám đốc Chương trình Đông Nam Á, Brian Eyler, của Trung tâm Stimson.

 

Phát biểu tại hội nghị, Đại diện phái bộ của Hoa Kỳ Kate Rebholz nói rằng từ công việc trực tiếp với ASEAN, bà nhận thấy ảnh hưởng hàng ngày của sông Mekong đối với khu vực rộng lớn hơn cũng giống như cách mà ASEAN đóng góp vào an ninh thịnh vượng thống nhất ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Cũng vì vai trò rất quan trọng của tiểu vùng sông Mekong đối với hòa bình và ổn định của ASEAN nên Hoa Kỳ đã cam kết tăng cường năng lực và khả năng phục hồi bền bỉ của khu vực này thông qua sông Mekong, để từ đó tăng cường năng lực và khả năng phục hồi bền bỉ của ASEAN.

 

Thời gian qua, Hoa Kỳ đã có các chương trình hành động thể hiện cam kết này thông qua Chương trình Đối tác Mekong-Hoa Kỳ (MUSP) để giải quyết những thách thức chính ở Đông Nam Á, trong đó bao gồm cứu trợ thiên tai, quản lý và điều hành nguồn nước, các vấn đề về sức khỏe và ứng phó đại dịch, vận chuyển năng lượng, khí hậu, môi trường, bình đẳng giới…

Theo lời bà Kate Rebholz, việc tập trung ưu tiên vào các lĩnh vực trên của Hoa Kỳ tạo điều kiện cho cả ASEAN và khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương phát triển khi hỗ trợ cho các tổ chức đa phương như ASEAN và MUSP cùng hợp tác, làm việc cùng với nhau thông qua các chương trình cung cấp đào tạo kỹ thuật cho các giới chức từ tất cả các nước ASEAN.

 

Đến nay, đã có hơn 1.700 giới chức chính phủ của ASEAN đã được đào tạo về các chủ đề từ quản lý nước cho đến kinh tế kỹ thuật số, đại diện phái bộ Mỹ cho biết.

 

Ngoài ra, Hoa Kỳ còn có Chương trình Mekong Connections cung cấp các khoản tài trợ nhỏ cho các tổ chức cộng đồng ở Campuchia, Thái Lan và Việt Nam nhằm khám phá các giải pháp sáng tạo cho những thách thức xuyên quốc gia.

 

Đại diện của Mỹ nói trong cam kết của Hoa Kỳ về một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương được kết nối tự do và cởi mở, ASEAN chính là trọng tâm của cam kết đó.

 

Hội nghị Đặc biệt Hoa Kỳ - ASEAN diễn ra từ ngày 12-13/5, được tổ chức tại thủ đô của Mỹ nhằm kỷ niệm 45 năm quan hệ giữa Mỹ và khối ASEAN, đồng thời thể hiện cam kết lâu dài của Hoa Kỳ đối với khu vực Đông Nam Á cũng như bàn thảo về cách thức Hoa Kỳ có thể mở rộng vai trò của mình trong việc cung cấp các giải pháp bền vững cho các thách thức khu vực như đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu, phát triển bền vững và phát triển nguồn nhân lực.

 

Theo lời cựu Thứ trưởng Singapore, Bilahari Kausika, việc Mỹ tổ chức hội nghị đặc biệt với ASEAN ngay vào thời điểm chiến tranh vẫn đang diễn ra ở Ukraine và khi đang đối diện với hàng loạt các thách thức toàn cầu khác cho thấy Hoa Kỳ không hề “mất tập trung” vào khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng như dự đoán của một số người.

 

Đề cập đến “Sáng kiến Hạ lưu sông Mekong” do chính quyền Obama khởi động và rất được hoan nghênh lúc đầu, nhưng sau đó bị xao nhãng trong nhiệm kỳ tiếp theo và chỉ được chú ý tới vào cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump, cựu quan chức của Singapore nói rằng “điều chúng tôi cần ở Mỹ là sự chú ý nhất quán ở cấp cao vì điều đó báo hiệu rằng Mỹ nhận ra tầm quan trọng chiến lược của sông Mekong”.

 

“Tiền rất có ích, nhưng chủ yếu không phải là vấn đề hàng đầu, mà các đối tác như Nhật Bản và Úc cũng có thể cung cấp, nhưng chỉ có Hoa Kỳ, chỉ Hoa Kỳ mới có thể mang đến sức nặng chiến lược đi kèm với sự chú ý nhất quán ở cấp cao”, ông Bilahari Kausika nói thêm.

Bất chấp tầm quan trọng rất lớn của Mekong, vấn đề này trong thời gian qua đã không được quan tâm đầy đủ, thậm chí từ phía các quốc gia KLMV (bốn nước thuộc tiểu vùng sông Mekong là Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam), theo nhận định của các chuyên gia.

 

Trong khi TS. Satu Limaye, Giám đốc Trung tâm Đông Tây ở Washington DC, và các chuyện gia khác cho rằng vấn đề Biển Đông nổi cộm và các thách thức khác trong khu vực như vấn đề đô thị hoá, giải quyết di sản chiến tranh… đang chi phối sự chú ý của các nước trong khu vực tiểu vùng sông Mekong, thì TS. Lê Đình Tĩnh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược ngoại giao, Học viện Ngoại giao Việt Nam, cho rằng nguyên nhân có thể đến từ mức độ nhận thức của các quốc gia. Ngoài ra, “tự do đi lại” là một vấn đề nhạy cảm trong khu vực, liên quan đến vấn đề xuyên biên giới. Chính vì vậy, theo ông, giải pháp cần phải đến từ việc vận động chính sách và 

 

------------

 

LIÊN QUAN

 

Không lơ là Trung Quốc, Mỹ chào đón các lãnh đạo ASEAN

Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Mỹ, bắt đầu chuyến công du ‘có ý nghĩa quan trọng’

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Hoa Kỳ là một đối tác quan trọng

Các vấn đề nổi cộm trước Thượng đỉnh Mỹ – ASEAN





No comments: