Ông
Nguyễn Phú Trọng chuẩn bị rút lui khỏi chính trường?
Lê Văn Đoành
21/03/2022
https://baotiengdan.com/2022/03/21/ong-nguyen-phu-trong-chuan-bi-rut-lui-khoi-chinh-truong/
Còn chưa đầy
hai tháng nữa Hội nghị Trung ương 5, khoá 13 của đảng Cộng sản sẽ khai mạc, tuy
nhiên vấn đề thay đổi nhân sự chóp bu đã râm ran trong chính giới, lan ra tới
các quán cafe, trà đá vỉa hè Hà Nội. Chủ đề duy nhất, nóng hổi nhất là ông Nguyễn
Phú Trọng sẽ chấp nhận chuyển giao quyền lực, rút lui khỏi chính trường, và người
được chọn kế vị ông là ai?
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/03/0-45-540x420.jpg
TBT Nguyễn Phú Trọng và nỗi ưu tư. Ảnh trên mạng
Nguyễn Phú
Trọng sinh năm 1944, tính theo “tuổi mụ”, năm nay ông bước sang tuổi 79. Với
người Việt, từ xưa đã xếp tuổi này vào hàng “mắt mở, tai ngãng, chân run rẩy, đầu
óc lúc nhớ lúc quên”. Từ sau vụ đột quỵ hồi tháng 4/2019 trong chuyến kinh lý ở
Kiên Giang, ông Trọng tuy hồi phục nhưng vẫn nằm viện nhiều hơn ở nhà. Gần ba
năm nay, lãnh đạo tối cao của đảng cộng sản Việt Nam gần như quanh quẩn trong cấm
cung, không xuất hiện bên ngoài. Vì vậy, việc ông Trọng rời khỏi chính trường
lúc này là chuyện tất yếu.
Đốt lò và thất bại
Nguyễn Phú
Trọng khởi xướng công cuộc “đốt lò” bài trừ tham nhũng từ đầu năm 2017, sau khi
ông loại bỏ được Nguyễn Tấn Dũng và tiếp tục giữ vị trí Tổng bí thư của đảng ở
đại hội 12, bằng phương cách “nhân sự đặc biệt”. Suốt năm năm qua, ông Trọng cố
gắng ném vào “lò” những củi gộc, là tay chân của Nguyễn Tấn Dũng, gồm đủ cả Uỷ
viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Trung ương, các tướng lãnh, lãnh đạo tỉnh
thành…nhưng chừng ấy dường như, vẫn như muối bỏ biển.
Tham nhũng
đã ăn sâu từ thượng tầng của đảng, đến mọi ngóc ngách của xã hội, nơi có mặt của
đảng viên cộng sản đang có trong tay quyền lực và chức trách nhà nước. Những mối
quan hệ chằng chịt như mạng nhện tạo nên phe cánh, bè phái trong đảng, cũng như
tệ nạn chạy chức chạy quyền, cống nạp cho quan trên đã làm cho các “đầy tớ
trung thành của nhân dân” ra sức vơ vét từ ngân sách, đến nghĩ ra các chính
sách bóp cổ dân chúng để lấy tiền. Đảng viên bây giờ tham nhũng, hư hỏng và suy
đồi tập thể, có tổ chức, có văn bản hẳn hoi.
Cho nên mặc
dù ông Nguyễn Phú Trọng có kỷ luật hàng loạt, truy tố bỏ tù…vẫn không làm các
quan tham chùn chân. Hệ quả là, nhiều Ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ, Ban cán
sự đảng bộ ban ngành Trung ương, các hội đoàn… đã tham nhũng, chia chác tập thể
mà chẳng ai phải chịu trách nhiệm. Bí thư các tỉnh, thành cướp đất đã đành, các
tướng lĩnh quân đội, công an cũng cạp đất, buôn lậu và tiếp tay cho tội phạm,
thì không còn gì để nói nữa.
Tham
nhũng, hối lộ, mua bán “ghế” công khai trong giới quan chức đảng ngày càng tăng
theo cấp số nhân, từ tinh vi đến quá trắng trợn, đã gây nhức nhối xã hội, phẫn
nộ lên đến cực điểm trong dân chúng và ngay cả trong hàng ngũ đảng viên cộng sản.
Giờ đây, khi người ta lắc đầu ngao ngán, cho rằng chiêu trò “đốt lò” đã hết
phép và thất bại thấy rõ, thì ông Trọng chuyển sang hô hào chống tư tưởng suy
thoái trong đảng, nhằm răn đe hàng ngũ đảng viên cấp cao, tướng lĩnh hưu trí, cấm
họ không được dao động và nói trái ý đảng. Nói cho cùng, ông Trọng đang cố vớt
vát, vực dậy uy tín của đảng, nhằm duy trì toàn trị, ngăn chặn sự sụp đổ của đảng
cộng sản trong tương lai gần.
Nguyễn Phú Trọng rút lui?
Quay lại
câu chuyện nhân sự của đảng, việc chọn nhân sự cấp cao luôn là điều nan giải
trong nhiều kỳ đại hội. Còn nhớ, tại hội nghị Trung ương 4 khoá 8, khi “tam
nhân” Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt đồng loạt rút lui, việc đưa ông Lê Khả
Phiêu lên nắm vị trí Tổng Bí thư cũng đã nổ ra nhiều tranh cãi. Ông Nông Đức Mạnh
thay ông Lê Khả Phiêu tại đại hội 9 cũng bị cho là sự lựa chọn sai lầm.
Trước đại
hội 13, Nguyễn Phú Trọng giới thiệu nhân vật Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban
bí thư làm người kế vị, nhưng đã không nhận được sự đồng thuận trong đảng. Khi
lấy phiếu tín nhiệm trong Ban Chấp hành Trung ương, uy tín của ông Vượng bị xếp
sau cả Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Thị Kim Ngân, nên ông Vượng đành ngậm ngùi dừng
cuộc chơi và ông Trọng đành phải ngồi lại ghế Tổng Bí thư nhiệm kỳ thứ ba, bất
chấp điều lệ đảng quy định, Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá hai
nhiệm kỳ. Mặc dù vậy, ông Vượng vẫn được ông Trọng giữ lại làm cố vấn cho mình
trong việc bài trừ tham nhũng, tương tự nhiệm vụ của ông Trương Tấn Sang ở khoá
12.
Sau khi lá
bài Trần Quốc Vượng thất bại, Nguyễn Phú Trọng đành “bó đũa chọn cột cờ”, dư luận
lúc đó đã râm ran về cái tên một “anh đồ xứ Nghệ”
Tháng
1/2020, Nguyễn Phú Trọng tước bỏ quyền lực của Hoàng Trung Hải, loại Hải ra khỏi
vị trí Bí thư Thành uỷ Hà Nội, bằng án kỷ luật cảnh cáo về mặt đảng, đặt dấu chấm
hết cho sự nghiệp chính trị và tiễn Hoàng Trung Hải về vườn một năm sau đó.
Người được
ông Trọng trao gởi “niềm tin đặc biệt”, quy hoạch và giới thiệu thay thế ông Hải
là Vương Đình Huệ. Mặc dù uy tín Huệ xếp dưới ông Nguyễn Xuân Phúc và không cao
hơn Phạm Minh Chính. Tuy nhiên cho đến giờ phút này, Vương Đình Huệ lại hội đủ
các yêu cầu theo tiêu chuẩn Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được nêu
cụ thể tại Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 và là “người miền Bắc có lý luận”.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/03/1-14-696x455.jpg
Nguyễn Phú Trọng và Vương Đình Huệ. Ảnh chụp
tháng 4/2021. Nguồn: VNE
Tại sao Nguyễn
Phú Trọng quyết định rút lui vào lúc này? Bởi vì, nếu chậm hơn, có lẽ “anh đồ xứ
Nghệ” Vương Đình Huệ sẽ không còn cơ hội.
Sinh năm
1957, đến đại hội 14 vào năm 2026, Vương
Đình Huệ đã 69 tuổi, cái tuổi rất khó để Ban Chấp hành Trung ương dành cho
ngài Chủ tịch Quốc hội tấm vé “nhân sự đặc biệt” để đi tiếp. Ngược lại, nếu tại
Hội nghị Trung ương 5, Huệ được ngồi vào ghế Tổng Bí thư khoá 13, thì việc tái
cử vị trí Tổng bí thư nhiệm kỳ hai ở khoá 14 là hiển nhiên.
Vương Đình
Huệ leo lên ngôi vua, ghế Chủ tịch Quốc hội dự đoán sẽ vào tay Trương Thị Mai. Một uỷ viên Bộ Chính trị
khác có thể được điều động thay bà Mai nắm giữ Trưởng Ban tổ chức Trung ương.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/03/0-46-666x420.jpg
Vương Đình Huệ và sở thích đi trên thảm đỏ.
Nguồn ảnh: Báo Hà Tĩnh
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/03/1-15.jpg
Hay bám víu quyền lực đến phút cuối?
Vẫn có một
luồng thông tin đáng chú ý, cho rằng Nguyễn Phú Trọng sẽ ở lại đến hết nhiệm kỳ.
Bởi vì dù được ông Trọng ủng hộ, song chưa hẳn Vương Đình Huệ được đa số Uỷ
viên Bộ Chính trị tán đồng. Trong khi thời điểm này, người được cho là có uy
tín lấn át và được lòng đa số Uỷ viên Trung ương hơn, lại là đương kim Chủ tịch
nước Nguyễn Xuân Phúc. Nếu đưa ra lấy
phiếu giới thiệu tại Hội nghị Trung ương, ông Huệ thua ông Phúc là điều dễ thấy.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/03/0-47.jpg
Vương Đình Huệ và Nguyễn Xuân Phúc sẽ tranh
nhau ngôi vị đế vương. Nguồn: Báo Nghệ An
Còn nhớ,
khi ông Phúc đang là Uỷ viên Bộ chính trị khoá 11, giữ chức Phó Thủ tướng chính
phủ nhiệm kỳ 2011-2016, thì Vương Đình Huệ đã thất bại cay đắng, cùng với Nguyễn
Bá Thanh trong cuộc đua giành suất bổ sung vào Bộ Chính trị tại Hội nghị Trung
ương 7 hồi tháng 5-2013, mặc dù cả hai đều được Nguyễn Phú Trọng đích thân giới
thiệu. Bây giờ, nếu Vương Đình Huệ không nắm ngôi vị cao nhất ngay trong khoá
13, cơ hội dành cho ông ta chấm hết và cụ già 78 tuổi Nguyễn Phú Trọng đành phải
khư khư bám víu quyền lực tối thượng, tiếp tục hô hào câu thần chú “đốt lò” giữ
đảng, cho đến tuổi 82.
Với dân
chúng hiện nay, câu chuyện nhân sự của đảng giờ xem như mua vui lúc “trà dư tửu
hậu”. Bởi vì ngay trong hàng ngũ của đảng cũng thừa nhận một sự thật, ai lên ai
xuống cũng vậy thôi, tham nhũng, hư hỏng, “ăn không chưa bất cứ thứ gì của dân”
không chỉ dừng lại ở đảng viên, tướng lĩnh cao cấp, mà nó đã lan đến thượng tầng
chính trị quốc gia thì công cuộc “đốt lò” đã trở nên vô nghĩa.
No comments:
Post a Comment