“Đối
tác chiến lược toàn diện” của Việt Nam: Họ là ai?
Phân tích của Ái Châu
2022.03.23
Tổng thống Nga
Putin bắt tay Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc ở Moscow hôm 30/11/2021. AFP
Việt Nam cho đến nay chỉ chọn 3 nước làm “đối
tác chiến lược toàn diện" là Nga, Trung Quốc và Ấn Độ. Mỹ đã đề nghị 3 lần
nâng cấp quan hệ với Việt Nam lên “đối tác chiến lược" (thấp hơn “đối tác
chiến lược toàn diện" một bậc) nhưng Việt Nam chưa trả lời.
Hôm 21/3/2022,
Đại sứ Mỹ ở Việt Nam Marc Knapper đề nghị nâng tầm quan hệ Việt Mỹ lên “đối tác
chiến lược”. Mỹ ít nhất đã đề nghị nâng quan hệ lên thành “đối
tác chiến lược" với Việt Nam từ thời Ngoại trưởng Hillary Clinton. Gần
đây nhất, trong chuyến thăm tháng 8/ 2021, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã
nhắc lại đề xuất nâng cấp quan hệ thành “đối tác chiến lược". Cả
ba lần nêu trên, Mỹ đều là phía chủ động, nhưng Việt Nam vẫn im lặng.
Bài viết này đánh giá lựa chọn nói trên của Việt
Nam thông qua số liệu và tình hình thực tế.
“Đối tác chiến lược
toàn diện” Nga: yêu nhưng không hôn
Tổng kim ngạch giao thương của Việt Nam năm
2021 là gần 670 tỷ USD (Số
liệu Tổng cục Thống kê Việt Nam). Trong đó, năm 2021, Việt Nam
giao thương:
·
với Nga là là 5,5
tỷ USD,
·
với Ấn Độ là hơn 12,8
tỷ USD
·
với Trung Quốc là 165,8
tỷ USD (còn theo thống kê của Trung Quốc thì đã vượt 200 tỷ USD, có thể
do họ tính cả các giao thương phi chính thức), trong đó Việt Nam nhập khẩu hơn
100 tỷ USD, tức nhập siêu 53,9 tỷ USD.
·
với Mỹ là 111
tỷ USD (trong đó Việt Nam xuất
khẩu sang Hoa Kỳ 96,3 tỷ USD)
·
với EU là 41,3
tỷ USD,
·
với Nhật Bản là 42,7
tỷ USD.
Việt Nam cần nhìn vào số liệu để biết nồi cơm
của mình nằm ở đâu, và lựa chọn của mình hợp lý hay không.
Nga chỉ chiếm 0,8 % tổng kim ngạch giao thương của Việt Nam. Điều đó có nghĩa
là nếu nước Nga biến mất thì Việt Nam vẫn có thể dễ dàng bù đắp chỗ khác, mức độ
ảnh hưởng không lớn.
Ấn Độ chỉ chiếm hơn 1,8% tổng kim ngạch giao thương của Việt Nam. Điều đó có
nghĩa là tầm quan trọng của Ấn Độ đối với sự sinh tồn của Việt Nam không hơn
Nga là mấy.
Trung Quốc chiếm hơn 24% tổng kim ngạch giao
thương của Việt Nam. Một con số khá lớn.
Hoa Kỳ chiếm hơn 17% tổng kim ngạch giao
thương của Việt Nam, nhưng là nước mà Việt Nam xuất siêu nhiều nhất, 96,3 tỷ
USD (xem Tổng
cục Thống kê) tức là nơi Việt Nam kiếm được tiền nhiều nhất.
Như vậy, trong ba nước Việt Nam chọn là “đối
tác chiến lược toàn diện" thì có đến hai nước nếu “đột nhiên biến mất” thì
không ảnh hưởng lắm đến nồi cơm thực tế của mình.
Chỉ có Trung Quốc thực sự có ý nghĩa, chiếm
hơn 24% tổng kim ngạch giao thương của Việt Nam (nhưng lại là nơi Việt Nam chi
hơn trăm tỷ USD để nhập khẩu, trong khi chỉ bán được cho Trung Quốc một nửa số
đó).
Còn Hoa Kỳ? Đây là nơi Việt Nam kiếm tiền nhiều
nhất, nhận được viện trợ nhiều nhất ở tất cả các lĩnh vực, nhưng Hoa Kỳ nhiều
năm nay không được Việt Nam coi là “đối tác chiến lược", chứ chưa nói đến
cấp độ “đối tác chiến lược toàn diện" như với Nga và Ấn Độ.
Phần tiếp theo đi sâu vào trường hợp Nga ở hai
khía cạnh kinh tế và quân sự, như một sự lựa chọn điển hình của Việt Nam.
Chủ tịch Trung Quốc
Tập Cận Bình và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ở Bắc Kinh hôm 25/4/2019. AFP
Mối tình Việt Nga:
đôi uyên ương không cần đến nhau
Kinh tế Nga
Kể cả trước cuộc xâm lược đại bại của Nga vào
Ukraine, nước này đã không còn quan trọng với Việt Nam.
Năm 2021, Việt Nam xuất khẩu thu về gần 337
tỷ USD, trong đó, xuất sang Hoa Kỳ thu về 96,3 tỷ USD (chiếm gần 30% số tiền
Việt Nam xuất khẩu được), xuất khẩu sang Trung Quốc thu về gần 56
tỷ USD (chiếm hơn 16%), xuất sang EU thu về gần
46 tỷ USD (chiếm gần 14%), xuất sang Nhật thu về hơn 20
tỷ USD (gần 6%), xuất sang Hàn Quốc thu về gần
22 tỷ USD (hơn 6%).
Trong khi Việt Nam xuất khẩu sang “đối tác chiến
lược toàn diện” Nga thu về bao nhiêu? 3,2
tỷ USD, tức là chỉ chiếm 0,9%.
Giao thương giữa Nga và Trung Quốc là 140 tỷ
năm 2019. (Global
times), cũng chỉ nhỉnh hơn giao thương Việt Nam - Trung Quốc không nhiều.
Năm 2021, giao thương của Nga với Trung Quốc đạt 146 tỷ USD, còn thua xa giao
thương của Việt Nam với Trung Quốc (165,8 tỷ USD).
Nga cũng không còn quan trọng cho Trung Quốc
khi mà tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của nước này năm 2021
đã là hơn 5000
tỷ USD, trong đó Nga chỉ chiếm khoảng 2,5%.
Xem lại những năm trước đó, ví dụ 2019, kim ngạch
xuất nhập khẩu của Việt Nam với Nga chỉ 3,5
tỷ USD vào 2019, trong khi đó, kim ngạch ngoại thương Việt Nam với Mỹ
thì là 92
tỷ USD. Tức là năm 2019, Việt Nam giao thương với “đối tác chiến lược toàn
diện” Nga chỉ bằng khoảng 3.8% giao thương với Hoa Kỳ.
Về tổng thực lực của kinh tế Nga, tổng kim ngạch
giao thương của Nga năm 2021 là 785
tỷ USD, so sánh với năng lực của Việt Nam, 670 tỷ USD, rõ ràng không lớn
hơn quá nhiều. Trong đó Nga chủ yếu xuất khẩu những mặt hàng của một nước chậm
tiến, không có dấu hiệu của một quốc gia công nghiệp phát triển: dầu thô,
khoáng sản, hoá chất, nông sản, lâm sản, và một ít máy móc thiết bị.
Hình minh hoạ: Mỏ
Lan Tây ngoài khơi Vũng Tàu nơi có liên doanh giữa công ty Rosneft của Nga và
Việt Nam hoạt động. Ảnh chụp hôm 29/4/2018. Reuters
Vũ khí Nga
Khi quyết định xâm lược Ukraine, Putin đã
không ngờ Châu Âu chấp nhận đau thương, đóng cửa với Nga về tài chính và chuỗi
cung ứng.
Đây chính là điều Việt Nam nên sợ, vì nó có thể
vô hiệu hoá hệ thống vũ khí chủ lực của quân đội.
Những phương tiện chiến tranh như máy bay, xe tăng, tàu ngầm, tên lửa đều cần
được duy tu, bảo dưỡng, thay thế linh kiện thường xuyên. Nếu không được bảo dưỡng
thường xuyên, không có thiết bị thay thế thì không chiến đấu được.
Ngoài ra, các phương tiện chiến tranh nói trên đều cần có vũ khí đi kèm, quan
trọng nhất là tên lửa dành riêng cho mỗi loại máy bay, tàu ngầm.
Nga đào tạo đội ngũ chuyên viên kỹ thuật và sỹ
quan chiến đấu, nhưng không chuyển giao công nghệ sản xuất linh kiện, phụ tùng
và các loại vũ khí đi kèm. Việt Nam cũng không tự copy được chúng.
Mỗi chiếc máy bay, tàu ngầm, xe tăng có hàng
ngàn linh kiện, phụ tùng. Không có nước nào tự sản xuất được tất cả những linh
kiện đó mà phải có hợp tác quốc tế để làm được. Ngay cả để sản xuất một linh kiện
cụ thể cũng cần hợp tác. Đây là một đặc điểm của nền sản xuất lớn tư bản chủ
nghĩa mà chỉ các nhà lãnh đạo kỹ trị, và dựa trên tư vấn của chuyên gia, mới nắm
hết được. Các nhà lãnh đạo độc tài, độc đoán như Putin tưởng rằng chỉ cần chuẩn
bị dự trữ ngoại hối tương đương 640 tỷ USD là có thể vượt qua những “phiền phức"
nhất thời do Âu Mỹ tạo ra khi mình gây chiến.
Âu Mỹ Nhật không cấm Nga bán, cho nên về lý
thuyết thì Việt Nam vẫn mua được thiết bị, linh kiện cho máy bay chiến đấu do
Nga sản xuất, nhưng thực tế thì Việt Nam sẽ không mua được, vì Nga bị cấm mua mọi
thứ phục vụ cho quy trình sản xuất linh kiện, thiết bị, phụ tùng, nên Nga cũng
không sản xuất để bán được.
Nga phải xin mua linh kiện máy bay dân dụng từ
Trung Quốc. Trung Quốc đã
từ chối. Rõ ràng, Trung Quốc không muốn rơi vào tình cảnh ngành hàng không
bị đắp chiếu như Nga. Đây là một đòn đánh chí mạng, vì kinh tế - xã hội và cả
quốc phòng Nga không thể vận hành được nếu ngành hàng không bị vô hiệu
hoá.
Hình chụp hôm
3/1/2014: tàu ngầm Kilo 636 đầu tiên mang tên Hà Nội được Việt Nam đặt mua của
Nga về cảng Cam Ranh. AFP
Những đội quân đã mua vũ khí Liên Xô sẽ tiếp tục
quán tính mua vũ khí Nga. Bởi lẽ đổi từ hệ thống vũ khí Liên Xô - Nga sang hệ
vũ khí Mỹ hoàn toàn không đơn giản, vì phải chuyển đổi đồng bộ từ phương tiện
chiến tranh, vũ khí, thiết bị phụ tùng, và đặc biệt là đào tạo lại, đào tạo mới
sỹ quan, binh sỹ, không chỉ vì kỹ thuật sử dụng khác nhau mà còn vì chiến lược,
chiến thuật chiến tranh cũng phải được đổi khác, đúng hơn là nâng cấp, để thích
ứng với vũ khí mới.
Thực tế, Nga chỉ bán được vũ khí cho một số
khách hàng truyền thống từ thời Liên Xô cũ. Cho nên giả sử Việt Nam có làm Nga
mất lòng thì Nga vẫn sẽ bán linh kiện, vũ khí (nếu còn sản xuất được) vì Việt
Nam không mua thì không có thêm khách hàng mới.
Lựa chọn đúng của
Việt Nam với Nga
Những số liệu và thực tế nói trên cho thấy:
·
Nga không còn quan trọng
gì với Việt Nam, cả về quan hệ kinh tế lẫn quân sự.
·
Bỏ phiếu trắng trước cuộc
xâm lược phi nghĩa Nga đối với Ukraine ở Liên Hiệp quốc không phải là
bảo vệ lợi ích quốc gia của Việt Nam.
Những gì Việt Nam cần:
·
Cần sống với thực tại,
không sống với cảm xúc thời chiến đã kết thúc hơn 30 năm trước, khi còn biết ơn
Liên Xô vì được viện
trợ bo bo (thức ăn gia súc) để sống.
·
Cần sống với tinh thần mới,
nhìn vào số liệu để biết nồi cơm của mình ở đâu mà đầu tư đúng chỗ.
Hunsen: Chàng tuổi
trẻ
Hôm
21/3, khi Đại sứ Mỹ ở Hà Nội kêu gọi nâng tầm quan hệ Việt Mỹ lên “đối tác
chiến lược”, Thủ tướng Nhật đến Nam Vang, cùng Thủ tướng Hun Sen của Campuchia
ra thông cáo chung, phản đối Putin xâm lược Ukraine.
Thủ tướng Hun Sen lãnh đạo một nước dân số chỉ
bằng vùng Đông Nam Bộ của Việt Nam, phụ thuộc vào Trung Quốc, nhưng Nga thì
không liên quan đến mối quan hệ này của họ. Campuchia ký vào nghị quyết của Đại
hội đồng Liên Hiệp quốc lên án và yêu cầu Putin rút quân khỏi Ukraine, trong
khi Việt Nam bỏ phiếu trắng.
Việt Nam chỉ còn một tuần cuối trong tháng 3
này để ra quyết sách cho rõ ràng.
Mùa xuân ở Ukraine đã đến, tuyết đã bắt đầu
tan, cả Ukraine là một cánh đồng vô tận, biến thành một bãi sình lầy khổng lồ.
Putin không thể đánh lớn được nữa.
Ngay cả trong mùa đông, hơn ba tuần trước,
Putin đã đại bại trước kế sách “dĩ dật đãi lao”, “thế trận xuất kỳ, lấy yếu chống
mạnh, dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều” của đội quân “tướng sĩ một lòng phụ
tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào” Zelenskyy.
Mùa xuân sang, tuyết tan, Putin sẽ phải đổi
chiến lược, bằng lòng với việc cướp mấy thành phố ở biên giới, dồn quân đánh
thành phố Mariupol, thành lập "nước cộng hòa tự trị" ở đó, thông lãnh
thổ Nga với bán đảo Crimea. (Một lần nữa, bán đảo này bị khóa trong Biển Đen, một
vùng biển kín).
Zelenskyy sẽ không thể bất chấp xương máu của
bao chiến sỹ đã đổ xuống mà chấp nhận cắt đất. Ông đã nói mọi quyết định về
lãnh thổ sẽ phải quyết định qua trưng cầu dân ý. Ai cũng rõ dân Ukraine sẽ quyết
định như thế nào sau khi chiến đấu ngoan cường và đau thương như thế. Hai bên sẽ
tiếp tục đánh nhau lai rai ở biên giới cho đến khi Nga rút quân. Ukraine sẽ được
phương Tây tái thiết vùng trung tâm là Kyiv.
Còn Nga, trước chiến tranh GDP đã không bằng một
tỉnh của Trung Quốc (Quảng Đông, Giang Tô), một bang của Mỹ (New York, Texas,
California), không bằng Vùng Tokyo của Nhật Bản.
Nếu Putin tiếp tục cầm quyền thêm 10 năm nữa,
từ nay Nga sẽ suy thoái thành một nước còn bé hơn Indonesia, GDP chỉ còn dưới
ngàn tỷ, thậm chí GDP của nó có thể suy thoái thành một Singapore chỉ hơn năm
triệu dân.
Hun Sen, người trở thành Tư lệnh Trung đoàn
Vùng Đông của Khmer Đỏ khi mới 25 tuổi, luôn hiểu nước mình cần gì.
-----------------------------------------------------------------
* Bài viết không thể
hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.
Tin, bài liên quan
Tác động của cuộc xâm lăng của Nga vào Ukraine tới an ninh của Việt Nam
No comments:
Post a Comment