Sự
nhẫn tâm của Nga đối với binh sĩ đang làm suy yếu sức mạnh chiến đấu của họ
Jack Watling - The Guardian
DCVOnline dịch thuật
POSTED
ON MARCH
6, 2022
Trong
các cuộc xung đột trước đây, Nga có thể che giấu số thương vong nhỏ, nhưng nay
không còn nữa
Một xe tăng Nga bị quân Ukraine phá hủy ở
vùng Lugansk/Luhansk ngày 26 tháng 2 năm 2022. Ảnh: Anatolii
Stepanov/AFP/Getty Images
Khi những
sĩ quan cao cấp của Anh đến thăm Moscow trong những ngày trước khi Nga xâm lược Ukraine, tổng tham mưu trưởng
Nga, Valery Gerasimov, đã khoe rằng ông chỉ huy đội quân hùng mạnh thứ hai trên
thế giới. Tuy nhiên, một tuần sau cuộc xung đột, quân đội Nga đã chứng tỏ rất tệ.
Khoảng cách giữa kỳ vọng của quân đội Nga và hiệu suất thực tế của nó cho thấy
họ đã học được gì và chưa học được gì trong 14 năm hiện đại hóa quân đội, và khả
năng tiếp tục cuộc chiến ở Ukraine như thế nào.
Sau những
phi vụ chiến đấu không đi đến đâu trong cuộc xâm lăng Gruzia
năm 2008, quân đội Nga đã bắt tay vào một chương trình tái vũ trang bền vững.
Tính trên căn bản sức mua tương đương (PPP), Nga đã đổ khoảng
159 tỷ USD mỗi năm và những binh chủng quân đội. Chi tiêu đó đã tạo ra
một quân đội với một đoàn xe tăng chiến đấu chủ lực, pháo binh, hệ thống phòng
không, hoả tiễn hành trình và đạn đạo tầm xa đã hiện đại hóa. Trong khi trong
chiến tranh lạnh, quân đội Liên Xô trông đợi vào vũ khí nguyên tử để giành chiến
thắng trong bất kỳ cuộc xung đột cường độ cao nào, thì quân đội Nga hiện đại lại
thiết tha chiến đấu với tốc độ và độ chính xác cao.
Song song
với việc tái vũ trang này là sự phát triển về tầm quan trọng khái niệm của hoạt
động quân sự không gây chết người. Bị ám ảnh vì “những cuộc cách mạng màu” quân
đội Nga đã chuẩn bị việc dùng những sĩ quan tình báo và lực lượng đặc biệt để
chia rẽ các xã hội đối địch từ bên trong. Lý thuyết cho rằng nếu lực lượng của
kẻ thù có thể tự phản bội, nếu thông tin có thể được kiểm soát và nếu lòng tin
vào giới lãnh đạo của một quốc gia có thể bị xói mòn, thì chiến thắng có thể đạt
được bằng cách sử dụng vũ lực tối thiểu.
Những hoạt
động quân sự của Nga kể từ năm 2008 đã phần nào phê chuẩn những kỳ vọng của
Nga. Ở
Crimea năm 2014, sự kết hợp giữa hoạt động tuyên truyền và tốc độ hành quân
đã khiến bán đảo này bị chiếm giữ gần như không có giao tranh. Ở khu vực Donbas
và ở Syria, quân đội Nga đã với cuộc xung đột be bờ chống lại những kẻ thù
không thể phản công hiệu quả. Ở Syria, điều này là do khả năng của phe đối lập
Syria còn hạn chế. Ở Donbas, đó là vì Ukraine đã bị ngăn cản về mặt chính trị
trước các cuộc phản công quyết định vì mối đe dọa chiseesn tranh sẽ leo thang.
Trong các phòng thí nghiệm chiến tranh này, Nga đã thực tập tích hợp chiến
tranh điện tử và pháo binh, bắt đầu liên kết các lực lượng đặc biệt và không
quân của họ, đồng thời chứng minh rằng họ có thể sản xuất và trang bị vũ khí
chính xác ở chiến trường .
Tuy nhiên,
điều quan trọng cần lưu ý là kinh nghiệm giới hạn của Nga ở Donbas và Syria. Thứ
nhất, hoạt động của Nga ở cả hai nước đều trong phạm vi nhỏ. Không quân Nga có
thể đã ném bom chính xác vào các bệnh viện, nhưng họ đã làm như vậy với các
chuyến bay từ hai đến bốn máy bay ban ngày chống lại một đối thủ có hệ thống
phòng không rất hạn chế. Lục quân của Nga hiếm khi hoạt động trong các đội hình
lớn hơn những nhóm đại đội vài trăm người. Đây cũng là những lực lượng đặc biệt
hoặc lính đánh thuê. Không phải lúc nào họ cũng dũng cảm, nhưng họ đã chuẩn bị
tâm lý sẵn sàng chiến đấu.
Lịch sử
lặp lạ: đoàn quân xa của Nga bất động trên đường hành quân đã vào tay dân quân
Ukraine (Chiến tranh Soviet-Finland mùa Đông 1939)
https://twitter.com/i/status/1500149980576862210
https://pbs.twimg.com/media/FNGbK80XwAA976h?format=jpg&name=medium
https://twitter.com/i/status/1500149980576862210
Đoàn quân xa của Nga bất động trên đường hành quân đã vào tay quân đội Finland
(Chiến tranh Soviet-Finland mùa Đông 1939)
Cuộc xâm
lăng vào Ukraine là một cuộc chiến rất khác. Nga đã dùng đến hơn 190.000
lính chống lại quân đội Ukraine với hơn 200.000
binh sĩ và nhiều dân quân tình nguyện khác. Để tránh cho những đơn vị
bị mắc kẹt trong vụ bế tắc giao thông lớn đòi hỏi một kế hoạch và sự phối hợp
rõ ràng. Để chống lại kẻ thù bằng lực lượng không quân và phòng không, phi công
Nga phải bay tầm thấp, vào ban đêm, và vẫn đồng bộ hóa các chuyến bay của nhiều
máy bay đến mục tiêu của họ mà không đâm vào nhau. Làm được những phi vụ đó một
cách đáng tin cậy đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và huấn luyện. Trong khi một số đơn
vị của Nga rất thành thạo, khả năng của các lực lượng mà nước này cử đến
Ukraine lại rất khác nhau.
Tuy nhiên,
nguyên nhân dẫn đến sự thất bại quân sự của Nga ở Ukraine là sự nhẫn tâm của
chính phủ nước này đối với cuộc sống con người, người Ukraine và người Nga.
Trong suốt cuộc chiến ở Donbas, gia đình của các binh sĩ Nga thiệt mạng trong
trận chiến được thông báo rằng người thân của họ đã chết trong những tai nạn huấn
luyện. Tại Syria, Nga đã dàn dựng việc nhắm mục tiêu vào các cơ sở hạ tầng dân
sự nhằm phá vỡ ý chí kháng chiến, đồng thời tiến hành một chiến dịch tuyên truyền
không ngừng chống lại các tổ chức y tế dân sự đang cố gắng cứu nạn nhân chiến
tranh.
Bản đồ Ukraine: Khu vực quân đội Nga đang xâm
lăng. New York Times
Đối với
người dân Ukraine, nhìn những gì Nga đã làm ở Syria và Donbas, ý chí phản kháng
của họ lại cao hơn. Putin đã coi cuộc chiến là sự sửa chữa sai lầm lịch sử dẫn
đến sự hiện hữu của Ukraine. Mạt khác, người dân Ukraine coi đây là cuộc đấu
tranh sinh tồn. Do đó, những nỗ lực của Nga nhằm chia rẽ xã hội Ukraine đã hoàn
toàn thất bại .
Cách chính
phủ Nga đối xử tàn nhẫn với những người lính của họ, mặc dù có thể che giấu được
ở phạm vi nhỏ, nhưng đã gây ra những hậu quả trong cuộc xâm lăng hiện nay.
Chính phủ đã không nói với quân đội Nga rằng họ sắp tham chiến, quân đội của họ
đã không chuẩn bị, về mặt hậu cần và tâm lý. Tinh thần xuống thấp, giới hạn sức
chiến đấu của quân đội Nga. Với quá ít thời gian để lập kế hoạch, công tác hậu
cần và thông tin liên lạc của Nga đang bị xáo trộn, khiến tốc độ tiến quân của
Nga bị chậm lại. Kết quả là người Ukraine có thời gian quan trọng để chuẩn bị
phòng thủ và tổ chức một cuộc kháng chiến kéo dài.
VIDEO :
Guardian News
Kharkiv
administrative buildings on fire after Russian missile strike
Tòa nhà
hành chính Kharkiv bốc cháy sau cuộc pháo kích bằn hoả tiễn của Nga. Nguồn
The Guardian News
https://www.youtube.com/watch?v=wJSvFlgPih0
Thật không
may, sự thất bại trong các cuộc tấn công ban đầu của Nga vào Ukraine có nghĩa
là nước này giờ đây đã trở lại với sự phụ thuộc truyền thống hơn vào trọng pháo
và khu vực địa hình những thành phố của Ukraine. Cuộc pháo kích này bừa bãi và
có hệ thống. Mục đích là để phá vỡ ý chí của những người lính và dân quân, tước
đoạt nước và lương thực của họ và giết họ bằng lửa. Điều này hiện đang diễn ra ở Kharkiv
và Mariupol, và người Nga đang cố gắng định vị để mở cuộc tấn công tương tự
vào Kyiv. Putin muốn hợp nhất lại một dân tộc láng giềng. Nhưng ông ta đang tạo
ra một sa mạc và gọi nó là hòa bình.
Tác giả | Jack Watling là
chuyên gia nghiên cứu về chiến tranh trên bộ tại Royal United Services
Institute (ROSI)
©
2022 DCVOnline
Nếu đăng lại,
xin ghi nguồn và đọc “Thể
lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: Russia’s callousness towards its own soldiers is
undermining its combat power | Jack Watling | The Guardian
|March 4, 2022.
No comments:
Post a Comment