Monday, May 9, 2022

CHUYẾN HÀNH HƯƠNG TẾ NHỊ CỦA THỦ TƯỚNG VIỆT NAM (David Brown / Asia Sentinel)

 



Chuyến hành hương tế nhị của Thủ tướng Việt Nam  

David Brown  -  Asia Sentinel

Song Phan, dịch

08/05/2022

https://baotiengdan.com/2022/05/08/chuyen-hanh-huong-te-nhi-cua-thu-tuong-viet-nam/

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/05/1-25-696x450.jpg

Thủ tướng Phạm Minh Chính đang phát biểu tại một hội nghị năm 2021. Nguồn: VGP

 

Thách thức đối ngoại lớn nhất của Phạm Minh Chính tại thủ đô Hoa Kỳ

 

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu đoàn quan chức cấp cao tới Washington trong tuần tới. Trước khi họ tham gia “Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt châu Á” ngày 12 và 13 tháng 5 của Tổng thống Joe Biden, hậu quả trực tiếp của việc Nga xâm lược Ukraine rất có thể sẽ chi phối các cuộc tham vấn song phương với những người đồng cấp Mỹ.

 

Cuộc chiến của Putin đã làm lung lay giả định cơ bản về vị thế quốc phòng của Việt Nam: Việc Nga sẽ tiếp tục là nhà cung cấp đáng tin cậy cho hệ thống vũ khí mà nước này cần để ngăn chặn sự xâm lược của Trung Quốc. Nó (cuộc chiến của Putin) đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho mối quan hệ đôi bên cùng có lợi, cho cả Nga và Việt Nam.

 

Đó là một ràng buộc có từ thời Liên Xô, viện trợ cho chế độ cộng sản Việt Nam khi họ chiến đấu để bảo đảm nền độc lập của Việt Nam và sau đó là thống nhất đất nước dưới sự thống trị của Hà Nội. Ở Việt Nam, Nga vẫn được tôn vinh là nước chủ trì viện trợ kinh tế hào phóng trong thập niên sau chiến tranh khi Việt Nam kết thúc, vật lộn trong việc xây dựng nền kinh tế chỉ huy kiểu Liên Xô. Vài thập niên sau, giờ đây đã thành công trong việc đổi tên nền kinh tế Việt Nam thành kinh tế “thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, nhưng cảnh giác với tham vọng của Trung Quốc, lãnh đạo đất nước đã chọn dựa vào Moscow để có các hệ thống vũ khí công nghệ cao tương đối rẻ tiền, bao gồm tàu chiến, máy bay chiến đấu – ném bom, tàu ngầm tấn công, và hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển.

 

“Giấc mộng Trung Hoa” của Tập Cận Bình là ác mộng đối với Việt Nam, một mối đe dọa mà Hà Nội đã tìm cách chống đỡ qua việc xây dựng khả năng răn đe, tỏ lòng tôn kính và nhấn mạnh lợi ích kinh tế chung. Đó vừa là một chiến lược xưa cũ, từng cho thấy có hiệu quả khi Trung Quốc hành động phô trương, vừa là một loạt chính sách cho phép Việt Nam hiện đại duy trì mối quan hệ mang tính xây dựng có chừng mực với nước láng giềng khổng lồ.

 

Tuy nhiên, giờ đây, Hà Nội không thể yên tâm về việc có trong tay một bộ hệ thống vũ khí được chế tạo ở Nga. Trong tương lai gần, Việt Nam khó có thể mua vũ khí của Moscow mà không kích động cái gọi là ‘lệnh trừng phạt thứ cấp’. Hà Nội có vẻ hiểu ra điều đó. Ông Chính đã đồng ý với ông Fumio Kishida, thủ tướng mới của Nhật hôm 30 tháng 4 rằng, ở bất kỳ khu vực nào, việc thay đổi hiện trạng bằng vũ lực là khó có thể chấp nhận được“.

 

Chính và các đồng sự phải nói năng cẩn thận ở Washington. Ở đó, sự chú ý vẫn được tập trung vào cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Nhiều người vốn đang chỉ đạo cuộc đối đầu [cuộc chiến] ủy nhiệm với Nga, lại thiếu sự hiểu biết tinh tế về lợi ích của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương. Trong việc ủng hộ Ukraine, Việt Nam (dù có những lý do chính đáng) đã lỗi nhịp so với các nước bạn bè còn lại của Mỹ, và điều đó không xứng hợp với nhóm coi châu Âu là trung tâm trong việc thiết lập chính sách đối ngoại của Mỹ.

 

Việc thủ tướng Việt Nam có mặt tại Washington có thể làm dấy lên bình luận tiêu cực. Những người đối thoại gay gắt có thể hỏi, tại sao Mỹ không trừng phạt vụ Hà Nội mua các hệ thống vũ khí của Nga và chỉ trích việc Hà Nội không tham gia bỏ phiếu lên án cuộc chiến của Putin ở Liên Hiệp quốc.

 

Ông Chính được cho là có triển vọng sẽ kế vị người bảo trợ của mình, ông Nguyễn Phú Trọng, khi nào người đứng đầu đảng Cộng sản, hiện 78 tuổi, quyết định nghỉ hưu hoặc không thể tiếp tục công việc vì một cơn đột quỵ nữa. Các cuộc gặp ở Washington là sự kiểm nghiệm đối ngoại lớn nhất của Chính cho đến nay; đồng liêu lẫn đối thủ của ông sẽ chăm chú theo dõi.

 

‘Cẩn thận trong phát biểu” không có nghĩa là không nói gì. Sẽ là khôn ngoan nếu Chính thể hiện sự đồng cảm thật sự với Ukraine và tỏ sự thất vọng với Nga, một người bạn đáng tin cậy lâu năm của chế độ Hà Nội, đã “đi chệch hướng”. Ông nên khẳng định một cách thẳng thắn và dứt khoát rằng, Việt Nam đã dựa vào các hệ thống vũ khí mua của Moscow để bảo vệ lợi ích của mình trước những phần tử hiếu chiến ở Bắc Kinh. Ông có thể nói, đó là vấn đề mà ông hy vọng Mỹ có thể giúp giải quyết.

 

Chính quyền Biden tự hào về “chủ nghĩa hiện thực thực dụng”, nhưng những người đối thoại Mỹ dường như bị ám ảnh bởi lập trường giả vờ không chọn phe lâu nay của Việt Nam. Với quan hệ hợp tác song phương ngày càng sâu rộng và ngày càng lớn mạnh, nhằm mục đích làm giảm bớt tham vọng của Bắc Kinh ở biển Đông, Mỹ đã thúc ép Hà Nội nâng cấp mối quan hệ được mô tả là song phương. Họ nói, quan hệ đó phải là ‘chiến lược’, chứ không chỉ là ‘toàn diện’.

 

Giả định rằng, Bộ Chính trị Việt Nam đã “xử lý” (suy nghĩ kỹ về) các tác động đối với Việt Nam từ cuộc chiến của Putin ở Ukraine, thì một tuyên bố chung rằng, Việt Nam và Hoa Kỳ từ nay trở thành ‘đối tác chiến lược’ sẽ có thể là một điều dễ dàng đối với Hà Nội.

 

Có nhiều khả năng là Tổng thống Biden và những người khác đối thoại với phái đoàn ông Chính sẽ thúc giục Việt Nam ngừng mua sắm vũ khí do Nga cung cấp và bảo dưỡng. Đáp lại, ông Chính có thể chỉ ra điều hiển nhiên: Nếu Washington muốn Hà Nội loại bỏ vũ khí của Nga, thì cũng nên giúp Việt Nam tìm cách khác để có đủ khả năng (như Ukraine), gia tăng khả năng phòng thủ lãnh thổ và chủ quyền.

 

Ấn Độ cũng phụ thuộc đáng kể vào các hệ thống vũ khí mua của Nga. Có lẽ Mỹ có thể thúc đẩy hợp tác ba bên để đáp ứng nhu cầu bảo trì và giúp cả Việt Nam lẫn Ấn Độ vượt qua các thách thức mua sắm quốc phòng trong tương lai.

 

Nếu Washington và Hà Nội đồng ý gọi quan hệ hai bên là chiến lược cũng như toàn diện, thì cả hai đều có trách nhiệm phải hành động phù hợp trên tất cả các lĩnh vực. Việt Nam vẫn là một trong số 11 nước bị Mỹ coi là ”nền kinh tế phi thị trường”. Nhãn hiệu đó đúng 25 năm trước nhưng bây giờ quả là vô lý; Việt Nam nên được loại khỏi danh sách.

 

Về phía Việt Nam, có một khiếu nại thương mại cần phải điều tra khẩn cấp, về các tấm pin năng lượng mặt trời được cho là sản xuất ở Trung Quốc và sau đó, sau gia công chút ít bề ngoài ở Việt Nam hoặc ở nước nào khác của Đông Nam Á, được xuất khẩu sang Mỹ. Nếu đúng – và có vẻ đúng phần nào – các nước đã cho phép sự thông đồng này, có nguy cơ bị trừng phạt nặng nề. Ở đây, ông Chính một lần nữa nên sẵn sàng với các dữ kiện. Nếu quả thật các nhà xuất khẩu của Việt Nam nằm trong số đang giúp cho sự gian lận các linh kiện tấm pin mặt trời do Trung Quốc sản xuất, thì Việt Nam nên nhanh chóng đóng cửa các nhà xuất khẩu này.

_______

 

Tác giả: David Brown là một nhà ngoại giao Hoa Kỳ đã nghỉ hưu, một cộng tác viên lâu năm của Asia Sentinel. Ông Brown có nhiều bài viết về các vấn đề chính sách công ở Việt Nam. Bản dịch này đã được ông Brown chỉnh sửa, dành cho độc giả người Việt, có thể có vài chi tiết khác với bản tiếng Anh.

 

----------------

 

2 COMMENTS  

 

Hoang Nguyen

Cá nhân tôi không tin là VN qua Mr Chính sẽ nâng cấp thành "đối tác chiến lược" vì
1- ngoại giao 4 không kiểu cây tre.( họ vẫn tin như đinh đóng cột là đúng)
2 - TQ sẽ tăng áp lực rất lớn và VN chưa đủ lực cũng như vây cánh bè bạn để đương đầu với những bất trắc trong lúc này.
3 - Thế lực trong quân đội "không chịu" thay đổi người bán vũ khí cho VN vì 25% lót tay đã thành THÓI .
4 - Luôn nghĩ rằng đối phó những vấn đề rối rắm với phương Tây sẽ dễ dàng hơn nhiều so với những vấn đề giận dữ của TQ (có thể sẽ mất vị trí độc tôn của đảng)

 

.

Bogo Abe

Viec DCSVN cho Chinh DI "HOI KIEN TT Biden" lan nay chi la VIEC SU DUNG 1 LA BAI trong hoan canh tinh hinh hien nay ma thoi.
Tuy theo "KET QUA HOI KIEN" Chop Bu Trọng va Bo Chinh Tri DCSVN seTINH TOAN NUOC CO SAU DO.
Nhung du the nao di nua, thi Nga va Tau SE VAN LA 2 DAN ANH co LIEN HE XAU XA LAU DOI cua HaNoi.





No comments: