https://www.facebook.com/huyenaimy.le.9/posts/354427939892980
1.
Năm 1230, khi nhà nước
Nga -vốn hình thành từ khu vực xung quanh Kiev (Ukraine) bị quân Mông Cổ xâm lược
và tàn phá dữ dội, Tổng Giám mục Carpini khi đi ngang qua Kiev đã viết lại rằng:
“Chúng tôi nhìn vô số đầu lâu và xương người trên những cánh đồng; thành phố
này từng rất lớn và đông đúc, bây giờ nó chẳng còn gì, chỉ còn chừng 200 nóc
nhà và những người còn lại bị giam cầm trong chế độ nô lệ khắc nghiệt nhất”.
Lẽ nào,
792 năm sau, lịch sử lặp lại nhưng không phải do vó ngựa Mông Cổ mà với những
gì đã và đang phơi bày lại cho thấy đích thị là “kẻ săn mồi” kế tục.
Trong “Nguồn
gốc trật tự chính trị”, tác giả Francis Fukuyama nhận định “Trái ngược với các
quân vương Ki-tô giáo của châu Âu, những nhà cai trị Mông Cổ coi mình là kẻ săn
mồi thuần túy, với mục đích chính là bóc lột nguồn lực từ người dân mà họ thống
trị… Họ trừng phạt sự kháng cự một cách tàn nhẫn. Người Mông Cổ do đó đã đào tạo
nhiều thế hệ các nhà lãnh đạo Nga sau này theo đúng chiến thuật săn mồi của
mình”.
Hơn thế, đến
thời kỳ Sa hoàng -Ivan Bạo chúa còn nâng lên một bước trong Kormlenie - một
công cụ “nuôi dưỡng” sự kiểm soát và săn mồi tàn bạo nhất của lịch sử nước Nga.
2.
Lịch sử nước Nga ghi lại:
Sau cái chết của người vợ trẻ yêu dấu Anastasia, Ivan IV, tức Ivan Grozny, Ivan
Bạo chúa nghi ngờ tất cả đám cận thần hoàng gia, ông ta rời bỏ Moscow đột ngột
và chỉ trở về khi thần dân khẩn cầu và chấp thuận theo yêu cầu của ông ta là phải
trao quyền lực tuyệt đối cho quân vương - được gọi là oprichnina - để xử lý kẻ
ác và quân phản bội. Từ đó, Ivan IV ra tay sát hại giới quý tộc không thương tiếc.
Bắt giữ, tra tấn, xử tử họ cùng toàn bộ gia đình, Ivan lập đội cảnh sát đặc biệt
-gọi là oprichmiki -mặc đồ đen, cưỡi ngựa đen, hoạt động ngoài vòng pháp luật.
Kết cuộc, chỉ còn 9 gia đình hoàng tộc cũ (Nga) sống sót, tất nhiên lãnh địa của
họ bị tịch thu toàn bộ.
Trong bộ
phim Ivan Hung đế, đạo diễn Soviet lẫy lừng Seigei Eisentein đã đưa ra liên hệ
“oprichnina là một tiền lệ cho những vụ thanh trừng của Joseph Stalin trong Đảng
Cộng sản Liên Xô từ giữa đến cuối những năm 1930, khi Tổng bí thư Đảng nghi ngờ
có các âm mưu xung quanh mình và giết chết tất cả những đồng chí Bolshvik cũ từng
làm việc với ông ta trong cuộc cách mạng”.
Chính
Stalin cũng không phản đối cách liên hệ này.
Lẽ nào, trừ
đi 700 năm từ thời Ivan Bạo chúa, tiếp đến là Stalin, trừ thêm 92 năm, lịch sử
lại “mắc kẹt” bởi một “nạn nhân” của lòng hoài nghi, đơn độc, bạo tàn.
Giá như là
“truyền nhân” của một phần Peter Đại đế (1672-1725) thì lịch sử và những gì
đang xảy ra đã và sẽ khác.
…
Lịch sử
không có chỗ cho “giá như”, nó vừa thực dụng khi được viết dưới ngòi bút của kẻ
chiến thắng vừa “bảo thủ” khi viết tiếp cái truyền thống giới tinh hoa, quý tộc
lẫn nhà thờ (Giáo hội Chính thống giáo Nga) đều “tự nguyện” chấp nhận sự bảo trợ,
phụ thuộc vào chủ nghĩa vương quyền tuyệt đối, rồi nhà nước tập quyền. Điều này
lý giải “tại sao chính phủ Nga (ngày nay), hơn bất kỳ nơi nào khác, là một
chính phủ của con người chứ không phải của luật pháp”. ( Huntington, The Third
Wave).
Ảnh:
https://www.facebook.com/photo/?fbid=354424936559947&set=pcb.354427939892980
Một
hình ảnh trong bảo tàng chiến tranh của Nga, hình như nó chẳng nhắc nhở gì nhiều
cho hậu thế.
https://www.facebook.com/photo/?fbid=354424943226613&set=pcb.354427939892980
Năm
2018 tui đến Nga, ngồi chờ trước điểm tham quan hạm đội Baltic và ghé qua nhà hàng
Chùa Một Cột.
.
No comments:
Post a Comment